Hà Nội
23°C / 22-25°C

Du học online bất đắc dĩ

Thứ sáu, 13:07 22/05/2020 | Xã hội

20h, Thảo, nữ sinh 19 tuổi, ngồi trên sàn nhà nghe giảng viên Canada, cách xa 11.565 km lên lớp - điều 3 tháng trước em không thể hình dung.


Buổi học online kéo dài đến 24h đêm. Mắt díp lại, nhưng Thảo cố cưỡng cơn buồn ngủ. Bên kia bán cầu thầy giáo vẫn đang thao thao giảng bài. "Vì chưa quen ai, mỗi bạn lại ở một quốc gia, phát âm khác nhau, nhiều khi làm việc nhóm em không nghe được các bạn nói gì", Thảo nói.

Tiết học tiếng Anh đáng ra Thảo sẽ cùng các  bạn tham quan trường và thành phố, nhưng giờ, em chỉ được "dã ngoại" qua video và làm bài tập nhóm.

Sau 4 tiếng học online liên tục, 24h đêm, Thảo không gấp máy, nằm luôn dưới sàn nhà. 6h sáng hôm sau, buổi học tiếp tục. "Nhà trường không đảm bảo việc học online sẽ kéo dài đến bao giờ", Thảo nói. Góc phòng em, 2 chiếc valy to vẫn xếp chồng, xộc xệch.

Ước mơ du học của Thảo hình thành từ năm lớp 9. Nữ sinh đỗ lớp tiếng Anh một trường chuyên với quyết tâm giành học bổng du học. 3 năm ôn luyện, tốt nghiệp loại giỏi nhưng Thảo không đủ điều kiện giành học bổng.

Sau nhiều tháng tìm hiểu, mẹ quyết định chọn Đại học Quốc tế Manitoba - Canada cho Thảo, bởi "mức học phí vừa phải", hơn 20.000 USD một năm và khả năng xin việc làm, định cư "dễ hơn nhiều nước".

6 tháng trước, mẹ em đã tìm chỗ ở, mua vé máy bay và nộp toàn bộ học phí năm nhất. Theo kế hoạch, cuối tháng 4 Thảo bay.

Covid-19 bất ngờ bùng phát. Đại học Quốc tế Manitoba thông báo, sinh viên học online hết kỳ 1. "Nhận thông báo học online vào cuối tháng 3, em thấy hụt hẫng và thất vọng", Thảo nói.

Với em, du học không chỉ là học kiến thức tại trường mà là "được rèn cách sống tự lập, khám phá và trải nghiệm văn hóa của người bản xứ". Giờ, học online tại nhà nên "thư viện, phòng nghiên cứu và cơ sở vật chất của trường vẫn chỉ là những thứ em hình dung qua lời tư vấn của trung tâm du học".

Nhiều du học sinh đề nghị nhà trường trả một phần học phí, nhưng không được chấp nhận.

Du học online bất đắc dĩ - Ảnh 1.

Lê Hoàng Hào. Ảnh: Nhân vật cung cấp



Cũng được thông báo học online hết kỳ 1, tức từ tháng 9 đến hết tháng 12, Lê Hoàng Hào, 18 tuổi, sống tại Bà Rịa - Vũng Tàu, tính chuyện bỏ học bổng 10.000 CAD (khoảng 170 triệu đồng) của Đại học British Columbia, Canada và hơn 40 triệu đồng các khoản đặt cọc đã nộp, không du học năm nay nữa.

Hào chia sẻ không muốn học online vì hình thức học này không xứng đáng với số tiền học phí sẽ bỏ ra. Hơn nữa, Hào lựa chọn ngành Kinh doanh của Đại học British Columbia, ngành đòi hỏi sự tương tác, giao tiếp để tạo dựng các mối quan hệ, việc học online không đáp ứng được yêu cầu này.

Nếu chấp nhận học online kỳ 1 chỉ để giữ chỗ, Hào cho rằng đó là quyết định không sáng suốt bởi không ai biết tình hình dịch bệnh sẽ như nào, liệu em có tiếp tục phải học online các kỳ tiếp theo hay không. Nam sinh cũng không thể bảo lưu học bổng và kết quả trúng tuyển vì trường không đồng ý.

Sau khi đắn đo, Hào nghiêng về lựa chọn học năm nhất đại học tại Việt Nam, bỏ học bổng và các chi phí đã nộp. Năm sau, em sẽ tiếp tục nộp hồ sơ vào Đại học Brisish Columbia, nhưng "việc được nhận hay không thì chưa thể nói trước". "Em phải công nhận đây là lần đánh đổi khó khăn nhất của mình từ trước đến giờ. Con đường du học năm nay gian nan với chúng em quá", Hào nói.

May mắn hơn Minh và Hào, Phan Thị Thùy An, 24 tuổi, quê Lâm Đồng, chuẩn bị học khóa đào tạo sau đại học tại Đại học Bách khoa Kwantlen, Canada, vẫn còn được lựa chọn. Dự định nhập học kỳ 1 vào tháng 9 nhưng thông báo học online hết kỳ 1 của trường khiến An phân vân, hoặc sang Canada vào tháng 8 như kế hoạch, hoặc hoãn nhập học đến tháng 1 năm sau.

