Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo sư tim mạch kể về lần đầu mổ tim siêu nặng cho bệnh nhân rất đặc biệt

Thứ năm, 19:00 18/05/2017 | Y tế

GiadinhNet – Trong câu chuyện không được phép kéo dài, vị giáo sư tim mạch nổi tiếng của Việt Nam chỉ khiêm tốn: Ca mổ không “kinh khủng” lắm đâu! Điều quan trọng nhất là chúng tôi đã “vượt qua chính mình”, và mọi bệnh nhân đều bình đẳng trước bác sĩ…

Ngày 18/5, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin, lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh viện này đã phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nhiễm HIV bị lóc động mạch chủ type A. Ca mổ được tiến hành ngày 9/5.

Bệnh nhân là nữ, 42 tuổi, quê ở Hải Phòng. Năm 2000, chị phát hiện HIV dương tính, nhưng đến năm 2005 mới được chính thức điều trị bệnh.


Bệnh nhân có thể xuất viện sau vài ngày nữa.

Bệnh nhân có thể xuất viện sau vài ngày nữa.

Cách đây khoảng 1 tháng, bệnh nhân được chẩn đoán lóc tách động mạch chủ cấp tính. Bệnh nhân được đưa đến viện, sau khi được giải thích, gia đình đã xin bệnh nhân về vì sợ sức khoẻ không đáp ứng được.

Nhưng sau đó, cảm thấy sức khoẻ đảm bảo để mổ, gia đình quay lại Bệnh viện Việt Đức và xin ý kiến Giám đốc Bệnh viện Việt Đức Trần Bình Giang. Giáo sư Giang đã hội chẩn cùng các bác sĩ, đánh giá bệnh nhân có thể đảm bảo sức khoẻ và các điều kiện đi kèm nên quyết định phẫu thuật.

Nói đơn giản vậy, nhưng sau 2-3 ngày chuẩn bị các bước để xét nghiệm, đánh giá các virus, khả năng miễn dịch cho bệnh nhân… công cuộc chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị tham gia ca mổ này mới phức tạp.

“Trước đây, chúng tôi đã từng mổ cho các bệnh nhân nhiễm HIV, nhưng hầu hết là các bệnh lý nhẹ nhàng, thời gian mổ nhanh, tỷ lệ phơi nhiễm vô cùng thấp.

Trong khi đó, với ca phẫu thuật lóc động mạch chủ type A - nặng nhất trong các loại phẫu thuật tim hở - dự kiến phải thực hiện trong thời gian rất dài (từ 7- 8 tiếng đồng hồ) như bệnh nhân này, xác suất phải nói là khá lớn”- PGS.TS Nguyễn Hữu Ước - Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch & Lồng ngực (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) chia sẻ.

Giải thích cụ thể hơn về bệnh lý lóc động mạch chủ type A, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước cho biết, đây là bệnh lý nặng nhất trong các bệnh lý tim mạch. Thành động mạch chủ có 3 lớp, là mạch máu to nhất cơ thể, đường kính to như ngón chân cái. Khi bị lóc sẽ bị tách đôi ra.

80-90% nguyên nhân khiến động mạch chủ bị lóc là do xơ vữa mạch máu của người lớn tuổi, hầu hết trên 60 tuổi nhưng cũng có những người 40 tuổi đã bị. Khi mạch máu bị xơ vữa, các mảng vôi hoá, xơ vữa loét vào thành động mạch máu, loét cả động mạch chủ.

Với các bệnh nhân cao huyết áp, huyết áp trong mạch máu cao, sẽ thúc vào chỗ loét đó, làm lóc tách khiến máu chui vào các lớp thành động mạch chủ. Chỉ trong vòng mấy giây sẽ xé toang thành mạch động mạch chủ từ tim xuống chân khiến bệnh nhân đau dữ dội, toàn bộ mạch máu sẽ bị tách làm đôi.


PGS.TS Nguyễn Hữu Ước chia sẻ về ca mổ.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước chia sẻ về ca mổ.

Với bệnh lý cấp cứu này, 90% bệnh nhân sẽ chết trong 4 ngày đầu sau khi lóc nếu không được can thiệp, 5% sẽ chết trong tháng tiếp theo. Số còn lại rất khó khăn để chống cự sau 1 năm.

