Hà Nội
23°C / 22-25°C

GIẢI OAN chính thức cho lời đồn “cơm là thủ phạm gây béo phì, tiểu đường” và gợi ý của chuyên gia để làm sao ăn cơm mà không béo

Thứ năm, 10:35 10/10/2019 | Sống khỏe

Vài năm gần đây, nhiều người cố hạn chế dùng cơm vì nghi rằng nó chính là "thủ phạm gây tăng cân và tăng đường huyết". Tuy nhiên các chuyên gia lại tiết lộ một sự thật khác...

Chị Nguyễn Phương Anh (25 tuổi, Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội) ám ảnh với cân nặng quá khổ, chị cho hay mình đã bỏ hẳn ăn cơm từ 2 tuần nay để giảm béo.

"Mình được nhiều người khuyên rằng nên từ bỏ ăn cơm, thay vào đó ăn nhiều thịt, nhiều rau để cải thiện cân nặng", dù đang nỗ lực để thực hiện việc giảm cân xong chị Phương Anh thú nhận việc bỏ cơm không hề dễ dàng, nhất là chị luôn cảm thấy mệt mỏi vào giữa giờ chiều.

GIẢI OAN chính thức cho lời đồn “cơm là thủ phạm gây béo phì, tiểu đường” và gợi ý của chuyên gia để làm sao ăn cơm mà không béo - Ảnh 1.

Cùng suy nghĩ trên, cô Ngọc Hương (54 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng cơm là nguồn gây tăng cân và tăng đường huyết. Kể từ khi được chẩn đoán có dấu hiệu tiểu đường từ 1 năm trước, cô không dám ăn nhiều cơm, thậm chí thường xuyên không ăn vì sợ bệnh thêm trầm trọng.

Chính thức giải oan cho cơm

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm - trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, có rất nhiều người đang hiểu sai về cơm, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe do thói quen ăn uống sai lầm.

"Không phải cứ ăn cơm là tăng cân, mà điều này đến từ việc cơ thể ít vận động nhưng khả năng tiêu hóa lại tốt. Ngược lại, có nhiều người được gọi là "người gầy, thầy cơm", vì dù ăn nhiều cơm bao nhiêu họ vẫn không thể béo lên được cơ mà?", PGS.TS.NGƯT Nguyễn Duy Thịnh cho biết.

Vị chuyên gia cũng phân tích, khẩu phần ăn hàng ngày của một người gồm 12-15% chất đạm, 25% chất béo còn lại là đường bột. Từ đó có thể hiểu chất đường bột là năng lượng chính trong mỗi bữa ăn.

Nhiều người có lẽ sẽ không rõ chất đường bột là gì, chất đường bột không chỉ từ cơm mà còn mà còn từ rất nhiều thực phẩm khác như trái cây, bánh, kẹo, đồ uống có ga... Đường bột không phải chất béo nhưng lại dễ hấp thụ, khi ăn quá nhiều sẽ chuyển hóa thành mỡ và gây ra thừa cân, béo phì. Nhiều người giảm cơm nhưng lại ăn vặt, đặc biệt là các loại hoa quả chứa nhiều đường như xoài, thanh long, na… chính vì vậy họ vẫn tăng cân.

GIẢI OAN chính thức cho lời đồn “cơm là thủ phạm gây béo phì, tiểu đường” và gợi ý của chuyên gia để làm sao ăn cơm mà không béo - Ảnh 2.

Cùng quan điểm trên, thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) cho biết: "Nhiều người cứ nhịn cơm rồi nạp vào cơ thể các loại đường cao năng lượng là sai lầm. Họ tăng cân rồi lại đổ cho cơm. Trước đây, cơm chiếm khẩu phần chính trong bữa ăn, nhưng hiện nay, người dân không ăn quá nhiều cơm, mà thực chất họ nạp rất nhiều đường bột từ các nguồn khác".

Bác sĩ Tường Vi khẳng định việc nhịn cơm để giảm cân là sai lầm bởi chất bột đường có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể và oxy cho não. Nhịn ăn tinh bột sẽ gây buồn ngủ, ngủ gật, thiếu sức sống vì không có oxy cho não, nhất là vào buổi sáng.

Do đó, bắt buộc phải ăn tinh bột, có thể từ cơm, hoặc bún, phở, cháo, bánh mì, nhất là vào buổi sáng, sau một đêm dài nhịn đói.

Làm sao để ăn cơm mà vẫn giảm cân?

Như đã phân tích ở trên, nếu bỏ cơm mà vẫn ăn vặt thì sẽ gây béo chính vì vậy PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo chị em phụ nữ muốn tránh tăng cân thì cần hạn chế tất cả các chất bột đường chứ không chỉ giảm mỗi cơm.

Chuyên gia cho biết hiện có nhiều người ăn rau thay thế cơm nhưng điều này là không đúng vì rau không cung cấp năng lượng mà chỉ cung cấp chất xơ, chất khoáng. Hay việc ăn thịt thay cho cơm cũng không tốt bởi việc ăn nhiều thịt sẽ gây khó tiêu, gây ra bệnh gút hoặc viêm khớp…

GIẢI OAN chính thức cho lời đồn “cơm là thủ phạm gây béo phì, tiểu đường” và gợi ý của chuyên gia để làm sao ăn cơm mà không béo - Ảnh 3.

Bác sĩ Tường Vi khuyên những người muốn giảm cân, có thể thay cơm bằng ngô, khoai, sắn, bởi chúng có năng lượng thấp hơn gạo nhưng khi ăn vào sẽ chiếm phần lớn diện tích dạ dày tạo nên cảm giác no. Đồng thời, hãy uống nước (hoặc nước canh) trước khi ăn sẽ làm tăng chuyển hóa.

"Khi đang đói, uống nước sẽ hoà loãng dịch vị dạ dày, từ đó, giảm cảm giác thèm ăn. Bạn chỉ nên giảm ăn cơm, tinh bột, tuyệt đối không được bỏ hoàn toàn, bởi sẽ gây nên rối loạn chuyển hóa", bác sĩ Tường Vi khuyến cáo.

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn cơm gạo trắng bình thường với nguyên tắc giảm lượng cơm, tăng lượng rau, trái cây, bệnh vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 59 phút trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Dời lịch chạy thận 1 ngày đi ăn cưới, cộng với việc không tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho người suy thận mạn, người phụ nữ 54 tuổi gặp nguy kịch.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 5 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Trước khi bị đột quỵ, nghệ sĩ Phước Sang có tiền sử bị cao huyết áp. Di chứng của đột quỵ cách đây 11 năm khiến thể trạng của anh chỉ tầm 70-80% so với người bình thường.

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên của Vinhomes có trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên của Vinhomes có trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ngày 27/3/2024, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam.

Chế độ ăn cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Chế độ ăn cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Sống khỏe - 9 giờ trước

Hàm lượng chất béo trong gan quá cao có thể là dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ. Thay đổi chế độ ăn uống là phương pháp điều trị đầu tiên cho tình trạng này.

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe của bạn

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe của bạn

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 19 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Mẹ và bé - 20 giờ trước

Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

Top