Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gặp truyền nhân duy nhất của dòng họ còn lưu giữ bài thuốc trị dạ dày, đại tràng

Thứ bảy, 11:00 11/01/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Gần một thế kỷ đã trôi qua, kể từ khi ông cụ Lý Seo Pao đưa gia đình dạt từ Trung Quốc trở về vùng biên bên Việt Nam sinh sống, dòng họ Lý với bài thuốc gia truyền chữa bệnh dạ dày, đại tràng cũng từ đó dần trở nên mai một.

Ông Lý Văn Sèng, người duy nhất còn lưu giữ bài thuốc ấy, giờ đây đã quá ngưỡng ngũ tuần cũng còn đang băn khoăn không biết sẽ chọn người nào trong dòng họ để truyền dạy phương thuốc đặc biệt hiệu quả này.
 
Gặp truyền nhân duy nhất của dòng họ còn lưu giữ bài thuốc trị dạ dày, đại tràng 1

Ông Lý Văn Sèng giới thiệu cây thuốc trên rừng hái về. Ảnh T.G

 
Chuyện truyền nhân của bài thuốc

Ở vùng núi Hà Giang khi nhắc đến dòng họ Lý, cộng đồng dân tộc Mông nơi đây hầu như ai cũng biết chuyện dòng họ này sở hữu phương thuốc đặc trị bệnh dạ dày và đại tràng có tiếng. Ngay cả các đời vua Mông ngày xưa khi bị những căn bệnh này hành hạ, cũng từng phải tìm đến người được chân truyền của dòng tộc trị bệnh. Ông Lý Văn Sèng cũng khẳng định, ông là đời thứ tư của dòng họ Lý còn xót lại ở Việt Nam may mắn được các cụ làm lễ truyền dạy.

Ông Sèng cho biết, thực tế bài thuốc cổ truyền hiện ông đang sở hữu vốn có xuất xứ từ Trung Quốc, bởi theo gia phả, cụ Lý seo Pao (cụ nội Sèng-PV) quê vốn ở Vân Nam sang Việt Nam để khai hoang lập nghiệp, sau đó ở luôn bên này và không có ý định quay về nữa. Hơn một thế kỉ qua, các đời của dòng họ này vẫn giữ nguyên lời thề chỉ truyền lại phương thuốc cho một người đủ đức, đủ tài sau mỗi thế hệ.

Theo ông Sèng, quê ông ngày trước vốn không phải ở xã Đồng Tâm, huyện Bắc Quang mà ở tận huyện Hoàng Su Phì. Do cha ông thời còn trẻ vì suy nghĩ cho gia đình mà chuyển một số bộ phận trong dòng họ đến thôn Nhạ ở ẩn để tránh tai họa có thể ập đến. "Thời cha tôi vẫn còn trẻ, khi mà chỉ mới lấy mẹ tôi chưa được lâu, dòng tộc họ Vương có cậu con trai bị bệnh đại tràng nặng, nên đã sai quân kéo ngựa đến nhà tôi lúc nửa đêm để mời cha tôi lên tận Đồng Văn trị bệnh cho con trai ông vua Mông thời bấy giờ, khi lên đến nơi chữa bệnh cho con vua khỏi, nhà vua yêu cầu cha tôi phải ở lại, nếu cần thiết đem theo cả gia đình lên đó ở. Cha tôi đồng ý, lấy lý do về quê chuẩn bị  rồi bỏ trốn cùng mấy anh em xuống đây ở ẩn, vì ngày trước nơi đây hẻo lánh nên cũng không ai có thể phát hiện được cha tôi và mọi người về đây để tránh những hậu họa có thể có khi thân cận với nhà vua", ông Sèng cho biết.

Kể từ khi ông Lý Seo Trắng (bố Sèng -PV) chuyển về nơi ở mới và sinh được 6 đứa con, thì ông Sèng là người hay cùng bố đi rừng nhất. Mới chỉ 10 tuổi, ông Sèng đã lẽo đẽo đòi cùng bố đi rừng hái thuốc, nhìn bố chữa bệnh nhiều, đến khi lớn lên trở thành một thanh niên trai tráng, ông Trắng đã làm lễ truyền dạy bài thuốc cho cho Sèng, kể từ đó Sèng mới bắt đầu chữa bệnh. Mặc dù không cần biển hiệu quảng cáo, nhưng danh tiếng của cha ông và lời giới thiệu của những bệnh nhân được Sèng chữa khỏi trước đó khiến căn nhà sàn nhỏ của ông Sèng trở nên tấp nập hơn hẳn, hiếm khi không có bệnh nhân.
 
