Đừng vội mừng khi sinh con nặng cân
Nhiều bà mẹ ăn uống không lành mạnh, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường, sinh con nặng cân, mà không biết điều đó khiến bé phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cho biết chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp chúng ta phòng ngừa bệnh tật, hỗ trợ điều trị bệnh, nâng cao chất lượng giống nòi, tuổi thọ.
Tuy nhiên, gần đây, tỷ lệ các bà mẹ sinh con nặng cân ngày càng tăng. Trong quá trình mang thai, các sản phụ thường tăng cân quá mức. Nhiều người tăng tới 19-20 kg, trong khi chỉ cần tăng từ 10-12 kg. Thai phụ ăn uống không lành mạnh, sẽ bị rối loạn chuyển hóa đường, con sinh ra to và có nguy cơ béo phì, giảm chất lượng nòi giống.
Theo bác sĩ Diệp, béo phì dựa vào chỉ số BMI. Nếu bé sơ sinh nữ nặng trên 4,2 kg và nam trên 4,4 kg là vượt chuẩn và có nguy cơ béo phì. Trẻ sinh nặng dưới 2,5 kg là thấp, còn lại là bình thường. Tuy nhiên chuẩn hơn là phải so với chiều cao.
ThS.BS Nguyễn Hữu Trung, Bộ môn Sản, giảng viên Đại học Y dược TP.HCM cho biết chỉ số BMI của phụ nữ trước mang thai cao trên 23, nguy cơ bị tiền sản giật cũng tăng lên gấp 7 lần so với những người có chỉ số BMI <23. Còn khi có thai, việc thai phụ lên cân quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật và các rối loạn khác.

Theo bác sĩ Diệp, béo phì sẽ khiến trẻ dậy thì sớm, chậm phát triển trí tuệ. Ảnh: Khánh Trung.
Những đứa trẻ bị thừa cân béo phì sẽ dậy thì sớm, rối loạn chuyển hóa dẫn đến không phát triển chiều cao, hạn chế về mặt cảm xúc, mặc cảm khi bị bạn chế giễu. Mặt khác, cơ thể trẻ quá nặng nề thường gặp các vấn đề như đau khớp, cơ, vận động mệt mỏi. Giảm vận động sẽ dẫn đến thấp còi, khi ngủ bị thiếu oxy não khiến trẻ chậm phát triển về trí tuệ.
“Người dân TP.HCM đang đối mặt với tình trạng thừa cân béo phì ở mọi lứa tuổi. Điều đó khiến tỷ lệ người mắc các bệnh đái tháo đường, ung thư, loãng xương, huyết áp đang gia tăng”, bác sĩ Diệp thông tin
Đặc biệt, đái tháo đường là vấn đề y tế nan giải và gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Bệnh biến chứng nặng sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não, mù lòa, loét bàn chân, cắt đoạn chi, suy thận và các biến chứng thần kinh khác. Chi phí để điều trị bệnh chiếm khoảng 3-6% ngân sách dành cho ngành y tế.
Tổ chức Y tế Thế giới thống kê 40% bệnh nhân ung thư có liên quan đến chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Vì vậy, người dân cần có ý thức phòng bệnh sớm để bảo vệ sức khỏe và giảm gánh nặng cho ngành y tế.
BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao).
- Trọng lượng cơ thể: tính bằng kg.
- Chiều cao x chiều cao: tính bằng m.
Các chỉ số BMI cơ bản dùng để đánh giá trọng lượng cơ thể như sau:
- Dưới chuẩn: dưới 18,5
- Chuẩn: từ 18,5-25
- Thừa cân: từ 25-30
- Béo: từ 30-40
- Rất béo: trên 40
Theo Zing

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 1 giờ trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCác bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcRụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTrẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.