Nếu ở lại Việt Nam và học online, An có thể tiết kiệm đáng kể chi phí ăn, ở hơn bốn tháng tại Canada. Tuy nhiên, học online không thể mang lại chất lượng như học trực tiếp, An lo lắng chưa thể bắt nhịp dẫn đến việc trượt môn và phải học lại. "Khi lựa chọn du học, mình muốn được khám phá và trải nghiệm cơ sở vật chất hiện đại của trường, văn hóa, các địa điểm du lịch nổi tiếng của Canada nên nếu đóng tiền và chỉ học online thì rất phí", An nói.

Du học online bất đắc dĩ - Ảnh 2.

Phan Thị Thùy An trong buổi chụp ảnh kỷ yếu tốt nghiệp đại học. Ảnh: Nhân vật cung cấp



Nếu không sang Canada từ tháng 8, An sẽ không đủ hai năm sống tại đây để lấy giấy phép lao động (work permit) theo yêu cầu của visa SDS. Điều này đồng nghĩa An không thể ở lại Canada làm việc ba năm sau khi tốt nghiệp. Việc nhập học tháng 1 cũng có thể khiến An mất toàn bộ 2.500 CAD (khoảng 42 triệu đồng) tiền đặt cọc nhập học tháng 9.

"Em đang tham khảo ý kiến bạn bè, những người quen biết sống tại Canada và đơn vị tư vấn du học để đưa ra quyết định trước 3/6. Lựa chọn nào đều có cái được, cái mất, khiến hành trình du học năm nay thật trắc trở", An chia sẻ.

Sinh viên khóa mới hầu hết nhập học đại học vào cuối tháng 8, đầu tháng 9. Riêng Canada, nơi đang có khoảng 21.000 du học sinh Việt Nam, sinh viên có thể nhập học vào tháng 1, 5 hoặc 9.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Dự báo thời tiết 5/7/2025, mưa rào và giông rải rác còn tiếp diễn ở nhiều khu vực trên cả nước.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

5 con giáp bứt tốc mạnh mẽ từ tháng 7, cuối năm trả hết nợ nần, đón Tết dư dả

5 con giáp bứt tốc mạnh mẽ từ tháng 7, cuối năm trả hết nợ nần, đón Tết dư dả

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Trong 12 con giáp, có 3 con giáp được dự đoán sẽ tỏa sáng rực rỡ từ tháng 7, hứa hẹn những đột phá sự nghiệp và bứt phá tài chính.

CSGT mở đường, cứu tài xế xe tải đột quỵ trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

CSGT mở đường, cứu tài xế xe tải đột quỵ trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Sáng 5/7, phát hiện tài xế xe tải bị đột quỵ, bất tỉnh trong cabin trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, lực lượng cảnh sát giao thông đã mở đường đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.

4 điểm mới về làm sổ đỏ từ ngày 1/7/2025, người dân cần nắm rõ

4 điểm mới về làm sổ đỏ từ ngày 1/7/2025, người dân cần nắm rõ

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 1/7/2025, nhiều quy định mới liên quan đến việc cấp sổ đỏ chính thức có hiệu lực. Dưới đây là các thông tin cụ thể người dân có thể tham khảo.

Hành động bất thường của tài xế ô tô khi gặp tổ CSGT

Hành động bất thường của tài xế ô tô khi gặp tổ CSGT

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Trước hiệu lệnh dừng xe của Tổ công tác của Trạm CSGT Quang Trung, tài xế Kiên không chấp hành mà tiếp tục cho phương tiện di chuyển, liên tục đánh lái sang hai bên nhằm không cho cơ quan chức năng vượt, thậm chí còn làm đổ xe của Tổ công tác.

Thiếu nữ 14 tuổi ‘bẻ lái’ cực gắt khiến kẻ giả danh CSGT mất hút

Thiếu nữ 14 tuổi ‘bẻ lái’ cực gắt khiến kẻ giả danh CSGT mất hút

Đời sống - 8 giờ trước

Cú 'bẻ lái' khiến kẻ tự xưng CSGT để lừa đảo 'đứng hình' chính là câu nói cực gắt của thiếu nữ: 'Người chỉ huy sau lưng chú đang cầm roi điện đấy'.

Đăng ký xe, cấp biển số xe được thực hiện như thế nào sau ngày 1/7/2025?

Đăng ký xe, cấp biển số xe được thực hiện như thế nào sau ngày 1/7/2025?

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư số 51/2025/TT-BCA, từ ngày 1/7/2025, quy trình đăng ký xe và cấp biển số xe có nhiều điểm mới đáng chú ý. Người dân cần thực hiện các thủ tục, quy trình thế nào để đăng ký xe, cấp biển số xe diễn ra thuận lợi?

Nữ sinh đa tài với hành trình chinh phục đỉnh cao tranh biện và nghệ thuật

Nữ sinh đa tài với hành trình chinh phục đỉnh cao tranh biện và nghệ thuật

Giáo dục - 8 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, MC nhí Đỗ Quyên đã vinh dự giành được thành tích ấn tượng tại giải tranh biện Vietnamese Scholars Debating Championship 2025. Đây là một trong những giải đấu uy tín hàng đầu dành cho học sinh yêu thích tranh biện học thuật bằng tiếng Anh trên cả nước.

Tin sáng 5/7: Dùng máy bay không người lái cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa dòng lũ; cảnh giác chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính

Tin sáng 5/7: Dùng máy bay không người lái cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa dòng lũ; cảnh giác chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông ở Gia Lai xác nhận dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước lũ; lợi dụng chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính, nhiều đối tượng xấu đã dựng lên nhiều kịch bản lừa đảo.

Top