Công hiệu có thật của bài thuốc

Theo như ông Sèng kể, thì bài thuốc trị dạ dày của ông gồm có 9 cây thuốc, được chia ra làm 3 nhóm, một nhóm Khắc Bộn (thái nhỏ sắc uống-PV), một nhóm tán thành bột hấp trứng và nhóm còn lại ngâm rượu uống dần. Còn đối với bệnh đại tràng, ông Sèng cũng cho biết gồm có 2 nhóm chính, một nhóm đun uống và một nhóm tán thành bột uống cùng nước ấm. Ông Sèng khẳng định "có rất nhiều trường hợp đến đây chữa khi bệnh đã khá nặng, nhưng hầu như đều khỏi hết, nếu tính trung bình lượng người đến chữa khỏi thì đến 95% là khỏi hoàn toàn, còn lại do không trị triệt để nên có thể tái phát lại, chứ bình thường thì bệnh nhân đến chữa cũng không tốn quá nhiều thời gian, bởi khi uống thuốc thì thuốc được chuyển trực tiếp chuyển vào dạ dày.
 
Gặp truyền nhân duy nhất của dòng họ còn lưu giữ bài thuốc trị dạ dày, đại tràng 2

Chị Ma Thị Lan, người cùng thôn Nhạn từng được ông Sèng chữa khỏi. Ảnh T.G


Ông Sèng cũng cho biết, trong quá trình bốc thuốc tuyệt đối tránh tình trạng hái cả con sâu về, chỉ cần không cẩn thận hái con sâu lẫn vào trong thuốc chẳng những bệnh không khỏi mà còn có thể gây nguy hiểm đối với người bệnh. Chúng tôi đến gặp chị Ma Thị Lan, ở cùng thôn Nhạ, chị chia sẻ: "Nếu không có ông Sèng, không biết đến bao giờ bệnh tôi mới được chữa khỏi, đồng bào dân tộc Mông chúng tôi ở đây ít lắm, nhà tôi cũng chỉ mới được chuyển xuống đây ở, nên khi bệnh tật hay gặp khó khăn cũng đành cố gắng giúp nhau mà sống thôi. Trước đây, tôi bị đau bụng chồng tôi cũng sợ không biết tôi mắc bệnh gì. Khi ấy xác định bản thân mình bị bệnh dạ dày nên chồng tôi đã sang nhờ ông Sèng cắt thuốc uống sau một tháng giờ đã khỏi hẳn, nhà tôi nghèo quá nên cũng chẳng có tiền đưa cho ông ấy, sau đó cũng chỉ đem một con lợn khoảng 20kg biếu ông ấy thôi". Nhắc đến chuyện chữa bệnh của ông Sèng, anh Lý Seo Dạ mới đây cũng được ông Sèng chữa cho khỏi hẳn, bởi là anh em cùng họ hàng nên ông Sèng cũng không hề nhận đồng nào của anh Dạ.

Theo ông Sèng, những loại thuốc mà ông sử dụng toàn là những loại cây hiếm trên rừng già, nên ngay cả tên tiếng kinh ông cũng không biết tên gọi cụ thể, trong những vị thuốc chữa dạ dày ông chỉ biết một vị thuốc trong đó có lá Khôi… Bởi những vị thuốc ông dùng đều hiếm và khó trồng tại nhà, nên mỗi lần đi vào rừng ông Sèng cũng phải mang nồi, mang gạo đi theo để nấu ăn trên rừng, có khi đến cả tuần ông mới về được. Ông bảo, thi thoảng ông cũng lên huyện Hoàng Su Phì hái thuốc, tiện thể thăm lại những người anh em của cha ông ngày xưa. 
 
Gặp truyền nhân duy nhất của dòng họ còn lưu giữ bài thuốc trị dạ dày, đại tràng 3

Anh Lý Seo Dạ mới đây cũng được ông Sèng chữa cho khỏi. Ảnh T.G


Trong căn nhà sàn nhỏ của ông Sèng, có không ít đồ dùng hàng ngày mà những bệnh nhân từng nán lại nơi đây chữa bệnh tặng lại ông, có khi là những tấm mành tự đan, hay cái cối xay gạo vẫn được ông lưu giữ làm kỉ niệm. Hơn 30 năm miệt mài hái thuốc trị bệnh ở miền núi rừng, chưa bao giờ ông Sèng bó tay với một trường hợp nào, ông chỉ sợ rằng người bệnh không có tâm muốn được ông chữa. Bởi theo như quan niệm của ông, "người thầy thuốc cho dù có giỏi đến mấy, mà người bệnh không kiêng kỵ và giúp sức cùng chữa thì cho dù thần dược cũng trở nên vô hiệu".

