Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đừng vội chủ quan lơ là, cần tiếp tục đeo khẩu trang để đảm bảo công tác phòng, chống dịch

Thứ sáu, 09:00 29/10/2021 | Sống khỏe

Dù đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine, chúng ta vẫn có nguy cơ mắc COVID-19 hoặc lây nhiễm cho người khác. Vì thế, việc sử dụng khẩu trang đạt chuẩn vẫn là một trong những biện pháp quan trọng trong thông điệp 5K, cần được liên tục duy trì để bảo vệ chính mình và những người xung quanh.

Hiệu quả phòng bệnh của vaccine không phải là tuyệt đối

Theo ý kiến của giới chuyên gia, nhiệm vụ của vaccine là giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho con người. Khi đã tiêm đủ liều và cơ thể đã sinh ra kháng thể, người nhiễm bệnh sẽ giảm khả năng chuyển nặng. Trong trường hợp chuyển nặng, sẽ giảm nguy cơ tử vong tới 90%. Hiện nay, hiệu quả bảo vệ của các loại vaccine COVID-19 được Bộ Y tế công nhận dao động từ 70% đến 80%. Như vậy, dù đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, chúng ta vẫn có 20% nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, người tiêm vaccine đầy đủ vẫn có thể mang trong người virus SARS-CoV-2, dù không phát triển thành bệnh nhưng vẫn có thể trở thành nguồn phát tán dịch bệnh và lây nhiễm cho người khác. Chính bởi vậy, Bộ Y tế vẫn liên tục khuyến cáo người dân không vội lơ là, chủ quan mà cần tiếp tục thực hiện các biện pháp 5K, trong đó có đeo khẩu trang để hạn chế tối đa khả năng lây lan của dịch bệnh.

Đừng vội chủ quan lơ là, cần tiếp tục đeo khẩu trang để đảm bảo công tác phòng, chống dịch - Ảnh 1.

Người dân cần tiếp tục thực hiện khuyến cáo 5K để bảo vệ chính mình và những người xung quanh

Ngoài ra, một số yếu tố khác khiến chúng ta có thể nhiễm COVID-19 dù đã tiêm phòng có thể kể đến như: sự xuất hiện của các biến thể virus mới, tình trạng hệ miễn dịch của mỗi người. Vaccine COVID-19 được phát triển dựa trên chủng virus ban đầu nên các biến thể mới có thể né tránh kháng thể do vaccine cung cấp. Hiện chủng Delta - biến chủng được phát hiện tại Ấn Độ với khả năng lây lan gấp đôi chủng sơ khai đã khiến cho nhiều người đã tiêm vaccine COVID-19 trên thế giới vẫn bị nhiễm bệnh. Trong khi đó, những người có khả năng miễn dịch suy giảm cũng dễ bị nhiễm SARS-CoV-2 hơn do các kháng thể họ nhận được từ vaccine suy yếu nhanh hơn theo thời gian. Đây là lý do khiến cho nhiều quốc gia cân nhắc về việc tiêm nhắc lại.

Dịch bệnh có thể không biến mất sớm như chúng ta kỳ vọng 

Theo ý kiến của giới khoa học, virus SARS-CoV-2 có thể sẽ không thể biến mất hoàn toàn và COVID-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu. Trong buổi họp báo ngày 7/9/2021, Ông Mike Ryan - Giám đốc Điều hành Chương trình Y tế Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra nhận định rằng: Khả năng xóa sổ virus SARS-CoV-2 gần như không thể xảy ra, virus SARS-CoV-2 sẽ tồn tại cùng chúng ta và sẽ phát triển giống như virus gây ra đại dịch cúm. 

Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Việt Nam cũng đã thay đổi quan điểm ứng phó dịch bệnh từ "Zero COVID-19" (chiến lược dập tắt hoàn toàn dịch bệnh) sang "sống chung an toàn với COVID-19". Trong trạng thái "bình thường mới", Chính phủ các nước và các cơ quan chức năng có thể nới lỏng các quy định phòng-chống dịch song một số nơi vẫn duy trì quy định đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng, tập trung đông người. Việc đeo khẩu trang không chỉ là tạm thời trong thời điểm dịch bệnh chưa được kiểm soát mà sẽ trở thành thói quen cần thiết của mỗi người.

Một số lưu ý để lựa chọn được khẩu trang đạt chuẩn trong trạng thái "sống chung với dịch bệnh" 

Yếu tố quyết định hàng đầu đến hiệu quả bảo vệ của khẩu trang là hiệu suất lọc. Thông thường khẩu trang y tế có hiệu suất lọc vi khuẩn (Bacterial Filtration Efficiency - BFE) trên 95% (vi khuẩn có kích thước khoảng 3 micromet). Khẩu trang dạng mặt nạ thở N95, KN95, FFP2 có hiệu suất lọc bụi mịn PFE không dưới 95%, thử nghiệm với hạt bụi kích thước khoảng 0,3 micromet. Để có hiệu suất lọc cao, lớp meltblown - một lớp vải không dệt, thường là lớp giữa trong khẩu trang phải là loại tốt.

