Đừng bao giờ kết hợp THỨ này cùng mật ong và sữa vì có thể sinh độc, thậm chí sản sinh ra chất gây ung thư mạnh
Khi kết hợp hai hoặc nhiều thực phẩm có mùi vị, năng lượng và tác dụng sau tiêu hóa khác nhau sẽ khiến cơ thể bị quá tải, ức chế hệ thống enzym và dẫn đến sản sinh độc tố.
Thức ăn sẽ là "bạn" hay là "kẻ thù" - điều đó tùy thuộc vào việc bạn tiêu thụ đồ ăn như thế nào. Bao gồm những gì bạn ăn, thời điểm bạn ăn và cách bạn ăn nó như thế nào. Giới chuyên gia dinh dưỡng vẫn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của cách ăn, cũng như lợi ích của việc kết hợp thực phẩm.
Ví dụ, trà xanh chanh là một sự kết hợp thực phẩm tuyệt vời, làm tăng lợi ích của nó. Nếu thêm nước cam quýt vào trà xanh làm tăng khả năng hấp thụ chất chống oxy hóa của cơ thể lên hơn 5 lần.
Theo Ayurveda (hệ thống y tế truyền thống của Ấn Độ, có nguồn gốc > 4000 năm trước): Có một số kết hợp thực phẩm không tương thích, được gọi là virudh aahar, tạm dịch là thực phẩm sai.
Ayurveda giải thích sự kết hợp thực phẩm sai: Mỗi thức ăn đều có mùi vị riêng (rasa), năng lượng làm nóng hoặc làm mát (virya), và tác dụng sau tiêu hóa (vipaka). Khi kết hợp hai hoặc nhiều thực phẩm có mùi vị, năng lượng và tác dụng sau tiêu hóa khác nhau sẽ khiến cơ thể bị quá tải, ức chế hệ thống enzym và dẫn đến sản sinh độc tố. Gây khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn huyết, ung thư và thậm chí là gây tử vong trong một số trường hợp hiếm gặp.
Còn những thực phẩm giống nhau về hương vị, kết cấu, độ lạnh-ấm nếu được kết hợp với nhau có thể được tiêu hóa nhanh hơn và thậm chí giúp đốt cháy một số chất béo trong quá trình này.
Có 2 loại thực phẩm phổ biến nhất trong cuộc sống hay bị kết hợp sai là: Mật ong và sữa. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ càng về những thực phẩm đại kỵ, không được kết hợp cùng mật ong và sữa.
Thực phẩm không được kết hợp cùng mật ong
1. Mật ong và bơ ghee
Theo Ayurveda, trộn mật ong với bơ ghee (một loại bơ đã được làm sạch có nguồn gốc từ Ấn Độ) là một sai lầm nghiêm trọng. Mật ong có tính chất nóng, trong khi bơ ghee có tính chất lạnh. Chúng ta không bao giờ nên kết hợp các đặc tính trái ngược nhau với số lượng bằng nhau. Đặc biệt, nếu mật ong được đun nóng và trộn với bơ ghee, nó sẽ tạo ra HMF (một hợp chất hữu cơ được hình thành từ đường trong môi trường axit, sau quá trình xử lý nhiệt) có thể gây ra tác dụng phụ.
2. Mật ong và củ cải
Theo các tài liệu của Ayurvedic, kết hợp củ cải với mật ong có thể dẫn đến việc hình thành các hợp chất độc hại, có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
3. Mật ong và nước sôi
Theo Ayurveda, sau khi đun nóng mật ong hoặc kết hợp mật ong với nước sôi thì mật ong sẽ chảy, dính chặt tương đương với keo. Các phân tử trong mật ong có thể sẽ bám chặt vào màng nhầy trong đường tiêu hóa, tiếp tục tạo ra độc tố, được gọi là Ama (thức ăn không tiêu), trở thành nguyên nhân gốc rễ của việc tăng cân, các bệnh về đường hô hấp, các vấn đề tiêu hóa và mất cân bằng đường huyết.
Các nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng nước nóng trên 60 độ C pha mật ong sẽ làm tăng đáng kể hydroxymethyl furfuraldehyde (HMF) - đây là một chất gây ung thư trong tự nhiên.
4. Mật ong với đậu phụ
Việc kết hợp đậu phụ cùng mật ong sẽ gây ra những tác động tiêu cực với sức khỏe. Nguyên nhân là các khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa, không tốt cho cơ thể.

5. Mật ong với hành
Các axit hữu cơ có trong mật ong gặp phải axit amin trong hành sẽ gây ra phản ứng sinh hóa, gây hại cho cơ thể. Nặng nề hơn có thể sản sinh ra chất độc, gây kích thích ruột khiến người dùng bị tiêu chảy.
Thực phẩm không được kết hợp cùng sữa
1. Sữa và dưa hấu
Không nên kết hợp dưa hấu với sữa vì cả hai đều có tác dụng giải nhiệt, nhưng sữa lại nhuận tràng và lợi tiểu. Sữa cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, trong khi đó dưa hấu kích thích tiết ra axit dạ dày để tiêu hóa dưa... điều đó có thể khiến sữa đông lại. Ayurveda khuyên không nên vừa uống sữa và vừa ăn dưa hấu.
2. Sữa và chuối
Theo Ayurveda, ăn chuối và sữa cùng nhau có thể làm giảm đi Agni (lửa tiêu hóa), chất chịu trách nhiệm cho quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn.

3. Sữa và trứng
Mặc dù trứng và sữa nấu chín cùng nhau là được. Nhưng trứng sống hoặc chưa nấu chín chắc chắn không được kết hợp cùng sữa.
Ăn trứng sống hoặc trứng chưa nấu chín đôi khi có thể dẫn đến nhiễm vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm và thiếu hụt biotin.
4. Trà xanh và sữa
Trà xanh có chứa flavonoid được gọi là catechin có một số tác dụng có lợi cho tim mạch. Khi thêm sữa vào loại trà này, các protein trong sữa, được gọi là casein, có thể tương tác với trà xanh để làm giảm nồng độ catechin.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 10 phút trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 20 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.