Giấc mơ phát triển du lịch trên sông Tô Lịch?!
GiadinhNet - Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch của một doanh nghiệp gửi đến UBND TP Hà Nội nhận được rất nhiều ý kiến đa chiều. Ý kiến ủng hộ cho rằng, việc có một dòng sông bẩn ở giữa Thủ đô chẳng khác nào “đặt nhà vệ sinh vào giữa phòng khách”?!
Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch được nhiều người dân ủng hộ. Ảnh: Sơn Tùng
Mong sông Tô Lịch được cải tạo!
UBND TP Hà Nội vừa nhận được đề xuất của Tập đoàn Phương Bắc về chủ trương cải tạo sông Tô Lịch. Trước đây, sông Tô Lịch đã được nạo vét đáy sông, kè bờ để làm sạch và chống lấn chiếm. Tuy nhiên, do hệ thống nước thải của thành phố đổ vào sông này nên mức độ ô nhiễm ngày một nghiêm trọng. Theo đề xuất mới, sông Tô Lịch sẽ được cải tạo lại hệ thống thoát nước thải thành hệ thống đi riêng, vì vậy, nước đổ ra sông sẽ là nguồn nước sạch, nước mưa tự nhiên. Hệ thống kè sẽ được xây lại để tiết kiệm không gian quỹ đất. Tăng mật độ cây xanh và vật liệu kiến trúc nhằm tăng vẻ đẹp của thành phố. Từ nền tảng nêu trên, đơn vị đề xuất sẽ xây dựng hệ thống du lịch sông Tô Lịch bao gồm du lịch đường sông và các quán cafe nổi trên sông. Giai đoạn tiếp theo sẽ kết nối với những “dòng sông chết” khác như: Sông Nhuệ, sông Kim Ngưu và các sông khác để thoát nước mưa, chống ngập cho thành phố.
Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch được tham khảo từ một số con sông chảy qua thủ đô ở các nước trên thế giới, như sông Thames ở Anh, sông Seine ở Pháp. Vì vậy, chủ trương cải tạo “dòng sông chết” giữa Thủ đô Hà Nội được kỳ vọng sẽ giống như dòng sông Thames hồi sinh giữa Thủ đô London, nước Anh. Đề xuất trên được dư luận người dân ủng hộ bởi việc cải tạo một “dòng sông chết” giữa lòng Thủ đô đang ô nhiễm ở mức nghiêm trọng là hoàn toàn cần thiết.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc làm này không những cải thiện môi trường trong sạch mà đời sống của người dân cũng được cải thiện. Anh Nguyễn Khắc Tùng (34 tuổi, ở Ngã Tư Sở, Hà Nội) cho hay: “Mức độ ô nhiễm của dòng sông lịch sử này ngày càng nghiêm trọng. Nước sông thì đen sì, bẩn thỉu, bốc mùi hôi thối. Ở vùng hạ lưu, mùi hôi càng nồng nặc. Vì vậy, những người dân sinh sống ở gần sông Tô Lịch như chúng tôi rất muốn dòng sông được cải tạo”.
Cùng đó, ông Trần Đình Hảo (65 tuổi, ở Đống Đa) cho biết: “Nếu xử lý được theo hướng tất cả nước thải được thu hồi thì dòng sông Tô Lịch sẽ giảm được tối đa nguồn ô nhiễm. Còn việc kinh doanh trên sông thì phải cân nhắc bởi nếu bịt kín dòng sông bằng bê tông, cốt thép, nhà hàng thì chẳng khác nào cống hóa sông Tô Lịch. Theo tôi, việc sử dụng không gian của dòng sông này như thế nào thì cần phải lấy ý kiến rộng rãi của người dân, chuyên gia”.
Hy vọng bộ mặt Thủ đô sẽ thay đổi
Tuy nhiên, nhiều ý kiến khẳng định, rất khó để cải tạo “dòng sông chết” này.
Mặc dù đề xuất cải tạo sông Tô Lịch được dư luận ủng hộ, đặc biệt là những người đang hàng ngày sinh sống bên cạnh “dòng sông chết” nhưng cũng không ít ý kiến e ngại rằng, việc cải tạo một dòng sông đã có thời gian “chết” lâu năm như vậy liệu có khả thi? Cùng đó, Hà Nội cứ mưa là ngập, nhà đầu tư có ngăn nổi nước bẩn từ khắp thành phố đổ vào sông hay không? Các tuyến sông như sông Nhuệ, sông Kim Ngưu, các mương nước dẫn ra các sông cũng ô nhiễm nặng nề có được ngăn chặn triệt để và không đổ vào sông Tô Lịch khi mưa lớn gây ngập diện rộng như năm 2008?
Theo ông Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, các dự án cải tạo, hồi sinh dòng sông là cần thiết nhưng không được lợi dụng để kinh doanh du lịch, cửa hàng trên sông. Dòng sông sẽ mang lại lợi ích kinh tế mềm như không gian sống trong lành cho người dân, cho cộng đồng nên nếu mục đích cải tạo sông để khai thác, phát triển du lịch là sai lầm trong quy hoạch.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, TS Lê Xuân Phương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển doanh nhân và doanh nghiệp Đông Nam Á cho hay: “Ô nhiễm ở sông Tô Lịch hay còn được gọi là “xú uế trung cung”, tức là xú uế ở giữa Thủ đô. Ở góc độ phong thủy thì việc ô nhiễm này ảnh hưởng đến vận khí cả khu vực. Ví như trong nhà thông thoáng mà đặt nhà vệ sinh giữa phòng khách thì việc làm ăn của gia đình sẽ khó mà đi lên thì với dòng sông ô uế giữa lòng Thủ đô cũng tương tự. Ô nhiễm không những ảnh hưởng đến con người, đến môi trường sống mà còn ảnh hưởng đến tư tưởng, đi lên của kinh tế khu vực”.
Cũng theo TS Lê Xuân Phương: “Việc cải tạo dòng sông ô nhiễm nhiều năm sẽ khá khó khăn nếu không được cơ quan quản lý nhà nước ủng hộ, đồng tình. Tuy nhiên, tôi cho rằng, những gì tốt đẹp nhất cho người dân thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ ưu tiên. Hơn nữa, cái quan trọng nhất là người dân Thủ đô ủng hộ, nếu như người dân cả nước ủng hộ nữa thì quá tốt. Việc phát triển và khai thác du lịch trên sông sẽ làm bộ mặt Thủ đô thay đổi, phát triển hơn và văn minh hơn”.
Theo Trung tâm Quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) - đơn vị tiến hành quan trắc nước sông Tô Lịch vào năm 2013 và kết quả cho thấy: Lượng oxy hòa tan thấp hơn 2 lần so với tiêu chuẩn. Lượng oxy hóa học trong nước (COD), oxy sinh học trong nước (BOD5), khuẩn coliform trong nước, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng dầu, mỡ, hàm lượng amoni (NH4 )… đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Bảo Loan
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 59 phút trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 1 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 2 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 3 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 3 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 3 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 5 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.