Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dùng kem trộn, tiền mất tật mang: Bác sĩ da liễu phân tích và chỉ ra dấu hiệu nhận biết kem trộn

Thứ bảy, 17:10 09/05/2020 | Sống khỏe

Để có làn da mịn màng, trắng trẻo, nhiều chị em phụ nữ đã bất chấp dùng các loại kem trộn mà thực chất chỉ là hỗn hợp các loại hóa chất nguy hiểm.

Làm đẹp là thói quen và là nhu cầu thiết yếu của phái nữ. Với nhiều chị em, biện pháp làm đẹp nào dễ thực hiện mà hiệu quả nhanh trông thấy thường rất được ưa chuộng cho dù biết rõ nó có những tác dụng phụ rất có hại sức khỏe. Đó chính là lý do tại sao các loại kem trộn có thể tồn tại được đến giờ.

Trong thời gian qua, chúng ta không hiếm gặp những trường hợp da mặt bị biến chứng do sử dụng kem trộn. Để có làn da mịn màng, trắng trẻo, nhiều chị em phụ nữ đã bất chấp dùng các loại kem trộn mà thực chất chỉ là hỗn hợp các loại hóa chất nguy hiểm.

Dùng kem trộn, tiền mất tật mang: Bác sĩ da liễu phân tích và chỉ ra dấu hiệu nhận biết kem trộn  - Ảnh 1.

Làm trắng da là quá trình lâu dài

Trường hợp chị N.L (Cầu Giấy, Hà Nội). Chị L. nghe bạn bè mách, chị đi mua và sử dụng kem làm trắng da nhãn hiệu của Nhật để làm đẹp… Tuy nhiên, sau vài tháng sử dụng, đẹp chẳng thấy đâu mà da chị trở nên nhăn nheo như bà lão. Đi khám tại bệnh viện da liễu, các bác sỹ kết luận: Kem làm trắng có chứa corticoid là nguyên nhân gây nên hiện tượng trên".

Theo BSCK I Đinh Doãn Thạch - Phụ trách khoa Điều trị nội trú (BV Da liễu Hà Nội), ông từng gặp rất nhiều bệnh nhân đến khám vì da mặt đỏ, mụn mọc nhiều, da nhờn hơn, mọc lông trên da, viêm da do dùng các loại kem trắng da cấp tốc. Các loại kem làm trắng da cấp tốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ bày bán trên thị trường hiện nay đều chứa hydroquinone, acid, corticoid với nồng độ cao.

Chúng có thể ngấm qua da gây bong tróc, dị ứng. Khi sử dụng các loại kem làm trắng da cấp tốc này có thể giúp làm đẹp da tức thời. Tuy nhiên, một thời gian sau sẽ có hiện tượng đỏ da, ngứa ngáy, nổi mụn li ti. Thậm chí nguy hiểm hơn có thể gây teo da, giãn mạch máu, nhiễm trùng da, tạo điều kiện cho nám mọc nhiều hơn.

"Làm trắng da là quá trình lâu dài, sinh ra và hủy tế bào da phải có thời gian, không phải trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc làm trắng da cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Bởi không phải loại da nào cũng có thể làm trắng được", bác sĩ Thạch chia sẻ.

Kem trộn chứa corticoid có đặc tính có thể chữa rất nhanh khỏi các loại mụn và làm mịn da, tuy nhiên hầu như tất cả những người dùng kem trộn đều bị biến chứng. Tùy theo trường hợp dùng nhiều hay ít, mà các bệnh nhân có biểu hiện hỏng da ở mức độ khác nhau. Một số trường hợp dùng quá lâu, da mặt không thể phục hồi.

Dùng kem trộn, tiền mất tật mang: Bác sĩ da liễu phân tích và chỉ ra dấu hiệu nhận biết kem trộn  - Ảnh 2.