Năm nay đã bước sang tuổi 53, ông Sèng không còn nhớ nổi mình đã chữa khỏi bao nhiêu trường hợp bị dạ dày và đại tràng, nhưng trong sâu thẳm thâm tâm ông vẫn còn chất chứa một nỗi lo, là khi ông đã già, rồi sau này bất chợt về với đất thì ai trong dòng họ sẽ nối nghiệp bài thuôc bí truyền của ông để tiếp tục làm phúc cứu giúp những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Trước lúc ra về, ông chia sẻ cùng chúng tôi, "cho đến thời điểm hiện tại, tôi chưa tìm được ai trong số 5 đứa con của tôi có đầy đủ phẩm chất để làm một lương y cả, giờ tôi cũng chỉ mong sao cho các cháu cùng họ sẽ có người lớn lên biết yêu nghề và có ý đức thôi, nếu như không tìm được truyền nhân chắc có chết tôi cũng không thể nhắm mắt được".     
   
 
Ông Đinh Quang Hưng, Phó chủ tịch UBND xã Đồng Tâm cho biết: "ông Sèng là một trong những lương y giỏi trong bản làng người Mông của xã lưu giữ lại bài thuốc cổ truyền, thực tế cũng cho thấy, rất nhiều trường hợp bị bệnh dạ dày, đại tràng được ông ấy chữa khỏi. Ngay cả bản thân tôi cách đây vài tháng bị đại tràng nặng, thậm chí đi ngoài ra máu, sau thời gian chữa thuốc tây không khỏi tôi đã tìm đến nhờ ông Sèng chữa, giờ đây cũng đã khỏi hẳn. Qua thời gian xem xét, Hội đông y xã cũng đã cấp thẻ hành nghề cho ông ấy".
 
Đức Họ
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng

Bệnh thường gặp - 21 phút trước

GĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao

Bệnh thường gặp - 22 phút trước

GĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Những bệnh có thể lây truyền khi đi Massage

Những bệnh có thể lây truyền khi đi Massage

Sống khỏe - 3 giờ trước

Massage giúp thư giãn và cải thiện sức khỏe, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh nếu không cẩn trọng. Tìm hiểu các biện pháp phòng tránh để bảo vệ bản thân an toàn.

Lợi ích của Matcha đối với sức khoẻ con người

Lợi ích của Matcha đối với sức khoẻ con người

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Matcha, loại bột trà xanh tinh túy từ lá trà non được xay nhuyễn, đang ngày càng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Việt Nam nhờ hương vị độc đáo và những lợi ích vượt trội cho sức khỏe. Không chỉ là một xu hướng ẩm thực, matcha còn được khoa học chứng minh là “người bạn đồng hành” lý tưởng trong việc chăm sóc cơ thể.

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Vú có dấu hiệu bất thường, thiếu cân đối quá mức giữa hai bên rất có thể do sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.

Người mắc bệnh cúm A nên tập thể dục như thế nào?

Người mắc bệnh cúm A nên tập thể dục như thế nào?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Đối với người mắc cúm A, sau khi hết sốt, có thể tập thể dục nhẹ nhàng, tốt nhất là nên tập ở cường độ thấp, tập chậm để giúp cơ thể phục hồi…

Ngay từ 20 tuổi phụ nữ nên duy trì 4 thói quen này để ngăn việc già đi quá nhanh, nuôi dưỡng collagen đến tuổi 50

Ngay từ 20 tuổi phụ nữ nên duy trì 4 thói quen này để ngăn việc già đi quá nhanh, nuôi dưỡng collagen đến tuổi 50

Sống khỏe - 17 giờ trước

Đừng chờ đến tuổi 30 hay 40 mới bắt đầu chăm sóc sức khỏe. Những gì bạn làm từ tuổi 20 - dù là nhỏ nhất - đều sẽ góp phần giúp bạn bước vào tuổi 50 với làn da tươi trẻ, tinh thần nhẹ nhõm và một sức khỏe đáng ngưỡng mộ.

Nghiên cứu mới phát hiện vi nhựa có thể "len lỏi" vào rau theo cách thức không ngờ

Nghiên cứu mới phát hiện vi nhựa có thể "len lỏi" vào rau theo cách thức không ngờ

Sống khỏe - 22 giờ trước

Nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Nature vào ngày 9/4 đã chỉ ra cách vi nhựa “len lỏi” vào cây cối và rau.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người bình thường có cần tăng cơ?

Người bình thường có cần tăng cơ?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều người cho rằng chỉ những ai tập luyện thể hình mới cần tăng cơ. Tuy nhiên, kể cả người bình thường muốn giữ dáng hay tăng cường sức khỏe đều cần có lượng cơ khỏe mạnh...

Top