Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dùng cốc nguyệt san thế nào cho an toàn?

Thứ sáu, 08:30 03/11/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thay vì sử dụng băng vệ sinh, tampon, không ít chị em đã mua cốc nguyệt san để sử dụng trong những ngày “đèn đỏ” hàng tháng. Nhưng nhiều tình huống oái oăm đã xảy ra vì chiếc cốc này.


Các bạn gái chưa quan hệ tình dục nên cân nhắc dùng loại cốc nguyệt san này.     Ảnh: TL

Các bạn gái chưa quan hệ tình dục nên cân nhắc dùng loại cốc nguyệt san này. Ảnh: TL

Những tình huống oái oăm

Chị N.T.T (30 tuổi, nhân viên văn phòng ở Hà Nội) kể, qua bạn bè giới thiệu, chị nhờ người quen mua và dùng thử cốc nguyệt san hàng “xách tay” từ nước ngoài về với giá khoảng 800.000 đồng. Nhận được hàng, chị tò mò thử ngay, dù không phải là đang trong “chu kỳ”.

Theo hướng dẫn, chị gập chiếc cốc nguyệt san lại theo hình chữ C rồi nhét vào “chỗ ấy”. Thế nhưng, êm đềm thoải mái “như không tồn tại trong cơ thể” – theo lời quảng cáo – đâu không thấy, chị chỉ thấy đau rát, khó chịu. Loay hoay mãi, chị mới “lôi” được vật thể lạ ra khỏi người, nhưng cảm giác đau vẫn chưa đỡ, thậm chí còn thấy ngứa ngáy như nhiễm khuẩn. Xót tiền nhưng xót người hơn, chị T tự nhủ, “cạch mặt” chiếc cốc này. “Tôi còn lo nó chui tọt vào trong thì không lấy ra được”, chị T nói.

Đồng nghiệp của chị T còn khổ hơn. Số là chị H.L (27 tuổi), hàng tháng mỗi lần chu kỳ ghé thăm đều rất đau, mệt vì lượng máu đổ ra rất nhiều, 2 tiếng phải thay một lần, chị luôn loay hoay sợ bị “dây” ra quần áo, váy vóc nên thường không tự tin. Được giới thiệu loại cốc nguyệt san có thể giúp chị thoát nỗi ám ảnh đó vì toàn bộ dịch kinh nguyệt đổ ra đều được chiếc cốc chứa hết, chị L tin dùng, thậm chí còn mặc váy sáng màu đi dự đám cưới. Chị thoải mái tung tăng, chụp ảnh với bạn bè, nhưng không ngờ chất dịch vẫn xuất hiện trên bộ cánh của chị. Chị phải ngồi im nhờ bạn mua thêm băng vệ sinh về đặt thêm để đối phó với tình huống muốn độn thổ. Thêm vào đó, chị phải mượn tạm bộ váy màu đen của đồng nghiệp để mặc. “Có thể vì cốc không đúng size nên mới bị tràn cả ra ngoài”, chị L nói.

Cốc nguyệt san có thể được hiểu như một dạng băng vệ sinh cho phụ nữ trong những ngày “chu kỳ”. Có nhiều loại cốc nguyệt san (dùng một lần hoặc tái sử dụng). Khác với băng vệ sinh hay tampon, cốc nguyệt san được làm từ silicon y tế, hạn dùng tới 10-15 năm, được đưa vào trong “cô bé” để hứng chất dịch trong những ngày chu kỳ.

Chỉ cần tìm từ khoá “cốc nguyệt san” trên trang công cụ tìm kiếm Google, cho ra gần 500.000 kết quả chỉ nửa giây. Nhiều trang quảng cáo cốc nguyệt san hàng xách tay, đủ màu sắc, kích cỡ, cuống cầm, chất liệu. Thậm chí, có cả loại được giới thiệu là giúp chị em thoải mái yêu dù trong ngày đèn đỏ, không sợ vấy bẩn, làm hỏng cảm xúc khi “gần gũi”.

Giá cả của các loại cốc nguyệt san khá đắt, khoảng 500.000-1.000.000 đồng/chiếc. Người dùng sẽ “lôi” chiếc cốc ra khỏi người để dùng sau 6-8 tiếng (gấp đôi mức khuyến cáo của băng vệ sinh hàng ngày), sau đó rửa sạch để tái sử dụng.

Lưu ý nào khi dùng cốc nguyệt san?

