Giải mã lý do ngày càng có nhiều người bị ung thư
Trước đây con người không sống lâu và y học chưa đủ phát triển để xác định ung thư; ngày nay lối sinh hoạt cùng tuổi thọ kéo dài khiến căn bệnh trở nên phổ biến.
Thời đại ngày nay dường như mỗi chúng ta đều có người thân hoặc bạn bè bị hoặc từng mắc ung thư. Căn bệnh này đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết và được coi là vấn nạn của xã hội hiện đại. Tại sao điều này lại xảy ra? Theo Medicaly Daily, những yếu tố thuộc về lối sống như hút thuốc lá, ít vận động, chế độ ăn nghèo nàn và tuổi thọ kéo dài khiến con người dễ mắc ung thư.

Trường hợp ung thư đầu tiên trên thế giới được ghi nhận vào năm 2625 trước Công nguyên bởi Imhotep, vị bác sĩ Ai Cập cổ đại. Ông đã tìm thấy "những khối phồng lên trên vú, lan ra, giống như một loại quả chưa chín; lạnh và cứng", những dấu hiệu thường gặp ở bệnh ung thư vú. Ung thư bụng và các khối u khác cũng được phát hiện ở nhiều xác ướp Ai Cập. Trong cơ thể được bảo tồn của một phụ nữ trẻ thuộc bộ tộc Chiribaya ở sa mạc Atacama còn xuất hiện một khối u lớn từ xương xuyên qua da.
Như vậy, ung thư đã tồn tại từ rất lâu. Vào giai đoạn con người còn lo ngại dịch hạch, cúm, lao và đậu mùa, những báo cáo về ung thư rất hiếm thấy. Đó là do nhân loại không sống đủ lâu để phát triển ung thư và các bác sĩ cũng không thể xác định bệnh một cách chính xác.
Đến năm 1900, ung thư trở thành nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 8 ở Mỹ. Năm 1950, tuổi thọ trung bình tăng thêm 21 năm và ung thư vọt lên vị trí thứ nhì danh sách các nguyên nhân gây chết người, chỉ sau bệnh tim. Nguy cơ ung thư tăng lên theo tuổi thọ. Ví dụ, một người đàn ông từ 49 tuổi trở xuống chỉ có một trong 304 khả năng bị ung thư tuyến tiền liệt, nhưng khi chạm mốc 70 tuổi, tỷ lệ này là 1/9.
Một tin đáng mừng là bệnh nhân ung thư đã có nhiều cơ hội sống sót hơn. Năm 2013, Hiệp hội Ung thư Mỹ thông báo tỷ lệ tử vong do ung thư đã giảm 20% so với 20 năm trước đó. Thành quả này đến từ những nỗ lực trong giáo dục, sàng lọc, chẩn đoán và điều trị ung thư. Hơn nữa, nhiều bệnh ung thư đã có thể được ngăn chặn. Năm 2010, gần 1,5 trên 8 triệu trường hợp tử vong do ung thư trên thế giới gây ra bởi thuốc lá. Các tác nhân như thừa cân, béo phì, lười vận động cùng ăn uống phản khoa học dẫn đến 20% ca ung thư toàn cầu.
Sự kết hợp của tuổi thọ kéo dài và lối sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe, bởi vậy hãy đứng dậy và kiểm soát cuộc sống của bạn.
Theo VnExpress.net

Bất ngờ loại rau mùa hè tốt cho người bị tiểu buốt, ổn định đường huyết, người Việt nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Rau sam được ví như "kháng sinh tự nhiên" giúp thanh lọc cơ thể, đặc biệt là với các tình trạng đau do tiêu hóa hay các bệnh liên quan đến đường tiết niệu...

Bộ Y tế quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực bà mẹ và trẻ em
Y tế - 7 giờ trướcThứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức vừa ký ban hành Thông tư của Bộ Y tế quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực bà mẹ và trẻ em.

Người đàn ông 35 tuổi bị loét thực quản vì mắc sai lầm này khi uống thuốc
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Khi uống thuốc, anh chỉ uống một ngụm nước nhỏ rồi vội vã nằm xuống ngủ. Các bác sĩ phát hiện anh bị loét thực quản do thuốc lưu lại lâu ngày trong thực quản.

Ngành Y tế đảm bảo khám, cấp cứu, chủ động phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ
Sống khỏe - 11 giờ trướcTrước ảnh hưởng của bão số 1 gây mưa lớn và ngập lụt, ngành Y tế Quảng Trị và TP Huế đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân và duy trì hoạt động khám chữa bệnh không bị gián đoạn.

Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025
Y tế - 11 giờ trướcĐể bảo đảm việc chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội trong các tháng 7, 8 và 9 năm 2025 được thực hiện đúng quy định, liên tục, không bị gián đoạn, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận đã có chỉ đạo về vấn đề này.

Thiếu niên 16 tuổi cấp cứu với vùng kín đau đớn dữ dội
Mẹ và bé - 14 giờ trướcThiếu niên 16 tuổi thấy bao quy đầu hẹp đã tự lộn tại nhà dẫn đến phù nề, thắt nghẹt. Khi vùng kín đau dữ dội, bệnh nhân mới nói với gia đình đưa đi viện cấp cứu.

Người phụ nữ 39 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm tụy cấp, mỡ máu tăng gấp 100 lần, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Trường hợp của chị H, nguyên nhân tăng mỡ máu cấp tính, viêm tụy cấp là do kích thích nội tiết tố trong chu kỳ IVF.

Chỉ là đầy hơi sau bữa ăn – Nhưng có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bạn ăn xong một bữa cơm thịnh soạn, bụng căng tức, khó chịu. Bạn tự nhủ “Chắc do ăn no quá” hoặc “Chắc là rối loạn tiêu hóa thôi”. Nhưng nếu tình trạng đầy hơi, chướng bụng sau ăn cứ lặp đi lặp lại, kéo dài nhiều tuần – đừng vội bỏ qua.

Những dấu hiệu ở lưỡi cảnh báo vấn đề sức khỏe đáng lo ngại mà nhiều người bỏ qua
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Lưỡi – cơ quan tưởng chừng đơn giản chỉ giúp ta cảm nhận vị giác lại là “tấm gương” phản chiếu sức khỏe tổng thể của cơ thể. Thế nhưng, không ít người chỉ chú ý đến răng miệng mà bỏ qua những thay đổi ở lưỡi, dù đó có thể là tín hiệu sớm của nhiều bệnh lý đáng lo ngại.

Người đàn ông bị suy đa tạng do biến chứng bệnh tiểu đường, bác sĩ chỉ rõ sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH -Trường hợp này là một minh chứng điển hình cho hậu quả ít được chú ý của bệnh tiểu đường lâu năm.

Lưu ý 6 nhóm thực phẩm gây hại gan, không nên ăn để phòng bệnh viêm gan A
Bệnh thường gặpGĐXH - Khai thác bệnh sử để tìm nguyên nhân hàng loạt người bị viêm gan A, các bác sĩ nhận thấy hầu hết những người này từng sử dụng 1 loại thực phẩm mua từ siêu thị, hiện giới chức chưa công bố tên cụ thể.