F0 không nên ăn gì? Chuyên gia liệt kê ‘danh sách đỏ’ các thực phẩm cần tránh
F0 không nên ăn gì là câu hỏi của nhiều người. Dưới đây, một chuyên gia dinh dưỡng sẽ chỉ ra những thực phẩm và đồ uống F0 nên ăn và nên tránh.

Những ngày này, có rất nhiều câu hỏi xung quanh việc F0 nên và không nên làm gì. Một trong số câu hỏi được nhiều người quan tâm là F0 không nên ăn gì.
Trong một bài viết đăng trên chuyên trang dinh dưỡng Eating Well, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Lisa Valente đã liệt kê những thực phẩm F0 nên ăn, đồng thời trả lời cho câu hỏi F0 không nên ăn gì. Hãy cùng tìm hiểu ý kiến của nữ chuyên gia về vấn đề này.
Chế độ ăn mang tính cá nhân cao

Mỗi người có thể thích ăn những món khác nhau khi bị ốm.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Valente, mọi thứ chúng ta biết cho đến nay về SARS-CoV-2 cho thấy triệu chứng rất khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng phổ biến nhất, theo CDC Mỹ, là sốt, ho và khó thở. Nhưng một số người có thể bị đau cơ, mệt mỏi, đau đầu, đau họng và các triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy (hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy không khỏe).
Cũng giống như bị cúm, bạn có thể không cảm thấy đói. Bạn cũng có thể mất vị giác và khứu giác, điều này có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn.
Ngoài sự khác biệt lớn về các triệu chứng, cũng có một số điều khác cần xem xét, chẳng hạn như những gì bạn muốn ăn khi bị ốm (có người thích ăn súp, người thích ăn hoa quả) và liệu bạn có thể tự nấu ăn được không.
Tùy thuộc vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, cộng với sở thích cá nhân, chế độ ăn uống của bạn thường sẽ khác với chế độ ăn của các F0 khác. Điều quan trọng là cần tuân theo một số quy tắc dinh dưỡng dưới đây.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Trà với mật ong là một lựa chọn tốt cho F0.
Uống nước rất quan trọng nếu bạn bị ốm, đặc biệt là khi bạn bị sốt. Sốt có thể khiến bạn đổ mồ hôi. Hoặc nếu bạn bị tiêu chảy, bạn cũng sẽ bị mất nước nhiều hơn. Hãy cố gắng uống nhiều nước, dưới đây là các lựa chọn được chuyên gia Valente khuyên dùng:
- nước
- trà với mật ong
- nước canh
- nước ép trái cây
- đồ uống điện giải
Trà với mật ong rất dễ chịu và mật ong cũng có thể giúp làm dịu cơn ho. Bạn có thể không cần đồ uống điện giải đặc biệt, nhưng nếu bạn gặp khó khăn khi ăn uống hoặc bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, các đồ uống này có thể hữu ích. Nước trái cây cũng có thể giúp bạn nhận được một số chất dinh dưỡng và có thể dễ uống hơn vì có hương vị rất ngon.
Nếu bạn cảm thấy không khỏe, điều quan trọng là phải bổ sung đủ nước và nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
Dinh dưỡng quan trọng, nhưng calo cũng quan trọng

Cung cấp đủ calo cũng rất quan trọng đối với F0.
Cơ thể bạn cần calo để cung cấp năng lượng giúp chống lại nhiễm trùng.
Theo chuyên gia Valente, thực sự không có bất kỳ một loại thực phẩm nào có thể giúp giảm các triệu chứng của COVID-19. Nhưng có một số chất dinh dưỡng - bao gồm protein, vitamin A, C, D và E và kẽm - giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
"Tôi không khuyên bạn nên bắt đầu dùng thực phẩm chức năng, đặc biệt nếu bạn chưa hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Lý do chủ yếu là vì nhiều chất dinh dưỡng trong số này có thể được bổ sung dễ dàng qua một chế độ ăn uống đa dạng...", Valente khuyến cáo.
Một ly sinh tố làm từ trái cây và sữa chua hoặc bơ hạt có thể giúp bạn nạp calo vào cơ thể nếu không đói. Súp gà giúp bạn cảm thấy dễ chịu và có thể có lợi khi bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp. Gừng có thể giúp giảm buồn nôn (thử uống trà gừng hoặc thêm gừng vào súp).
Cố gắng nạp đủ lượng calo và ăn những thực phẩm giúp bạn cảm thấy thoải mái. Điều này có lẽ sẽ quan trọng hơn việc lo lắng về việc cung cấp đủ kẽm hoặc vitamin A, theo nữ chuyên gia.
F0 không nên ăn gì?

F0 không nên uống rượu bia vì rượu bia gây mất nước.
Theo Valente, rượu bia gây mất nước và có thể ức chế hệ thống miễn dịch của bạn, vì vậy nếu bạn bị ốm, đừng uống rượu và thay vào đó, hãy chọn thứ gì đó cung cấp nước cho cơ thể.
Nếu bạn có các triệu chứng về tiêu hóa, bạn có thể muốn hạn chế thực phẩm khó tiêu như rau họ cải, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt. Để tiêu hóa những thực phẩm này, cơ thể bạn sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Điều này có thể gây khó chịu cho dạ dày và đường tiêu hóa của bạn.
Bánh quy giòn (và các loại thực phẩm cứng, giòn khác), thức ăn cay và bất cứ thứ gì rất chua (chanh, giấm) có thể gây kích ứng cổ họng nếu bạn bị đau họng. Tuy nhiên, bạn có thể ăn những thực phẩm này nếu nó không khiến bạn khó chịu. Nói tóm lại, loại thức ăn cần hạn chế còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng của F0.
Có món gì có thể làm trước không?
Theo chuyên gia Valente, bạn có thể chuẩn bị sẵn thức ăn để phòng trường hợp bạn quá mệt và không thể tự nấu nướng. Súp đông, thịt hầm là những lựa chọn tốt. Bạn cũng có thể mua một số loại thực phẩm có thể bảo quản lâu trong tủ lạnh như trái cây đông lạnh.
Điều tốt nhất bạn có thể làm để phòng nhiễm bệnh ngay từ đầu là tiếp tục tuân theo hướng dẫn của CDC và cơ quan y tế công cộng địa phương, bao gồm hạn chế đến nơi đông người, đeo khẩu trang nếu bạn cần ra ngoài, rửa tay thường xuyên và vệ sinh và khử trùng các bề mặt xung quanh nhà.
(Nguồn: Eating Well)

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 33 phút trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'
Sống khỏe - 22 giờ trướcKhông phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn
Sống khỏe - 1 ngày trướcChất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, bụng chướng, đau dữ dội, nhiều dịch máu trong ổ bụng.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.