Gia tăng trẻ mắc viêm da cơ địa khi thời tiết thay đổi thất thường, làm sao để phòng bệnh?
GĐXH – Theo các bác sĩ, thời tiết hanh khô, ô nhiễm không khí, bụi bẩn hoặc trong gia đình thường xuyên có lông gia súc, gia cầm, hóa chất tẩy rửa mạnh là các yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ mắc viêm da cơ địa.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, số trẻ đến khám và điều trị về viêm da cơ địa tại bệnh viện có xu hướng gia tăng.
Điển hình là trường hợp trẻ 3 tháng tuổi được người nhà đưa đến viện với biểu hiện da tấy đỏ sưng nề kèm theo chảy nước ở vùng má 2 bên. Sau khi thăm khám lâm sàng, bệnh nhi được chẩn đoán viêm da cơ địa. Bác sĩ da liễu đã kê đơn thuốc và tư vấn chăm sóc da đúng cách tại nhà cho trẻ.

Trẻ đến viện thăm khám vì viêm da cơ địa. Ảnh: BVCC.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Dù không đe dọa tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều khó khăn cho trẻ và gia đình.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ, bao gồm yếu tố di truyền, môi trường sống và thói quen chăm sóc da cho trẻ chưa đúng cách. Theo đó, nếu gia đình có tiền sử dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, trẻ có nguy cơ cao bị viêm da cơ địa.
Bên cạnh đó, thời tiết hanh khô, ô nhiễm không khí, bụi bẩn hoặc trong gia đình thường xuyên có lông thú cưng, hóa chất tẩy rửa mạnh cũng gia tăng nguy cơ khiến trẻ dễ mắc viêm da cơ địa.
Ngoài ra, đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, làn da nhạy cảm, nếu cha mẹ sử dụng sản phẩm không phù hợp, da thiếu độ ẩm cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh.
Biểu hiện của viêm da cơ địa ở trẻ em
Đề cập đến các biểu hiện của viêm da cơ địa ở trẻ em, các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết, tùy vào từng giai đoạn, trẻ sẽ có những biểu hiện của viêm da cơ địa khác nhau. Bất kỳ vùng nào trên cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi viêm da cơ địa. Ở trẻ sơ sinh các triệu chứng thường hay gặp nhất ở vùng đầu, mặt, cổ, khủy tay.
Ở giai đoạn cấp tính, tổn thương thường thấy là mụn nước bị dập vỡ trên nền da dát đỏ, có rỉ dịch và đóng thành vảy tiết. Những tổn thương này thường hay gặp ở trán, má và cằm của bé. Trong trường hợp nặng hơn có thể nổi trên thân mình và các chi.
Đến giai đoạn bán cấp, các triệu chứng sẽ nhẹ hơn, các dát sần tập trung trên nền da đỏ thành từng mảng hoặc nằm rải rác, rỉ và ứ dịch nhiều, có phù nề kèm theo ngứa.
Khi tiến triển đến giai đoạn mãn tính, da trẻ thường dày và khô, các vết nứt ở da gây đau, những nếp gấp lớn như lòng bàn tay, bàn chân, cổ tay, cổ chân, tăng hoặc giảm sắc tố sau viêm.

Cần chăm sóc cẩn thận cho trẻ mắc viêm da cơ địa, tránh bệnh tái phát. Ảnh minh họa.
Cũng theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Hà Nội, trẻ mắc viêm da cơ địa thường kèm theo những tình trạng khác nhau như hen suyễn, dị ứng, lo lắng và mất ngủ. Viêm da cơ địa gây ngứa dữ dội khiến cho trẻ khó chịu và thường xuyên cào gãi hoặc chà xát, điều này làm da càng thêm tổn thương và bị nhiễm trùng.
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng như bội nhiễm virus herpes, vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu. Một số trường hợp bội nhiễm tổn thương da tại chỗ không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm khuẩn huyết.
Cách phòng ngừa viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ
Để chủ động phòng viêm da cơ địa cho trẻ, các chuyên gia khuyến cáo, cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như lông gia súc, gia cầm, len, dạ; giữ vệ sinh môi trường và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
Đối với những trẻ bị viêm da cơ địa, bố mẹ nên cho trẻ mặc quần áo chất liệu cotton, mềm, dễ thấm hút, hạn chế để đồ len, dạ tiếp xúc trực tiếp vào da của trẻ.
Nên tắm nước ấm, không quá nóng, không quá lạnh, nhiệt độ < 36°C, ngay sau khi tắm xong bôi thuốc ẩm da, dưỡng da, nhất là về mùa đông. Nếu dùng xà phòng thì chọn loại ít kích ứng. Đối với trẻ sơ sinh, cần vệ sinh sạch sẽ vùng da đóng bỉm, đóng tã lót ở trẻ nhỏ tránh chất tiết gây kích thích.
Cha mẹ không nên bôi, tắm cho trẻ bằng các nước lá không rõ nguồn gốc vì đây chính là nguyên nhân làm tình trạng bệnh của trẻ nặng thêm.
Hàng ngày nên cho trẻ uống đủ nước và ăn uống dinh dưỡng đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng hoặc thực phẩm lạ gây hại cho trẻ.
Nếu thấy trẻ có biểu hiện viêm nhiễm (chảy mủ, sưng đỏ, đau); bé ngứa quá mức, quấy khóc, mất ngủ hoặc chăm sóc tại nhà nhưng tình trạng không cải thiện, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng có thể xảy ra.


Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên: 'Ngòi nổ' âm thầm hủy hoại tâm hồn trẻ
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Trầm cảm ở tuổi vị thành niên luôn để lại những hệ lụy đau lòng. Câu chuyện từ 2 ca lâm sàng tại bệnh viện được các chuyên gia phân tích, cảnh báo thực sự đáng suy ngẫm.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Cách tăng tác dụng của hoa đu đủ đực trị bệnh
Sống khỏe - 16 giờ trướcHoa đu đủ đực có nhiều hoạt tính thực vật phong phú, được sử dụng chữa bệnh từ rất lâu. Bên cạnh đó, khi kết hợp loại hoa này với các dược liệu có cùng công dụng sẽ làm tăng tác dụng trị bệnh như ung thư, bệnh hô hấp hay bệnh tiết niệu...

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

Tại sao uống vitamin, chất bổ sung cần ghi nhớ quy tắc 30 phút?
Sống khỏe - 20 giờ trướcNhững người uống vitamin, thực phẩm bổ sung hàng ngày vào mỗi buổi sáng đang bỏ qua một quy tắc quan trọng, có thể âm thầm làm giảm lợi ích của các chất dinh dưỡng quan trọng này mà không hề hay biết...

Hiểu về viêm amidan mạn tính và giải pháp cải thiện từ thảo dược
Sống khỏe - 21 giờ trướcViêm amidan mạn tính là giai đoạn chuyển tiếp của viêm amidan cấp tính. Các triệu chứng viêm amidan mạn tính thường kéo dài dai dẳng và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và công việc của người mắc. Vậy đâu là giải pháp đối phó với tình trạng này hiệu quả?

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.