Với nữ bệnh nhân HIV trên đây, ngoài bị lóc động mạch chủ type A mãn tính, còn bị rất nhiều bệnh lý tim mạch khác…. Nếu không được phẫu thuật kịp thời, khả năng sống tiếp chỉ khoảng 1 tháng.

PGS Ước cho biết, với bệnh lý này, về kỹ thuật, quy trình mổ cho bệnh lý không phải quá khó khăn, cũng không phải là mổ trên nền bệnh nhân HIV vì kết quả xét nghiệm thời gian gần đây cho thấy tải lượng virus HIV dưới ngưỡng, khả năng bùng phát bệnh, lây nhiễm đỡ hơn nhiều. Bệnh nhân cũng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS.

"Khó nhất là vấn đề "vượt qua chính mình" - PGS Ước chia sẻ.

Đó là bởi ca mổ có thời gian lâu quá. Đây là loại mổ tim hở phức tạp nhất, trang thiết bị sử dụng nhiều, máu được hút ra hút vào liên tục, máu tung toé khắp nơi… Được biết, một ca mổ bình thường chỉ khoảng 5-7 người, ca mổ này cần gấp đôi số người tham gia.

"Khi thông báo có ca mổ này, không phải nhân viên nào cũng dũng cảm nhận việc ngay. Việc vượt qua chính mình trong quá trình làm việc là phải làm sao thực hiện tốt ca khó như thế cho bệnh nhân, đảm bảo quyền lợi, đảm bảo quyền con người cho người bệnh mà vẫn đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế" - PGS Ước nói.

“Chúng tôi cũng phải chuẩn bị phòng ốc riêng biệt, đơn nguyên riêng biệt, trang thiết bị tài sản cố định phải được đánh dấu riêng biệt, vật tư tiêu hao được lên cơ số dự trù cẩn thận. Việc chăm sóc bệnh nhân HIV sau mổ cũng được tiến hành bởi một ê kíp riêng" - điều dưỡng viên Thu Hà cho hay.

BS Trịnh Kế Điệp, Khoa Gây mê hồi sức cho biết, với bệnh nhân này, số lần chọc phải được hạn chế mức ít nhất có thể. Khi gây mê cho bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm thì phải dùng kháng sinh dự phòng mạnh. Dụng cụ gây mê cũng chỉ được sử dụng 1 lần.

Ngày 9/5, kíp mổ do PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, TS.BS Phùng Duy Hồng Sơn, Khoa phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực đã tiến hành phẫu thuật.

Trong suốt 8 tiếng mổ, các bác sĩ phải rất cẩn thận, từ cầm dao, đưa mũi kim chỉ, vì nếu bình thường, dao sau khi rạch xong có thể bác sĩ đặt ngay xuống nhưng với ca này phải rất cẩn trọng, có một người trợ lý sẵn sàng đứng bên cạnh để cầm dao sau rạch, kim sau khâu…

“Tất cả trang thiết bị, vật tư tiêu hao trong phòng mổ, thậm chí cả quần áo phẫu thuật viên, nhân viên cũng chỉ được dùng một lần. Vì thế chi phí cho cuộc phẫu thuật này tăng lên rất nhiều” – điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thu Hà cho biết.

Điều dưỡng Thu Hà cũng cho biết, vì đây là ca bệnh rất đặc biệt nên việc quán triệt quy định rất quan trọng, từ việc đặt để chất thải bệnh nhân (vì mỗi một chất thải nhỏ cũng là nguồn phơi nhiễm bệnh), đến phong cách, thái độ ứng xử với bệnh nhân và người nhà.

Sau khoảng hơn 1 ngày sau mổ, bệnh nhân được rút máy thở, thuốc vận mạch giảm liều, 3 ngày sau bỏ thuốc trợ tim. Bệnh nhân đã được chuyển sang Khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn để điều trị nội khoa sau mổ. Dự kiến bệnh nhân sẽ xuất viện trong tuần tới.

“Người mắc HIV, mắc bệnh hiểm nghèo nào cũng được cứu chữa tận tình, đều bình đẳng trước bác sĩ” - vị giáo sư tim mạch hàng đầu Việt Nam nhấn mạnh.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 5 ngày trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 5 ngày trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Sống khỏe - 5 ngày trước

Bố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Sống khỏe - 5 ngày trước

Sau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Top