Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đừng đánh mất cơ hội “vàng” can thiệp cho trẻ

Thứ sáu, 06:10 31/05/2019 | Dân số và phát triển

Hơn 50% trẻ mầm non có vấn đề về sức khỏe trí tuệ; gần 60% trẻ mầm non, tiểu học có nghi ngờ bất thường bộ phận sinh dục; và khoảng 20% học sinh tiểu học cần phải theo dõi dậy thì sớm…

Đây là kết quả khám sàng lọc trên một địa bàn trọng điểm của TP Hà Nội - quận Hoàn Kiếm, khuyến cáo nhà trường và các gia đình quan tâm hơn nữa, đừng làm mất cơ hội “vàng” can thiệp cho trẻ.

Cơ hội “vàng” đang bị bỏ lỡ

Năm 2019 là năm đầu tiên thực hiện các chương trình nâng cao chất lượng dân số tại các trường học, Ban chỉ đạo Công tác dân số - Kế hoạch hóa gia đình (CTDS – KHHGĐ) quận Hoàn Kiếm đã tổ chức được 13 buổi truyền thông với gần 14 nghìn lượt học sinh; khám sàng lọc là 30.567 lượt/15.339 trẻ (trung bình mỗi trẻ được sàng lọc hai chương trình).

Từ đầu năm 2019 đến nay, quận đã sàng lọc khiếm thính cho 1.793 lượt trẻ; đánh giá chỉ số phát triển cho 318 lượt trẻ; sàng lọc bất thường bộ phận sinh dục cho 6.771 lượt trẻ; dậy thì sớm cho 9.574 lượt trẻ; tim bẩm sinh cho cho 8.900 lượt trẻ lần một và 96 trẻ lần hai; xét nghiệm máu sàng lọc ban đầu người mang gen bệnh Tan máu bẩm sinh (Thalassemia ) cho 2.130 học sinh khối 8.

BS Trương Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm cho biết, ban đầu khi triển khai các công tác khám sàng lọc, ngành y tế nhận được rất nhiều phản hồi khó chịu từ phía phụ huynh. “Con tôi làm sao, tôi phải biết, khám làm gì” đó là những câu nói rất thường xuyên mà các bác sĩ nghe được. Nhưng kết quả thì sao? Bà Kim Hoa đưa ra những con số hết sức giật mình.

Kết quả đánh giá chỉ số phát triển trí tuệ cho trẻ đầu đời (3 tuổi) từ năm 2014 – 2019 được thực hiện đánh giá trên 1.858 trẻ, có tới 66,1% trẻ bị nghi ngờ bất thường phát triển (1.228 lượt trẻ).

Đánh giá phát triển trí tuệ ở trẻ mầm non.
Đánh giá phát triển trí tuệ ở trẻ mầm non.

Riêng năm 2019, tổng số trẻ thực hiện sàng lọc lần một (test 1) là 2.067 trẻ, số trẻ cần đánh giá lần hai (test 2) là 336 trẻ. Trong số trẻ cần đánh giá lần hai, tỷ lệ trẻ nghi ngờ sau sàng lọc (test) là 75,2 % (239/318 trẻ). Có tới 73,5% trong số trẻ nghi ngờ không có sự can thiệp vì vậy tình trạng của trẻ không thay đổi hoặc chậm hơn nhiều so với bạn cùng tuổi.

Kết quả năm 2019 tăng 27% so với năm 2014. So với hai năm gần đây, 2017 – 2018, tỷ lệ này dao động mức 2% chứng tỏ tỷ lệ các vấn đề liên quan đến phát triển trí tuệ như tự kỷ, tăng động, chậm nói... hiện nay đang là vấn đề cần quan tâm của gia đình và xã hội.

Về bất thường bộ phận sinh dục, năm 2019, các bác sĩ khoa Phẫu thuật Nhi, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã khám sàng lọc cho 2.679 trẻ trai. Trong đó, tỷ lệ trẻ bất thường chiếm 61,3% (1.638), chỉ có 38,7% trẻ bình thường. So với năm 2017, tỷ lệ trẻ bất thường có giảm 11,5% nhưng lại tăng 16,1% so với năm 2018. Trong đó, với khối mầm non, số trẻ cần phải can thiệp chuyên khoa chiếm 45,77% và với khối tiểu học là 36,9%.

“Năm 2019, tỷ lệ cần vệ sinh của gia đình dành cho các con là 31%, tăng cao so các năm trước. Tỷ lệ này cho thấy qua bốn năm sàng lọc, sự vào cuộc của gia đình, nhà trường còn chưa đúng cách, sát sao, từ việc vệ sinh hằng ngày cho trẻ không thường xuyên dẫn đến bẩn, dính bao quy đầu; không kiên trì trong quá trình điều trị sau nong tách dẫn đến dính lại, xơ hẹp bao quy đầu”, bà Hoa nói.

