Gặp vị hiệu trưởng đầu tiên tiếp quản Sài Gòn
GiadinhNet - Sau Chiến thắng mùa xuân năm 1975, nhiều cán bộ sẵn sàng vào Nam tiếp quản các cơ sở giáo dục. Ở tuổi 78, GS.VS Đặng Hữu (nguyên Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương vẫn nhớ như in ngày đầu tiên tiếp quản Sài Gòn và là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Với ông, dù ngắn ngủi nhưng đó là khoảng thời gian đầy kỉ niệm.
Câu chuyện của vị Giáo sư gần tuổi bát thập về những ngày tiếp quản Sài Gòn sau giải phóng miền Nam thi thoảng ngắt quãng vì những xúc cảm bất chợt ập về. Đôi lúc, ông kín đáo giở kính lau đôi khoé mắt. Ông chậm rãi kể lại: “Đầu tháng 4/1975, khi đang là Chủ nhiệm khoa Cầu đường, ĐH Xây dựng Hà Nội thì nhận được tin của cấp trên: "Sẵn sàng Nam tiến không?". Lúc ấy tôi đang nằm viện nhưng nghe tin mà tỉnh cả người. Với thế hệ chúng tôi, đấy là niềm ao ước không dễ có. Tôi vui đến mức không thấy đau ốm gì nữa. Tôi đòi ra viện để chuẩn bị nhưng bác sĩ không cho vì mới hôm trước thôi, tôi còn rất yếu. Thấy tôi phấn khởi quá, Bác sĩ khám đi khám lại và quá ngạc nhiên vì tôi bình phục rất nhanh. Ra viện, tôi lao về nhà, lén vợ gấp 2 bộ quần áo bộ đội, bi đông nước, võng dù, tăng rồi cho vào ba lô để đấy. Chỉ cần có lệnh, tôi sẵn sàng lên đường.
![]() GS.VS Đặng Hữu |
Mấy đêm liền, tôi thấy vợ cứ lén ra vườn khóc thút thít. Rồi cô ấy ôm chầm lấy tôi, khóc oà lên "Sao anh đi mà còn giấu mẹ con em?". Tôi không nói được gì thêm vì nhiệm vụ, sống chết gì tôi cũng đi và kiên quyết không được lung lay ý chí. Ngày 21/4, chúng tôi được lệnh tập trung tại Học viện Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) để nghe phổ biến tình hình chính trị. Đoàn của chúng tôi có 17 nhà giáo từ các trường, đủ các lĩnh vực: ĐH Kinh tế, ĐH Tổng hợp, ĐH Xây dựng, ĐH Bách khoa...
Sáng 28/4, chiếc máy bay IL-14 (một loại máy bay chở hàng quân sự và hành khách, dạng hai động cơ của Liên Xô), chở đoàn cán bộ giáo dục cất cánh tại sân bay Gia Lâm. Vào Đà Nẵng, chúng tôi tìm một nhà dân ở trọ và liên lạc với Trung ương Cục ở miền Nam. Mặc dù Đà Nẵng đã giải phóng nhưng đường phố vẫn la liệt dân thường không nhà. Ngày 30/4, được tin Dương Văn Minh đầu hàng ở miền Nam, chúng tôi ôm nhau hò reo trong nước mắt. Chiếc máy bay IL-14 tiếp tục đưa chúng tôi vào sân bay Phan Rang. Đến đây, đoàn liên hệ với Tỉnh uỷ xin được một ô tô chở heo do địch để lại và tiến thẳng hướng Sài Gòn. Đi đến đâu, chúng tôi cũng thấy cờ giải phóng đỏ rực trời cùng tiếng hò reo của bà con. Có người còn túm áo chúng tôi hỏi: "Có thấy chồng tôi không?...". Có thấy con trai chúng tôi không..."? Đúng ngày 1/5, đoàn chúng tôi đến Sài Gòn và phóng thẳng vào Dinh Độc lập để gặp Ban Quân quản”.
Bắc Nam sum họp
“Mùng 3/5/1975, chúng tôi bắt đầu tiếp quản các cơ sở giáo dục. Cũng đúng hôm đó, trên đường phố Sài Gòn còn ngổn ngang, tôi nom thấy một thanh niên quen quen. Hỏi thăm, hoá ra đấy là con ông chú ở quê tôi- Bình Định. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau. Qua cậu em, được biết mẹ tôi đã chạy loạn từ Bình Định vào Sài Gòn từ khi chiến dịch đang nổ ra ở Đà Nẵng. Trời ơi, 3 bố con tôi từ Bình Định tập kết ra Bắc từ năm 1952. Trong 23 năm chiến tranh, mình mẹ bơ vơ ở quê hương, còn chúng tôi chưa lúc nào được gặp lại mẹ. Gặp mẹ, hai mẹ con cứ thế ôm nhau khóc. Thế nhưng nhiệm vụ cấp bách, tôi tiếp tục từ giã mẹ ở nhà bà con để đi lo việc chung.
