Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giám sát trực tuyến giao thông qua điện thoại: Làm không khéo, dễ phạm luật

Thứ hai, 07:45 23/03/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Thông tin được ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra về việc: “Trong năm 2016 đưa công nghệ sử dụng dữ liệu điện thoại di động để giám sát trực tuyến giao thông vào ứng dụng trong đời sống của người dân. Trước mắt sẽ thí điểm tại Hà Nội, sau đó mở rộng ra Đà Nẵng” đang “gây bão” trong dư luận người dân.

 

 

Người dân lo ngại mọi chuyển động của họ đều bị giám sát. 	Ảnh minh họa: C.T
Người dân lo ngại mọi chuyển động của họ đều bị giám sát. Ảnh minh họa: C.T

 

Quyền cá nhân bị xâm hại?

Phần lớn ý kiến cho thấy, người dân rất muốn ứng dụng các công nghệ hiện đại để góp phần cải thiện thực trạng giao thông vốn đang lộn xộn ở nước ta. Người dân Thủ đô và các thành thị lớn ở Việt Nam vốn đã quá ngán ngẩm với tình trạng ùn tắc, kẹt xe nên bất cứ thông tin nào liên quan đến việc cải thiện tình hình giao thông thì ngay lập tức trở thành tâm điểm chú ý, bàn luận. Tuy nhiên, với đề xuất đưa thông tin từ điện thoại di động vào để giám sát trực tuyến thực trạng giao thông thì ngay lập tức, người dùng di động lo ngại: Lộ thông tin cá nhân, trong đó có lộ trình di chuyển, hoạt động.

“Yêu cầu được đảm bảo bí mật cá nhân của mỗi người là chính đáng. Tôi sẽ không đồng ý cho ai có thể giám sát các hoạt động cá nhân của mình. Chẳng ai thấy thoải mái khi mọi chuyển động dù nhỏ nhất của mình cũng bị người khác biết tường tận từng mét một. Vì vậy, sau này nếu có cái phần mềm đó thì tôi sẽ không bao giờ để nó xuất hiện trên chiếc điện thoại cá nhân của mình. Còn trường hợp nhà mạng nào chia sẻ thông tin của tôi thì tôi sẽ nghỉ dùng dịch vụ của nhà mạng đó” - anh Đào Xuân Trường, một lập trình viên quê Đô Lương (Nghệ An), hiện đang sống ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) nói.

Khác với anh Trường, anh Lê Minh Hùng, nhân viên thị trường kinh doanh thực phẩm giao hàng tận nhà thì cho rằng, vì yêu cầu công việc nên anh luôn luôn ở trên đường. Thu nhập hàng tháng của anh phụ thuộc vào lượng khách, lượng hàng mà anh giao dịch thành công trong tháng. Vì vậy, nếu có phần mềm nhận diện hệ thống giao thông thì anh sẽ dùng. “Tuy nhiên, với điều kiện tôi phải biết rõ các thông tin cá nhân của tôi phải tuyệt đối được đảm bảo. Tôi sẽ tìm biện pháp khác để nắm tình hình giao thông chứ nhất quyết không cho phép ai có thể biết thông tin cá nhân của tôi nếu nó bị lộ sang bên thứ ba hoặc nhiều hơn. Dù biết sẽ được hưởng lợi nếu thông tin giao thông được cập nhập nhưng tôi cũng sẽ cân nhắc bởi dù sao, bí mật cá nhân vẫn được đặt lên hàng đầu” - anh Hùng khẳng định.

Đánh giá về việc áp dụng giám sát giao thông qua di động, chị Đoàn Thanh Ly (phường Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho rằng, trong trường hợp hành khách đi xe buýt, vào giờ cao điểm mỗi xe chở cả trăm người, vài ba xe nối đuôi nhau như hiện tại thì liệu lúc đó hệ thống sẽ báo đoạn đường đó là ùn tắc dù xe vẫn chạy ngon lành? Bài toán đặt ra là cần xử lý như thế nào để nắm được thực trạng giao thông thật nhất để tránh các nhận diện “ảo”. Rõ ràng như trường hợp trên, có thể lòng đường chỉ có 3 xe buýt chạy nhưng có cả mấy trăm cái điện thoại cùng phát tín hiệu tại một địa điểm.