Một chương trình mới vừa được đưa vào chương trình sàng lọc năm 2019 là sàng lọc dậy thì sớm. Theo đó, với khối tiểu học, số trẻ cần theo dõi dậy thì sớm chiếm 4,15% (82/1.978 trẻ), trong đó 90,2 % (74/82 trường hợp) theo dõi dậy thì sớm là trẻ nữ; số trẻ nam là 8 trường hợp, chiếm 9,8%. Đây là con số báo động với trẻ dậy thì quá sớm ở lứa tuổi mẫu giáo, mầm non.

Khám sàng lọc bất thường bộ phận sinh dục.
Khám sàng lọc bất thường bộ phận sinh dục.

Với khối tiểu học, kết quả khám sàng lọc tại các khối 1, 2, 3 của 14 trường cho thấy số học sinh theo dõi dậy thì sớm chiếm 19,6% (1.382/ 7.069 học sinh), trong đó nam là 1,8%, nữ là 17,3 %. Số trẻ theo dõi dậy thì sớm ở nữ chung toàn quận là 37,7%, tuy nhiên một số trường có tỷ lệ cao lên đến 52,8% như trường TH Trưng Vương, 45,0 – 47 % là các trường Quang Trung, Nguyễn Du; trường có tỷ lệ thấp 23,7% là trường TH Điện Biên; 17,2% là trường TH Tràng An.

Ngoài ra, kết quả khám sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh - thalassemia cho thấy, có tới 27,8% trẻ có thiếu máu, thiếu sắt chưa loại trừ người mang gen bệnh Thalassemia, cần bổ sung sắt trong 1-4 tháng, kiểm tra lại là 14,8%; số trẻ sàng lọc nghi ngờ mang gen thalassemia chiếm 13%. Có tới 2,2% trẻ em cần phải khám chuyên khoa tim sau sàng lọc tim bẩm sinh.

Đừng để muộn mới can thiệp

Đánh giá về những con số được thực hiện sàng lọc trên địa bàn quận, bà Kim Hoa cho biết, đây là một sự thật đáng báo động cho các gia đình và các nhà trường.

Đặc biệt, trong lĩnh vực khám sàng lọc trẻ dậy thì sớm, một số trường do còn lo ngại áp lực từ phía phụ huynh, vì vậy rất nhiều trẻ mất đi cơ hội can thiệp và chưa hiểu rõ ý nghĩa của sàng lọc và can thiệp kịp thời có giá trị tới việc phát triển thể lực, tầm vóc của trẻ - đây là giai đoạn vàng trong sự phát triển của trẻ.

“Mới học lớp 3-4 mà đã dậy thì, các cháu sẽ không còn cơ hội phát triển trong những năm tiếp theo, tương lai chiều cao người Việt sẽ đi về đâu. Nguy cơ thấp còi hơn so với lứa tuổi sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý, nguy cơ dễ bị lạm dụng, nếu không được can thiệp kịp thời”, bà Hoa cho hay.

Tăng cường truyền thông sức khỏe cho các em.
Tăng cường truyền thông sức khỏe cho các em.

Vì thế, bà Hoa cho rằng, các nhà trường cần tích cực hơn nữa trong việc vận động các gia đình có con em đang học đi khám sàng lọc, trả kết quả về cho các gia đình để họ biết cần can thiệp chuyên sâu cho con hay không.

Trong thời gian tới, ngoài tiếp tục duy trì và triển khai khám sàng lọc tại trường học, cộng đồng những năm tiếp theo, quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức các chương trình vệ sinh cơ thể và phòng chống xâm hại/lạm dụng trẻ em cho học sinh khối 1, 2, 3.

Theo Nhân Dân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nâng cao kỹ năng truyền thông về người cao tuổi ở Nghệ An

Nâng cao kỹ năng truyền thông về người cao tuổi ở Nghệ An

Dân số và phát triển - 16 giờ trước

GĐXH - Buổi tập huấn có hơn hơn 500 viên chức, dân số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Nghệ An sẽ cung cấp cho người làm công tác dân số một số chính sách chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi; truyền thông các nội dung liên quan đến sức khoẻ cho người cao tuổi...

5 lợi ích của cà phê đối với sức khỏe tình dục nam giới

5 lợi ích của cà phê đối với sức khỏe tình dục nam giới

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Ngoài việc cung cấp năng lượng, cà phê còn mang lại nhiều lợi ích khác như có thể cải thiện tình dục cho nam giới.

Hạn chế đau lưng sau sinh mổ

Hạn chế đau lưng sau sinh mổ

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Đau lưng sau sinh mổ là tình trạng hay gặp. Nếu chủ quan không điều trị để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

7 lời khuyên giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn

7 lời khuyên giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều mẹ bầu lo lắng, căng thẳng trước khi chuyển dạ, kể cả những phụ nữ đã từng sinh con. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp mẹ bầu có thể làm để quá trình chuyển dạ dễ dàng và suôn sẻ hơn.

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Top