Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dùng tăm bông ngoáy tai sai cách, người phụ nữ phải nhập viện vì mủ chảy ra ngoài

Thứ tư, 11:00 29/03/2017 | Sống khỏe

Sau khi đi bơi về, chị D. thường dùng tăm bông ngoáy tai, tuy nhiên việc ngoáy tai sai cách khiến tai chị bị nhiễm trùng, có nhiều mủ trong ống tai.

Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thời gian gần đây số bệnh nhân đến khám và nhập viện do bị viêm tai ngoài gia tăng đột biết. Qua quá trình thăm khám, các bác sĩ nhận định đa số người bệnh bị viêm tai do vệ sinh tai không đúng cách.

Điển hình như trường hợp chị Nguyễn Thị H., nhập viện trong tình trạng đau nhức tai dữ dội, thậm chí còn có biểu hiện sốt và khó nghe. Khi đến viện, các bác sĩ chẩn đoán chị H. đã bị viêm ống tai ngoài và trong ống tai có mủ, bị bội nhiễm.

Được biết, trước đó bệnh nhân H. thường có thói quen sử dụng tăm bông để ngoáy tai hàng ngày, nhất là sau khi tắm xong. Theo các bác sĩ, chính việc sử dụng tăm bông sai cách khiến chị H. bị viêm tai.

Một trường hợp khác cũng phải nhập viện điều trị do viêm ống tai ngoài, lý do là thường xuyên đi bơi, khiến nước vào tai và dẫn đến nhiễm trùng. Đó là trường hợp chị Nguyễn Thị D, 30 tuổi, TP.HCM.

PGS Hữu đang khám cho một trường hợp bị viêm tai.
PGS Hữu đang khám cho một trường hợp bị viêm tai.

Chị chia sẻ, do thời gian gần đây thời tiết quá nóng nên chị thường xuyên ghé hồ bơi gần nhà để thư giãn, khoảng 3 lần/ tuần. Thời gian đầu chị D. thấy ngứa tai gây khó chịu. Chị không đi khám mà tự chăm sóc bằng cách dùng tăm bông để vệ sinh nhưng tình trạng không thuyên giảm, thậm chí nặng hơn. Chị quyết định đến khám tại bệnh viện.

Đánh giá về trường hợp bệnh nhân D., GS TS BS. Phạm Kiên Hữu – Trưởng khoa Tai Mũi Họng nhận định, do người bệnh sử dụng tăm bông ngoáy tai làm lớp da ngoài tổn thương và để càng lâu tình trạng tổn thương càng sâu hơn gây đau, tiết dịch. Ban đầu chỉ là thanh dịch sau đó dịch đặc lại làm tình trạng viêm tai kéo dài. Nếu người bệnh vẫn tiếp tục ngoáy nữa thì sẽ bị nhầy mủ và bội nhiễm nhiều hơn.

Theo GS Hữu, viêm ống tai ngoài hay còn gọi viêm tai ở người hay đi bơi là tình trạng viêm, phản ứng kích thích hay tình trạng nhiễm trùng ở ống tai ngoài. Ống tai ngoài là phần nằm ở phía ngoài của tai, giữa vành tai và màng nhĩ.

Khi trong ống tai ngoài ứ đọng nước, vi khuẩn và vi nấm có điều kiện thuận lợi để phát triển gây nên bệnh viêm tai ngoài (viêm ống tai ngoài). Viêm ống tai ngoài gây nên triệu chứng ngứa, đau tai, thường xảy ra ở người thường để nước ứ đọng trong tai hoặc người hay đi bơi.

Sai lầm khi ngoáy tai sẽ dẫn đến viêm ống tai.
Sai lầm khi ngoáy tai sẽ dẫn đến viêm ống tai.

GS Hữu cho biết, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tai. Bên cạnh việc tích tụ nước trong tai, những nguyên nhân khác gây viêm tai ngoài bao gồm môi trường nóng, ẩm; có thói quen làm sạch, lau chùi, móc ráy tai trong ống tai bằng các dụng cụ cứng; có các san thương ống tai ngoài; da ống tai bị khô; vật lạ trong ống tai ngoài; ráy tai nhiều; bệnh Chàm hoặc một số bệnh lý ngoài da.

Hiện thời tiết miền Nam đang bước sang giai đoạn nắng nóng, oi bức. Đây cũng là thời điểm gia tăng các dịch bệnh dẫn đến số lượng người bệnh khám và nhập viện gia tăng. Theo thống kê tại phòng khám Tai Mũi Họng (BV ĐH Y Dược), số lượng người bệnh đến khám bệnh viêm tai ngoài do đi bơi nhiều tăng đột biến (trung bình hơn 100 ca/ ngày).

Để phòng bệnh, GS Hữu khuyến cáo, khi đi bơi hoặc tắm nên sử dụng dụng cụ nút tai, sau bơi cần nghiêng đầu sang từng bên để nước chảy ra. Có thể làm khô ống tai ngoài bằng cách sử dụng luồng hơi nóng từ máy sấy tóc ở cường độ thấp hoặc sấy lạnh.

“Để tránh tái phát, người bệnh cần lưu ý không nên dùng tăm bông ngoáy tai để làm sạch ống tai. Việc sử dụng bông không đúng cách có thể đẩy chất dơ từ phía ngoài vào ráy tai vào bên trong ống tai tạo điều kiện cho bệnh viêm tai ngoài phát sinh và phát triển”, GS Hữu khuyến cáo.

Theo Khám Phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 9 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 14 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

Top