Lúc đó, đoàn cán bộ giáo dục từ Bắc vào đã liên lạc và gặp một số anh em cán bộ giáo dục ở căn cứ về tại Sài Gòn. Chúng tôi cùng tập hợp để tiếp quản Viện ĐH Sài Gòn, khu ĐH Thủ Đức (gồm nhiều trường thành viên) và quyết định tổ chức lại các trường thành một khối thống nhất, đồng thời bắt đầu tuyển sinh khoá mới. Tôi được phân công làm Hiệu trưởng Trường ĐH kỹ thuật Phú Thọ. Theo truyền thống của ĐH Bách khoa Hà Nội, chúng tôi quyết định đổi tên trường thành ĐHBK TP Hồ Chí Minh”.
![]() Sau 35 năm, Trường ĐH Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh đã có một cơ ngơi bề thế. |
Giáo sư Hữu tâm sự: “Tiếp cận môi trường mới, để tất cả giáo viên, sinh viên cùng đồng lòng với chúng tôi lúc này thật khó khăn. Do tâm lý còn nghi ngờ "Việt Cộng Bắc kì” nên ngay buổi đầu vào trường, tôi đã phải họp giáo chức, tìm hiểu hoàn cảnh từng người. Hàng ngày, tôi trò chuyện cùng họ để chia sẻ tâm tư nguyện vọng. Dần dần, chúng tôi hiểu và thân thiết nhau hơn. Chúng tôi có một bếp ăn tập thể, cùng góp tiền đi chợ nấu nướng, vui và hoà hợp lắm. Và rồi, các đồng nghiệp không còn nhìn bộ quần áo bộ đội trên người chúng tôi một cách ngần ngại nữa. Tất cả thầy, trò trở thành một khối đoàn kết.
Tôi là hiệu trưởng, được ở trong khu nhà tạm của trường. Chủ yếu, chúng tôi vận động để xây dựng lại bộ máy tổ chức. Ngoài ra, chúng tôi vận động phong trào sinh viên giúp Ban Quân quản chống mất trật tự trị an tuyến phố, ổn định tình hình, chống lực lượng chống đối. Ban đêm, tôi đọc tài liệu cũ của trường đến 12h khuya. Có lúc đang đọc sách trong phòng, đạn xuyên thủng mái tôn, qua lớp trần xốp và găm xuống nền nhà, ngay trước mặt tôi một lỗ to tướng. Tháng 9/1975, trường khai giảng năm học mới và tôi cũng đưa gia đình vào Nam. Thật vui vì năm đó, tôi đã áp dụng một số kiến thức đã từng học ở Liên Xô trước đây để đưa ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh thành trường đầu tiên ở Sài Gòn được quản lý dữ liệu thi cử qua máy tính.
Tuy nhiên, ở được một năm rưỡi, tức đến tháng 11/1976, nhận thấy trường đã ổn định, tôi được cấp trên rút ra Bắc làm Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Chia tay miền Nam ruột thịt thân yêu với tôi lúc đó là cả một khó khăn. Dù thời gian ở thành phố này rất ngắn ngủi nhưng với tôi, nó đầy ắp kỉ niệm không bao giờ quên được”.
GS. Viện sĩ Đặng Hữu sinh ngày 2/1/1930 tại xã Mỹ Tài, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Năm 1952, ông cùng bố và em trai tập kết ra Bắc, sau đó bảo vệ xuất sắc Luận án Tiến sĩ giao thông vận tải tại Trường MADI (Liên Xô cũ). Ông được Viện Hàn lâm giao thông Liên bang Nga bầu là Viện sĩ chính thức năm 1994. Từ tháng 4/1975 - 11/1976 tiếp quản Sài Gòn, ông làm Hiệu trưởng ĐH Bách khoa TP HCM. Từ tháng 11/1976 - 1982, ông là Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp; Năm 1982-1996, GS. Viện sĩ Đặng Hữu là Chủ nhiệm UBKH và KTNN, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Năm 1996-2002, GS. Viện sĩ Đặng Hữu là Trưởng ban Khoa giáo Trung ương Đảng. Ông được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng các khóa V, VI, VII, VIII (từ 1981 đến 2001); Được bầu làm đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX, X (từ 1987 đến 2002). Từ năm 1997 - 2002, GS. Viện sĩ Đặng Hữu là Trưởng ban chỉ đạo chương trình quốc gia về CNTT. Bên cạnh rất nhiều phần thưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước trao tặng cho những đóng góp của mình, GS. Viện sĩ Đặng Hữu còn được trao tặng Giải thưởng ASOCIO 2003 của Tổ chức công nghiệp Tin học Châu Á và Thái Bình Dương tặng cho người có đóng góp nhiều nhất cho phát triển CNTT. |
Mỹ Hà