Để tháo bỏ những trở ngại khi phải đeo khẩu trang thường xuyên thì chiếc khẩu trang cần phải thoáng khí, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái khi đeo cho người sử dụng. Khẩu trang có trở lực hô hấp thấp sẽ giúp người dùng không bị khó thở. Khả năng kháng giọt bắn cũng là một trong yếu tố cần lưu ý, người dùng có thể dễ dàng kiểm tra bằng cách đổ nước lên lớp ngoài cùng của khẩu trang để xem có dễ bị thấm nước hay không.

Đừng vội chủ quan lơ là, cần tiếp tục đeo khẩu trang để đảm bảo công tác phòng, chống dịch - Ảnh 2.

Khẩu trang có trở lực thấp giúp người dùng dễ dàng hít thở và cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Cuối cùng, khẩu trang đạt chuẩn cần được sản xuất trong môi trường tiêu chuẩn để đảm bảo về độ sạch bởi đây là  sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với hệ hô hấp của chúng ta. Khẩu trang cần được sản xuất từ những nhà máy đạt các tiêu chuẩn áp dụng cho những nhà máy sản xuất vật tư & thiết bị y tế, một số chứng chỉ và chứng nhận có thể kể đến như: Tiêu chuẩn Phòng sạch 100.000 (Cleanroom 100.000); chứng nhận đăng ký với Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) về sản xuất các sản phẩm khẩu trang; chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9001:2015, ISO 13485:2016. 

Đừng vội chủ quan lơ là, cần tiếp tục đeo khẩu trang để đảm bảo công tác phòng, chống dịch - Ảnh 3.

Khẩu trang cần được sản xuất tại những cơ sở có quy trình sản xuất bài bản, công nhân được trang bị đồ bảo hộ, găng tay và khẩu trang để đảm bảo độ sạch tiêu chuẩn.

Kết luận: Việc chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Mọi người dân cần tiếp tục thực hiện việc đeo khẩu trang, khử khuẩn, khai báo y tế để trẻ em trên cả nước đều được quay trở lại trường học, các hoạt động sản xuất, kinh doanh sớm được phục hồi. 

Công ty Cổ phần Chăm sóc Sức khỏe VG (VG Healthcare) là công ty sản xuất và phân phối vật tư, thiết bị và dịch vụ y tế thế hệ mới. Nhà máy sản xuất của VG Healthcare với diện tích gần 3.000 m2 đạt tiêu chuẩn Phòng sạch (Cleanroom) 100,000, đã đăng ký FDA và đạt chứng nhận ISO 9001:2015, ISO 13485:2016 - chứng nhận dành cho các nhà máy sản xuất thiết bị y tế chuyên nghiệp trên toàn thế giới. 

Các dòng sản phẩm của VG Healthcare như VG Pro Mask, VG Medical Mask và khẩu trang trẻ em VG KID có hiệu suất lọc khuẩn lên tới 99.8%, đạt các chứng chỉ và chứng nhận an toàn trong nước và quốc tế như: EN 14683 (Type IIR) - tiêu chuẩn khẩu trang y tế châu Âu, kiểm nghiệm bởi TUV SUD, Viện ATVSTPQG và TCVN 8389-1:2010 - tiêu chuẩn khẩu trang y tế Việt Nam, cấp bởi Bộ Y tế, v.v. Khẩu trang VG95 có chất lượng tương đương khẩu trang N95 cũng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn EN 149:2001 (FFP2) & NIOSH 42 CFR 84 (N95) bởi Trung tâm An toàn Lao động - Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh Lao động. Khẩu trang do VG Healthcare sản xuất được thiết kế tối ưu với quai tai mềm mại, êm ái, không gây dị ứng, tấy đỏ; nẹp mũi lõi kim loại chắc chắn giúp hạn chế khe hở giữa khuôn mặt và khẩu trang. Dù có cấu tạo đa lớp nhưng khẩu trang VG vẫn đảm bảo độ thông thoáng do sử dụng nguyên vật liệu cao cấp, giúp trải nghiệm đeo khẩu trang trở nên dễ chịu và thoải mái hơn.
Website: https://vghealthcare.vn/

Hotline: 0862.070.555

PV

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 1 giờ trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 3 giờ trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Sống khỏe - 6 giờ trước

Ung thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Sống khỏe - 22 giờ trước

Liên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Top