Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gần 1 triệu người trên thế giới tử vong, Myanmar ghi nhận số mắc cao chưa từng có

GiadinhNet - Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận gần 282.000 trường hợp mắc COVID-19 và gần 5.000 ca tử vong. Nâng tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu lên trên 32,7 triệu, trong đó 992.008 người thiệt mạng.

Gần 1 triệu người trên thế giới tử vong, Myanmar ghi nhận số mắc cao chưa từng có - Ảnh 1.

Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhất là ở các tâm dịch Mỹ, Ấn Độ và Brazil.

Một số nước khác ở châu Âu ghi nhận số ca nhiễm mới tăng mạnh trong những tuần gần đây, buộc các chính phủ phải tăng cường các biện pháp chống dịch. 

Gần 1 triệu người trên thế giới tử vong, Myanmar ghi nhận số mắc cao chưa từng có - Ảnh 2.

Bệnh nhân được chăm sóc tại bệnh viện ở Kfar Saba, Israel ngày 9/9. Ảnh: AFP.

Anh ghi nhận 423.236 ca nhiễm và 41.936 ca tử vong, tăng lần lượt 6.874 và 34 trường hợp, mức cao nhất kể từ khi bùng phát dịch, dấu hiệu cho thấy nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ hai. Cùng ngày, lệnh giới nghiêm tại các quán bar bắt đầu có hiệu lực ở vùng England và Wales nhằm ngăn chặn dịch lây lan.

Tây Ban Nha, vùng dịch lớn nhất Châu Âu, báo cáo thêm 4.122 ca nhiễm mới và 114 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 735.198 và 31.232. Nước này đã đưa ra cảnh báo giai đoạn khó khăn hơn đang ở phía trước, khi số ca mắc COVID-19 tại nước này đã vượt 700.000 ca, cụ thể đang là 704.209 ca, trong đó có 31.118 ca tử vong. Vùng thủ đô Madrid hiện là "điểm nóng" dịch, chiếm 1/3 số ca phải nhập viện. Chính quyền Madrid đã áp đặt phong tỏa một phần tại nhiều quận có tỷ lệ lây nhiễm cao với gần một triệu người. Cư dân tại các khu dân cư đông đúc có thu nhập thấp ở miền Nam Thủ đô chỉ được phép rời khu vực để đi làm, khám bệnh hoặc đưa con đi học từ ngày 21/9.

Tại Pháp, Bộ Y tế cũng thông báo số ca mắc COVID-19 trong ngày ở mức cao nhất. Nước này ghi nhận thêm 15.797 ca nhiễm, nâng tổng số lên 513.034, trong đó 31.661 người chết, tăng 150 trường hợp.

Các quán bar và nhà hàng ở Marseille, thành phố lớn thứ hai của Pháp phải đóng cửa từ 23/9. 8 thành phố lớn khác, bao gồm thủ đô Paris, sẽ ban hành hạn chế mới như giới hạn tụ tập ở nơi công cộng dưới 10 người và áp giờ đóng cửa sớm hơn với quán bar.

Gần 1 triệu người trên thế giới tử vong, Myanmar ghi nhận số mắc cao chưa từng có - Ảnh 3.

Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Ashkelon, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN

Hiệp hội các bệnh viện công ở Thủ đô Paris thông báo các ca phẫu thuật không khẩn cấp sẽ phải lùi ngày do số ca mắc COVID-19 đang tăng cao. Trong 3 tuần qua, số ca mắc COVID-19 ở Pháp đã tăng hơn gấp đôi, từ 150 ca lên 330 ca, trong khi số ca phải điều trị tích cực tăng từ 50 ca lên 132 ca.

Theo thống kê của trang worldometers.info, trong 24 giờ qua, khối ASEAN có 4 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Myanmar. Indonesia vẫn là nước dẫn đầu khu vực về tổng số bệnh nhân tử vong do đại dịch và bỏ xa các quốc gia khác.

Virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng gần 15.900 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng hơn 200 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 648.729 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 502.837 trường hợp.

Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch mới đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới. Trong 24 giờ qua, ASEAN có 6 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới.

Trong khi đó, Việt Nam, Brunei, Campuchia, Timor-Leste và Lào là những nước ASEAN không có thêm ca bệnh COVID-19 nào trong ngày 25/9.

Philippines hiện có tổng số ca mắc bệnh cao nhất trong số các nước thành viên hiệp hội. Philippines số ca tử vong tiếp tục xu thế giảm trong những ngày gần đây. Vùng dịch lớn nhất khu vực hiện có gần 300.000 ca nhiễm và khoảng 5.200 ca tử vong, tăng lần lượt gần 2.700 và 70 ca.

Indonesia hiện là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN hiện nay, khi nước này trong ngày ghi nhận số ca bệnh mới và số ca tử vong mới cao nhất khu vực.

Vùng dịch lớn thứ hai khu vực này ghi nhận 266.845 ca nhiễm, tăng 4.823 so với hôm trước, trong đó 10.218 người chết, tăng 113 ca. Thủ đô Jakarta đang siết chặt những biện pháp hạn chế, giảm thiểu hoạt động của các doanh nghiệp, trung tâm thương mại và nơi thờ phụng. Người dân không được dùng bữa tại nhà hàng và tới quán cà phê.

Singapore tiếp tục kiểm soát khá tốt tình hình và đã nhiều tuần nay không phát sinh ca tử vong mới nào vì COVID-19. Vùng dịch lớn thứ ba khu vực này đã ghi nhận 27 người chết và 57.665 người nhiễm, tăng 11 ca. Phần lớn các ca nhiễm mới vẫn là người lao động nhập cư sống trong các khu ký túc xá.

Singapore sẽ thí điểm chương trình thẻ thông hành cho các lãnh đạo doanh nghiệp cần đi công tác thường xuyên, khi họ tiếp tục nới lỏng một số hạn chế liên quan đến COVID-19. Chính phủ cho biết số lượng thẻ sẽ bị giới hạn trong giai đoạn đầu.

Malaysia tình hình đáng quan ngại hơn, nguy cơ làn sóng dịch mới đang hiện hữu khi nước này ghi nhận 111 ca bệnh trong ngày 25/9, nâng con số mắc lên gần 10.700.

Myanmar mấy ngày qua có số ca mắc mới bất ngờ tăng đột biến và hiện đối mặt với nguy cơ dịch leo thang nhanh chóng. Tình hình tại quốc gia thành viên này hiện rất đáng quan ngại khi ghi nhận tới gần 770 ca bệnh mới trong 1 ngày qua, lên hơn 9.100 ca ghi nhận được với 174 ca tử vong (tăng 24 ca).

Tính đến sáng ngày 26/9, Việt Nam có tổng cộng 1.069 ca mắc COVID-19, trong đó có 691 ca mắc do lây nhiễm trong nước, số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay là 551 ca; đã có 999 ca được chữa khỏi; 35 ca tử vong.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 21.842 người, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện 1.653 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác 13.586 người, cách ly tại nhà, nơi lưu trú 6.603 người.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong số các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính với virus SARS-CoV-2 lần 2 trở lên là 18 ca.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 8 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 22 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Top