Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giải mã hiện tượng người... mọc sừng

Thứ ba, 21:30 28/10/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Ngay tại Việt Nam, một cụ già mọc sừng dài tới 20cm và đang phải sống rất khổ sở.

Khổ vì 97 tuổi mọc sừng 20cm

Ở xã Hải Lộc (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) có cụ bà Đoàn Thị Ngôn, 97 tuổi, mắc phải căn bệnh lạ: Giữa đầu gối chân trái bỗng mọc lên chiếc sừng dài hơn 20 cm, rộng 4 cm, cứng và cong cụp vào đùi. Sừng càng lớn càng làm cụ đau nhức, tới mức sờ nhẹ cũng làm cụ đau. 

Người nhà cụ Ngôn kể rằng, cụ bị mọc sừng sau vụ ngã gẫy chân trái, nhưng bị bác sĩ không bó bột được, vì tuổi cụ cao, khó có thể liền xương lại. Sau quá trình nặn mủ (tháng 3/2012) thì chiếc sừng nhỏ mọc lên, bác sĩ chỉ định nạo đi, nhưng vì cụ quá đau nên đành thôi.

Đời cụ Ngôn nhiều lần gặp bạo bệnh: Năm 50 tuổi cụ giẫm phải mảnh sành, lên cơn co giật do bị uốn ván, di chứng để lại là các ngón chân quặp hết lại, cụ đi lại phải nhón 5 đầu ngón, dẫn đến gan bàn chân sưng to và khớp nối bị hoại tử.

Chừng 10 năm sau, chân trái cụ lại bị đỉa cắn dẫn tới hoại tử trên đầu gối. Hồi chồng cụ còn sống thường dùng bài thuốc kết hợp giữa cây lá sòi và rêu bến đá để chữa khỏi, nhưng đi lại vẫn khó khăn.

Nhiều năm qua cụ được nhà nước trợ cấp 180.000 đ/tháng, nhưng mọi sinh hoạt của cụ đã khó càng thêm khó khăn kể từ khi bị mọc sừng. Hiện cụ mắt phải cụ Ngôn đã mù hẳn, mắt trái nhìn lờ mờ, tai đã điếc, chân đau đớn vì tai nạn và bệnh bất thường, khiến cụ chỉ có thể lết quanh giường, hoặc xuống nền gạch ngay sát giường. 

Nan giải

Nhiều nhà khoa học, bác sĩ đã nghiên cứu, tìm hiểu về hiện tượng mọc sừng, song vẫn chưa có được lời giải thích thỏa đáng.

Phần nhiều cho rằng, hiện tượng mọc sừng ở người là do u xương lành tính. Một số cho đó là biến thể của loại bệnh cornu cutaneum (thừa màng da). Theo Tạp chí World Journal Surgical Oncology (WJSO), sừng da ở người phát sinh do các tổn thương biểu bì ở phạm vi rộng. Các tổn thương này có thể là lành tính, tiền ác tính hay ác tính, 1/3 trường hợp mắc hiện tượng này đều có khả năng dẫn đến ung thư, 2/3 còn lại cũng gặp nhiều vấn đề nan giải.

Tiến sĩ Madhusudan, bác sĩ tại một bệnh viện ở Narasimharajapura cho rằng nguyên nhân mọc sừng có thể là do tích mỡ dưới da. Vị trí mọc sừng thường ở đầu, cổ và mu bàn tay - khiến cho nhiều chuyên gia y khoa có ý nghĩ kết nối giữa sự phát triển của những chiếc sừng với các tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím từ ánh nắng Mặt trời. Độ tuổi trung bình bị ảnh hưởng nhiều nhất là 57 tuổi, bên cạnh đó, sự tiếp xúc với tia cực tím trong một thời gian dài cùng với sự lão hóa da liên quan đến tuổi tác có thể đặt nền móng cho quá trình phát triển sừng da ở người.

Y học thế giới đã ghi nhận có khoảng 55 người đàn ông và 65 phụ nữ mọc sừng, không phải mọc bẩm sinh, mà chỉ mọc tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Mặc dù đã có rất nhiều kết luận khoa học được đưa ra để giải đáp cho hiện tượng kỳ lạ này nhưng nhìn chung vẫn chưa có lời giải đáp nào cụ thể và rõ ràng. Tất cả vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu.