Dễ phạm luật

Luật sư Phạm Ngọc Minh, Công ty Luật Everest (Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng, quyền bí mật đời tư đã được quy định rõ trong Bộ luật Dân sự. Việc góp phần tích cực nhằm cải thiện mạng lưới giao thông là cần thiết, tuy nhiên, nếu xử lý không khéo thì dễ phạm luật.

Theo đó, điều 38, Bộ luật Dân sự quy định rõ về quyền bí mật đời tư: “Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; Trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật; Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Như vậy, để việc sử dụng điện thoại di động vào giám sát hệ thống giao thông thì cần được cá nhân người sử dụng điện thoại chấp nhận và được quy định trong Luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

Tuy nhiên, có luật sư lại cho rằng, việc lấy dữ liệu giao thông từ thuê bao di động là không phù hợp pháp luật Việt Nam. Lý do làm căn cứ cho ý kiến nêu trên là thông tin cá nhân, thư tín là bí mật cá nhân bất khả xâm phạm đã được quy định trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự. Nên nếu thu thập các dữ liệu từ điện thoại có thể sẽ xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân. Hiện cơ quan chức năng chỉ được kiểm tra thông tin cá nhân khi người đó có vi phạm pháp luật.

 

Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia: “Tập đoàn Viettel đang sở hữu hơn 50% thuê bao di động toàn quốc, là nguồn dữ liệu quan trọng để ứng dụng vào quản lý giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng có nguồn dữ liệu quan trọng từ thiết bị giám sát hành trình phương tiện. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ đề nghị Viettel, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hợp tác chính thức với dự án Remon để tích hợp dữ liệu, phát triển ứng dụng CNTT, phục vụ công tác quản lý Nhà nước và người tham gia giao thông”.

Công Tâm

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hàng triệu người dân phải lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID từ tháng 7/2025?

Hàng triệu người dân phải lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID từ tháng 7/2025?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - VNeID là công cụ số quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho mọi mặt trong đời sống của người dân. Từ ngày 1/7/2025, người dân cần lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID?

Miền Bắc lại sắp thay đổi thời tiết?

Miền Bắc lại sắp thay đổi thời tiết?

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, mưa lớn ở Bắc Bộ còn kéo dài đến đêm 2/7. Sau đó thời tiết có sự chuyển biến, ban ngày trời nắng, mưa dông chỉ xuất hiện vài nơi vào chiều tối và đêm.

Sắp công bố điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội

Sắp công bố điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội

Giáo dục - 2 giờ trước

Sở GD&ĐT Hà Nội đang rà soát các công đoạn cuối cùng để công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 THPT, dự kiến vào ngày 4/7 tới.

Tin sáng 2/7: Khi nào miền Bắc hết mưa, chuyển sang nắng nóng?; Cảnh báo trào lưu khoe ảnh căn cước trên VNeID sau khi cập nhật địa chỉ mới

Tin sáng 2/7: Khi nào miền Bắc hết mưa, chuyển sang nắng nóng?; Cảnh báo trào lưu khoe ảnh căn cước trên VNeID sau khi cập nhật địa chỉ mới

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Các chuyên gia dự báo, từ ngày 3/7, tình trạng mưa lớn diện rộng tại Bắc Bộ sẽ giảm dần; Việc chia sẻ thông tin VNeID tràn lan lên mạng xã hội của người dùng sẽ ẩn chứa nhiều nguy hiểm, đặc biệt trong bối cảnh lừa đảo trực tuyến đang gia tăng với tốc độ báo động.

Vụ cháy ở Hưng Yên khiến 6 người tử vong: Bắt tạm giam 2 đối tượng

Vụ cháy ở Hưng Yên khiến 6 người tử vong: Bắt tạm giam 2 đối tượng

Pháp luật - 2 giờ trước

2 đối tượng bị bắt là chủ hộ kinh doanh xưởng tái chế bị cháy ở Hưng Yên khiến 6 người tử vong.

Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa

Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa

Thời sự - 11 giờ trước

Nạn nhân cuối cùng trong vụ cháy xưởng tái chế phế liệu ở Hưng Yên vừa được lực lượng chức năng tìm thấy.

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh

Pháp luật - 12 giờ trước

Công an phường Nam Sơn, Bắc Ninh đã triệu tập những người liên quan vụ hành hung một cô gái ở công viên Lãm Làng ngày 28/6.

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ

Thời sự - 14 giờ trước

Người chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Thời sự - 16 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Top