Để điều trị tình trạng viêm da do kem trộn thường phải thời gian dài

Theo BSCKI Đinh Doãn Thạch, phục hồi lại làn da sau khi bị viêm do kem trộn phải có quá trình. Khi da bị viêm do ảnh hưởng kem trộn có nghĩa da sẽ bị yếu và rất nhạy cảm. Để điều trị tình trạng viêm da thường phải thời gian dài, sự phục hồi diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc từng loại da. Cá biệt có những trường hợp phải mất hàng năm trời mà da vẫn không trở lại bình thường được. Có những trường hợp bệnh nhân có cơ địa dị ứng và thời gian bôi kem trộn kéo dài thì việc điều trị càng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Mức độ ảnh hưởng da do dùng kem trộn không giống nhau. Mỗi loại sản phẩm sẽ có liều lượng chất tẩy trắng khác nhau, sản phẩm làm trắng da càng "siêu tốc" bao nhiêu càng nguy hiểm bấy nhiêu vì chứa rất nhiều chất tẩy độc hại, làm bào mòn sâu hơn vào những lớp da non phía trong, làm vàng lông, biến đổi sắc tố da, bào mỏng da, thậm chí gây ung thư da .

"Thông thường, khi bị viêm da nhẹ, chúng ta có thể bôi hồ nước buổi tối, lắc kỹ trước khi bôi. Khi phản ứng viêm dịu đi thì bôi các kem hồi phục da như kem có chứa vitamin E. Tuy nhiên, việc nên làm nhất là cần đến chuyên gia da liễu khám để có phương pháp điều trị hiệu quả", BSCKI Đinh Doãn Thạch chia sẻ.

Dùng kem trộn, tiền mất tật mang: Bác sĩ da liễu phân tích và chỉ ra dấu hiệu nhận biết kem trộn  - Ảnh 3.

Dấu hiệu nhận biết kem trộn

Để an toàn cho da mặt, khi sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm làm trắng da hay dưỡng da, chúng phải tìm hiểu kỹ càng. Đặc biệt, không nên nghe theo những người không có chuyên môn. Không bôi kem trộn hoặc các kem không rõ nguồn gốc. Khi đã trót bôi kem trộn rồi mà thấy bất kỳ dấu hiệu gì bất thường trên da mặt thi phải ngừng bôi ngay và nên đi kiểm tra... Đó là lời khuyến cáo của BS Thạch.

Theo bác sĩ, khi mua sản phẩm dưỡng hay làm trắng da, để nhận biết kem trộn cần lưu ý những điểm như:

- Kem trộn thường có chất kem mịn, màu trắng hoặc ngả vàng. Những hũ kem trộn có thể ở dạng đặc sệt, mịn hoặc dạng mỏng như gel trong, màu hồng nhạt hoặc nhiều màu khác nhau. Tuy nhiên đa phần kem trộn thường là những loại kem đặc sệt, màu vàng.

- Thông thường những sản phẩm kem trộn luôn được quảng cáo kèm theo những lời hoa mỹ, những cam kết về làn da trắng đẹp mịn màng nhanh chóng, hiệu quả và những mẫu giấy kiểm nghiệm "hoành tráng" đi kèm.

- Kem trộn thường được đựng trong hũ nhựa, có thể có màu trắng hoặc những màu xanh đỏ tím khác nhau. Mỗi hũ sẽ có một nhãn dán sơ sài nào đó với một vài thành phần để minh họa lên trên bao bì.

Lợi dụng tâm lý muốn có làn da trắng cấp tốc mà không ít cơ sở sản xuất kem trộn đã tung ra thị trường những sản phẩm không đảm bảo hiệu quả, thậm chí gây nguy hiểm cho người dùng. Nếu chị em không tỉnh táo, ham rẻ hoặc chủ quan khi lựa chọn thì rất có thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả vô cùng nặng nề. Vì vậy, đừng chủ quan, hãy lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu uy tín, được các cơ quan kiểm nghiệm công nhận về chất lượng và xem kĩ nguồn gốc xuất xứ là việc đầu tiên chị em nên làm khi chọn mua bất kì sản phẩm nào.

Theo ICTVietnam

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 6 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 15 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 18 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Top