Cứu sống nam thanh niên bị đâm thấu ngực trong đêm
GĐXH – Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định bệnh nhân có dị vật kim khí xuyên thấu cơ vùng lưng qua khoang gian sườn 3-4 vào nhu mô thùy trên phổi trái, xuất huyết phế nang xung quanh, tràn khí - tràn máu khoang màng phổi.
Vừa qua, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện TWQĐ 108 đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 29 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng nguy kịch do vết thương thấu ngực nghiêm trọng, kèm theo dị vật cắm sâu trong phổi.
Người nhà cho biết, bệnh nhân bị đâm bằng dao nhọn từ phía sau lưng, gây mất máu nhiều. Sau khi được sơ cứu tại trung tâm y tế, bệnh nhân nhanh chóng chuyển đến Bệnh viện TWQĐ 108 giờ thứ 2 sau tai nạn trong tình trạng lơ mơ, da niêm mạc nhợt, khó thở và lưỡi dao còn cắm trong vết thương.

Các bác sĩ cấp cứu cho người bệnh. Ảnh: BVCC.
Ngay lập tức, bệnh nhân được kíp cấp cứu đánh giá toàn diện, điều trị giảm đau, thở oxy, bù dịch. Sau đó chuyển ngay sang phòng chụp cắt lớp vi tính để đánh giá tổn thương.
Qua chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, các bác sĩ xác định: dị vật kim khí xuyên thấu cơ vùng lưng qua khoang gian sườn 3-4 vào nhu mô thùy trên phổi trái, xuất huyết phế nang xung quanh, tràn khí - tràn máu khoang màng phổi.
BS Lê Kiều Trang, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết, các bác sĩ xác định đây là tổn thương rất nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến suy hô hấp, sốc mất máu, thậm chí tử vong nếu không được xử trí sớm.
Vì vậy, bệnh nhân được kíp cấp cứu nhanh chóng chuyển lên phòng mổ, kíp phẫu thuật tiến hành rút dị vật, phẫu thuật khâu nhu mô phổi bị tổn thương, lau rửa - dẫn lưu khoang màng phổi, hút liên tục và khâu vết thương.
Sau mổ, tình trạng bệnh nhân tạm ổn định, tỉnh táo, tự thở, không bị sốc. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị tại khoa hồi sức ngoại khoa.
Thận trọng với những vết thương ở ngực
Theo BS Trang, vết thương ngực có thể xuất hiện dưới nhiều dạng, từ các vết đâm do dao hoặc vật sắc nhọn đến những tổn thương nặng nề hơn như tai nạn lao động với máy móc công nghiệp hoặc bị bánh xe đè qua trong tai nạn giao thông.

Hình ảnh bệnh nhân bị dị vật xuyên thấu ngực. Ảnh: BVCC.
Trong đó, vết thương xuyên thấu do dao hoặc vật sắc nhọn thường để lại những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm: Mất máu nghiêm trọng gây sốc; tổn thương phổi với các biến chứng như thủng phổi, tràn khí, tràn máu khoang màng phổi; chèn ép trung thất và phổi lành, dẫn đến suy hô hấp hoặc ngạt, nguy cơ tử vong cao nếu không được xử trí kịp thời.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân được đưa đến cơ sở y tế kịp thời và can thiệp phẫu thuật đúng cách, tỷ lệ sống sót có thể tăng lên 80-90%, ngay cả trong các trường hợp nặng.
Nguyên tắc xử trí vết thương có dị vật
Theo các bác sĩ, để đảm bảo an toàn trước khi đến bệnh viện, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: Với các trường hợp vết thương còn dị vật cắm sâu, tuyệt đối không tự ý rút dị vật ra ngoài, đặc biệt khi dị vật lớn, xuyên sâu hoặc nằm ở các khu vực nguy hiểm. Việc rút dị vật sai cách có thể khiến máu chảy ồ ạt, gây tổn thương thêm các mô xung quanh và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Hướng dẫn sơ cứu ban đầu:
- Băng kín vết thương: Dùng tay ép nhẹ mép vết thương sát với dị vật để hạn chế tổn thương lan rộng.
- Đặt gạc hoặc vật liệu mềm xung quanh dị vật: Đảm bảo cố định tốt mà không làm dị vật xê dịch.
- Dùng vành khăn cố định dị vật: Đặt vành khăn hoặc vật tương tự lên vùng vết thương, sau đó băng kín lại để bảo vệ dị vật.
- Chuyển đến cơ sở y tế: Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được xử lý chuyên sâu, giúp tăng cơ hội sống sót và giảm thiểu biến chứng cho bệnh nhân.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Người đàn ông mắc liên cầu khuẩn sau khi ăn lòng lợn: Những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH – Mới đây, thông tin người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình nguy kịch, tiên lượng tử vong cao do mắc liên cầu khuẩn lợn sau khi ăn lòng lợn đã khiến nhiều người hoang mang. Điều đáng nói, đây không phải là trường hợp hiếm gặp họa do mắc liên cầu lợn từ quá trình giết mổ, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ thịt lợn.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mỡ lợn chữa bệnh gì, các bài thuốc từ mỡ lợn
Sống khỏe - 10 giờ trướcMỡ lợn từ xa xưa được con người xem là một thực phẩm rất phổ biến trong cách chế biến món ăn của đại đa số dân tộc trên thế giới, nhưng đây cũng là một vị thuốc quý được dùng chữa một số bệnh trong Đông y.

Thời điểm ăn giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Ăn đúng thời điểm có thể mang lại lợi ích đáng kể cho người bệnh tiểu đường trong việc ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa
Sống khỏe - 15 giờ trướcDứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.