Những trường hợp người mọc sừng gây sốc.

Lịch sử y học có ghi 2 nhân vật nổi tiếng mọc sừng là Alexander Đại Đế (Hy Lạp) và Moss - lãnh tụ Do Thái.

Thế kỷ 17, nhà tự nhiên học Bartholinus (Viện Giải phẫu sinh lý Hà Lan) công bố công trình nghiên cứu về những người mọc sừng nổi tiếng, miêu tả họ mọc sừng như tê giác, bò tót. Ông còn nhắc đến một cụ bà, đã cắt chiếc sừng quý dài 30cm của mình để dâng tặng nhà vua.

Trường hợp cổ nhất còn lưu giữ là sừng của bà Mary Davis, sống ở Saughall, Cheshire, Anh vào thế kỷ 17. Bà mất năm 1688 ở tuổi 71, có 4 chiếc sừng da. Chiếc sừng duy nhất còn lại của bà màu đen, không quá dày và cứng, rất cân đối và hiện được bảo tồn và trưng bày tại Bảo tàng Công nghệ Jurassic, TP Culver, California, Mỹ.

Thời hiện đại cũng có những trường hợp người mọc sừng gây sốc.

-Ông Li Zhibing, 62 tuổi, ở Thập Yển, Hồ Bắc, Trung Quốc đã sống với chiếc sừng da mọc ở gáy hơn 30 năm nay. Sừng trông như mẩu gỗ, màu sắc như gỗ, đá, được tạo bởi tổ hợp các protein có trong tóc và da người.

-Năm 2007, tờ Yangcheng Evening đưa tin một bà cụ 95 tuổi ở thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc bị mọc chiếc sừng cong, giống như cuống bí ngô trên trán. Thực sự, đó là một nốt ruồi lớn khác thường giống hình chiếc sừng, không đau nhưng ảnh hưởng tới tầm nhìn.

-Đặc biệt hơn là cụ ông Abdul Razak - một cảnh sát về hưu, ở thị trấn Narasimharajapura, Ấn Độ đã mọc cả cụm sừng phía sau đầu 20 năm qua. Cụ sinh ra bình thường, chỉ khi về hưu những chiếc sừng bắt đầu nhú lên. Năm 2008 một chiếc sừng dài bằng ngón tay bị rụng, nhưng vẫn còn 5 chiếc khác.

cụ ông Abdul Razak mocjcar cụm sừng.

cụ ông Abdul Razak mocjcar cụm sừng.

-Bà cụ 101 tuổi Zhang Ruifang sống tại làng Linlou, Trung Quốc mọc chiếc sừng dài 6 cm trên trán trái. Chiếc sừng bắt đầu từ một cái bướu nhỏ và cả gia đình cụ đều không chú ý cho đến nó mọc dài hơn.Cụ bà 101 tuổi nói rằng, từ khi có sừng, cụ rất vui vì được nhiều người tới thăm. Mới đây, các bác sĩ khẳng định trán bên phải của cụ lại mọc thêm chiếc sừng khác.

Ở Việt Nam trước đây có cụ bà Ngô Thị Tâm (sinh năm 1928), trú tại Khu 10 xã Phú Lộc, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ trên đầu tự nhiên mọc ra một... “cái sừng” dài hơn 30cm trước trán, nhìn giống với sừng tê giác.

Trà Giang (tổng hợp)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt

7 biến chứng do thiếu sắt

Sống khỏe - 10 giờ trước

Thiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn

Sống khỏe - 12 giờ trước

Đối với người thích đi bộ để rèn luyện sức khỏe, cần phải biết cách để làm cho nó hiệu quả hơn nữa. Thực hiện một số điều đơn giản khi đi bộ có thể biến một cuộc đi dạo thành một bài tập đốt cháy calo tốt…

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn

Sống khỏe - 15 giờ trước

Ngày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa

Sống khỏe - 16 giờ trước

Bộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở
Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Y tế - 1 ngày trước

Phương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Y tế - 1 ngày trước

Tin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

Top