Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đột quỵ: Nỗi ám ảnh mùa hè

Thứ sáu, 08:26 11/06/2010 | Y tế

GiadinhNet - Theo GS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam từng có một thống kê trong nhiều năm cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân tử vong trong tháng 6 - 7 và tháng 1-2 cao so với các thời điểm khác trong năm.

Đột qụy còn gọi là Tai biến mạch máu não (Stroke). Tình trạng liệt hoàn toàn hoặc một phần cơ thể, do gián đoạn cung cấp máu tới động mạch não, do tắc hoặc vỡ động mạch đó. Đột qụy thường xuất hiện nhanh chóng, thường để lại di chứng liệt, có khi gây tử vong nếu tổn thương nặng ảnh hưởng tới các trung khu sinh tồn của não.

Theo GS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam từng có một thống kê trong nhiều năm cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân tử vong trong tháng 6 - 7 và tháng 1-2 cao so với các thời điểm khác trong năm. Đột qụy cũng chiếm tỷ lệ cao trong những thời gian đó. Thời tiết quá nóng hay quá lạnh đều nguy hiểm đối với chứng đột qụy.

Nắng nóng gây rối loạn não

Theo GS. Phạm Gia Khải, nguyên nhân phổ biến nhất của đột quỵ là cơn tăng huyết áp, vữa xơ động mạch não và mảng vữa xơ bị nứt, gây xuất hiện cục máu đông,  gây tắc động mạch não...
 

Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ ở Bệnh viện Lão khoa (Ảnh: PV).

Nắng nóng quá mức có thể gây rối loạn các trung khu sinh tồn trong não. Điều hòa thân nhiệt, hô hấp, nhịp tim, tri giác, điều hòa điện giải máu (mất nước, mất muối...). Đột quỵ có thể là một biến chứng từ các rối loạn trên, nhưng thường không phải là biểu hiện đầu tiên của nắng nóng quá mức.

BS Nguyễn Văn Long, Khoa khám bệnh (BV Lão khoa Việt Nam) cho rằng: Ở thời điểm mùa hè nắng nóng quá mức với thay đổi nhiệt độ đột ngột rất dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Đột quỵ còn có thể xảy ra với người huyết áp thấp và huyết áp cao nhưng xơ vữa mạch sẽ gây máu đông dẫn tới tắc mạch máu não và nguy cơ tử vong cao.

Phòng ngừa

Những trường hợp nào
dễ dẫn tới đột qụy

Ở lứa tuổi trẻ nhỏ, liệt các chi, liệt nửa người có sốt cao, co giật, thường do nguyên nhân nhiễm vi khuẩn hoặc virus ở thần kinh.

Ở thanh niên, nên chú ý nhiều tới bệnh van tim hoặc biến chứng nhiễm khuẩn gây sùi van tim.

Ở người trung niên và người cao tuổi, nguyên nhân hay gây đột qụy thường là do tăng huyết áp.
GS. Khải cho biết, để tránh đột quỵ, khi trời nắng nóng mọi người nên mặc quần áo rộng, sáng mầu, chất liệu vải không giữ nhiệt lâu, tránh tiếp xúc quá lâu với tia nắng (mũ rộng vành, áo dài tay, rộng) và cần có đủ nước uống (nước khoáng, nước trà nóng...). Bảo vệ mắt bằng kính thẫm mầu... Thời gian lao động không nên quá dài, nên có nhiều kíp thay phiên nhau làm việc, nhất là ở những nơi có nắng gắt kéo dài.

Trong trường hợp bệnh nhân say nắng do nắng nóng, nhất thiết phải đưa người bệnh vào nơi thoáng mát, dùng khăn ướt lau cơ thể, truyền dịch có muối khoáng, ngoài những biện pháp cấp cứu khác.

Theo BS Long: Người huyết áp cao phải ổn định huyết áp để phòng đột quỵ. Không thay đổi nhiệt độ đột ngột, không để điều hòa nhiệt độ thấp dưới 25 độ C, đặc biệt cần uống đủ nước. Đối với người cao tuổi uống khoảng 1,5 đến 2 lít mỗi ngày, người ra mồ hôi nhiều có thể uống nhiều hơn.

Ngoài ra luyện tập thể thao vận động nhẹ nhàng, đều đặn vừa sức cũng là cách tốt để tránh đột quỵ trong mùa hè. Người tăng huyết áp cần có chế độ ăn nhạt, cần ăn giảm mỡ, ăn nhiều thức ăn như đậu đen, đậu xanh, rau má, bí đau, mướp đắng rất tốt cho mùa nắng nóng và tránh đột quỵ.

Hoài Nam
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 13 giờ trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 14 giờ trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Y tế - 19 giờ trước

12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà

Y tế - 22 giờ trước

Trong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Y tế - 1 ngày trước

May mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 2 ngày trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 3 ngày trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Top