Gắn 'cậu nhỏ' nhân tạo cho quý ông
Chi phí lên đến gần trăm triệu đồng, nhưng việc tái tạo dương vật là giải pháp tối ưu để có thể sinh hoạt trở lại.

Khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) vừa tái tạo thành công "cậu nhỏ" cho 2 trường hợp. Bệnh nhân gần đây nhất được phẫu thuật tạo hình dương vật là anh Thành, 28 tuổi, đến bệnh viện sau 6 tháng bị vợ ghen tuông cắt mất "chỗ ấy". Tưởng đời trai đã tàn, chàng thanh niên quê Kiên Giang nhờ bác sĩ tư vấn giải pháp tạm thời để có thể đi tiểu và sinh con.
Thạc sĩ - bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân cho biết, bệnh nhân đến khám trong tình trạng dương vật đã bị cắt tận gốc. "Tạo lại đường tiểu là việc không khó, tuy nhiên để có thể quan hệ tình dục thì bệnh nhân buộc phải làm dương vật nhân tạo", bác sĩ Dũng nói.
Để có được dương vật mới, việc đầu tiên các bác sĩ khám và chọn dùng da ở vạt cánh tay của bệnh nhân. Phần da được cắt có diện tích 20cm x 20cm, làm vỏ dương vật. Mảnh da được lấy bao gồm cả động mạch, tĩnh mạch và dây thần kinh nằm dưới da. Sau khi tách khỏi tay, lớp da này dùng để cuốn lại (như cuốn bì) ôm lấy hai ống thể hang nhân tạo bằng nhựa.
"Để dương vật có thể thành hình dạng, ngoài việc tạo hình cho giống, khó khăn lớn nhất là nối động mạch, tĩnh mạch và dây thần kinh của lớp vạt da cánh tay với phần động mạch, tĩnh mạch và dây thần kinh của đoạn dương vật còn lại trên cơ thể bệnh nhân", bác sĩ Dũng cho biết.
Dương vật nhân tạo được hoạt động bởi một công tắc điện, khi phẫu thuật, công tắc này được nằm ẩn trong da, vị trí thường là dưới bìu hoặc ở phần bụng dưới. "Khi có ham muốn, bệnh nhân chỉ cần nhấn công tắc, ở phần đuôi thể hang, chiếc máy bơm nhỏ xíu giúp bơm máu vào đầy thể hang khiến dương vật cương cứng lên. Phần dây thần kinh được nối trước đó giúp bệnh nhân vẫn có được cảm giác như người bình thường. Chính vì vậy vẫn có thể xuất tinh khi đạt cực khoái", bác sĩ Dũng nói.
Cũng như ca tạo dương vật giả cách đây một năm, anh Thành xuất viện trong tình trạng dương vật gần giống như thật, điểm khác biệt rõ nhất là nếu muốn cậu nhỏ ngưng cương cứng, bệnh nhân phải nhấn công tắc để máy bơm không tiếp tục bơm máu.
Dương vật mới giúp người bệnh phục hồi khả năng sinh hoạt tình dục, thậm chí người được tạo dương vật giả thành công còn cảm thấy tự tin bởi không mắc phải tình trạng dương vật teo nhỏ do xuất tinh sớm, tuy nhiên theo các bác sĩ, việc tạo dương vật mới có chỉ định nghiêm ngặt.
"Phương pháp này chỉ áp dụng cho người bị mất dương vật do tai nạn hoặc do bệnh lý phải cắt bỏ. Dù hoàn hảo đến mấy thì đồ thật vẫn tốt hơn dùng dụng cụ thay thế. Đó là chưa kể tỷ lệ biến chứng do nhiễm trùng vẫn có thể xảy ra. Ngoài ra chi phí điều trị có thể lên đến gần trăm triệu đồng", bác sĩ Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, tại khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân, nếu không làm dương vật giả để sinh hoạt tình dục, những bệnh nhân bị mất dương vật vẫn có thể được tái tạo đường tiết niệu để tiểu tiện với chi phí không cao.
Theo Ngôi sao
*Tên bệnh nhân đã thay đổi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 2 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 11 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 11 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 19 giờ trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 22 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.