Bộ Công an chỉ đạo làm rõ sự việc liên quan đến vụ nổ súng bắn người ở Vĩnh Long
Pháp luật - 48 phút trướcGĐXH - Sự việc nổ súng bắn người rồi tự sát ở tỉnh Vĩnh Long, Bộ Công an chỉ đạo xử lý nghiêm. Đồng thời, giao Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khẩn trương thẩm tra toàn bộ hồ sơ vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày 4/9/2024.

Ký ức của người lính quân y tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh
Đời sống - 1 giờ trước50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ký ức về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vẫn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính. Với GS.TS.TTND Nguyễn Văn Mùi – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân Y 103 – đó là những ngày tháng không thể nào quên.

Quy định mới nhất về tốc độ tối đa của ô tô, xe máy, người dân cần nắm rõ để tránh bị phạt
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Việc cập nhật thông tin về tốc độ tối đa mới là rất quan trọng đối với người lái xe để đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ pháp luật. Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin liên quan đến vấn đề này bạn đọc có thể tham khảo.

Chuyện về những thương binh ở nơi đặc biệt xem diễu binh 30/4
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Sáng nay, Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Kim Bảng, tỉnh Hà Nam tổ chức cho thương binh, người có công với cách mạng xem trực tiếp lễ diễu binh 30/4.

Cảnh báo: 28 chiêu lừa đảo tinh vi khiến hàng nghìn người "bay" tài khoản chỉ trong tích tắc
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Lừa đảo công nghệ cao đang biến tướng với hàng loạt chiêu trò khó tin, khiến ngay cả người cẩn thận nhất cũng có thể "dính bẫy". Từ giả mạo ngân hàng, chiếm đoạt mã OTP cho tới tuyển dụng ảo, những thủ đoạn ngày càng tinh vi. Dưới đây là 28 cách lừa đảo mới nhất bạn cần biết để tự bảo vệ mình và người thân!

2 Tiktoker đăng clip sai sự thật về an ninh trật tự sau khi xem sơ duyệt diễu binh
Pháp luật - 2 giờ trướcCơ quan công an vừa làm việc với 2 Tiktoker đăng tải clip có nội dung sai sự thật về việc bị mất điện thoại khi xem sơ duyệt diễu binh, tạo nhiều bình luận trái chiều và ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại TPHCM.

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Thời sự - 3 giờ trướcSáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đọc diễn văn tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Báo Sức khỏe và Đời sống trân trọng giới thiệu toàn văn bài diễn văn của Tổng Bí thư.

3 chính sách mới nhất có hiệu lực từ tháng 5/2025 dành cho công chức và viên chức
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Từ tháng 5/2025, 3 Thông tư mới dành cho công chức, viên chức, lao động sẽ chính thức có hiệu lực. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Những 'báu vật' gắn với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (P1): Tấm bản đồ Bảo vật Quốc gia
Đời sống - 4 giờ trướcGiữa hàng ngàn hiện vật nhuốm màu thời gian đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, có một báu vật khiến ai đi qua cũng phải dừng lại chiêm ngưỡng, đó là tấm bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh.

TRỰC TIẾP: Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Thời sự - 4 giờ trướcSKĐS - Giữa khí thế hào hùng của những ngày tháng Tư lịch sử, từ 6h30 sáng nay (30/4) tại TPHCM, Lễ diễu binh, diễu hành cấp nhà nước Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) chính thức diễn ra trong sự mong đợi, hân hoan tự hào của nhân dân khắp cả nước.

Top con giáp lộc dâng như thủy triều 3 tháng tới
Đời sốngGĐXH - Trong 3 tháng tới, những con giáp dưới đây sẽ bước vào giai đoạn vượng phát, công danh sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào, quý nhân xuất hiện giúp đỡ đúng lúc.