Theo BS Sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, Thái Hà, Hà Nội), cốc nguyệt san là một loại sử dụng băng vệ sinh văn minh, hiện đại, giúp phụ nữ tránh được các viêm nhiễm trong chu kỳ. BS Kim Dung cho biết, khả năng để cốc nguyệt san chui tọt vào trong “cô bé” đến nỗi không gắp được ra là không có, vì nó sẽ bị chặn lại bởi cổ tử cung rất nhỏ và hẹp. Trừ khi có một tác động mạnh, vô cùng đặc biệt mới hiếm hoi lọt được đến cổ tử cung.

Điểm hạn chế lớn nhất của cốc nguyệt san là việc phụ nữ lựa chọn các loại cốc không hợp kích cỡ của mình để tránh bị tràn, dây ra khi sử dụng. Có những hãng chỉ rõ các loại dành cho phụ nữ đã sinh con hay chưa sinh con, lứa tuổi, lượng kinh mỗi kỳ “đèn đỏ”… Chị em phải lưu ý rất kỹ các vấn đề này để tránh cảm giác “kềnh kệnh” khó chịu trong cơ thể, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, công việc. Để cẩn thận hơn, trong những lần đầu sử dụng, tránh những tai nạn oái oăm, chị em nên dùng kèm thêm băng vệ sinh.

Thêm vào đó, các bác sĩ cho biết, việc vệ sinh cốc nguyệt san (loại tái sử dụng) rất quan trọng, đảm bảo cho việc chị em có bị kích ứng, nhiễm khuẩn hay không. Thông thường, nếu trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em có thể rửa sạch cốc với nước sạch và lại cho vào “cô bé”. Nhưng nếu để cẩn thận hơn, có thể dùng một ít xà phòng không mùi, không tiệt trùng, khử khuẩn..., hoặc dùng loại xà phòng chuyên biệt dành riêng cho vệ sinh vùng kín, để tránh cho chị em mắc bệnh nấm âm đạo. Các chuyên gia lưu ý, bất kỳ loại xà phòng rửa tay hay xà phòng tắm nào cũng có thể gây kích ứng âm đạo, nên chị em phải rửa thật kỹ (bao gồm cả đỉnh cốc) để cốc sạch hoàn toàn.

Tới khi kết thúc kỳ kinh nguyệt, hoặc bắt đầu chu kỳ mới, chị em cần luộc cốc nguyệt san trong nồi hoặc lò vi sóng, tùy vào từng chiếc cốc để có khoảng thời gian luộc hợp lý, tránh để cốc bị cháy hay tan chảy. Chị em cũng nên tránh sử dụng các phương thức làm sạch không chính thống, kể cả dùng tinh dầu cũng nên pha loãng, thận trọng khi sử dụng. Đặc biệt, không dùng giấm, xà phòng có mùi, chứa dầu, cồn, chất tiệt trùng, oxy già, …

Dưới góc độ chuyên môn, các bác sĩ sản khoa cho rằng, các sản phẩm dùng ngoài âm đạo luôn an toàn hơn loại nhét vào bên trong. Chị em không nên tự ý can thiệp vào môi trường bên trong âm đạo vì có thể gây tổn thương, dễ có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Do đó, một khuyến cáo khác được BS Dung đặc biệt lưu ý, vì đây là “vật thể lạ” được đặt vào trong cơ thể nên cần được mua hàng rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo hàng chất lượng. Tất nhiên, ở Việt Nam, vì đây là sản phẩm khá mới lạ, chị em khó có cơ hội tiếp cận với hàng chính hãng, tin cậy, nguy cơ mua phải hàng nhái, hàng giả là có thể.

Cốc nguyệt san là vật để chứa dịch trong chu kỳ, nhưng không phải là dụng cụ tránh thai. Do đó, không phải loại cốc được quảng cáo an toàn, thoải mái trong ngày đèn đỏ là giúp chị em vừa vệ sinh vừa tránh thai. Hơn thế, dù cốc có thể giữ cho “cuộc yêu” sạch sẽ, nhưng trong chu kỳ đèn đỏ, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về các mô vùng chậu, âm đạo bị sung huyết, dễ chảy máu… Đặc biệt, máu kinh cũng là môi trường rất tốt cho vi trùng phát triển. Những ngày này, âm đạo và cổ tử cung rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm…

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 7 giờ trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 17 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 19 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 21 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Top