Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gộp Tết âm với Tết dương, người dân Nhật Bản đón năm mới ra sao?

Thứ tư, 11:00 01/01/2025 | Tiêu điểm

GĐXH - Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới bỏ Tết âm nhưng ngày Tết ở Nhật Bản vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống phương Đông.

Ngoài Việt Nam và Trung Quốc, 10 quốc gia khác cũng đang rộn ràng đón Tết nguyên đán, đó là những quốc gia nào?Ngoài Việt Nam và Trung Quốc, 10 quốc gia khác cũng đang rộn ràng đón Tết nguyên đán, đó là những quốc gia nào?

Vào dịp Tết Nguyên đán, các quốc gia này đều có phong tục truyền thống đặc biệt, nhằm cầu mong một năm mới bình an, thịnh vượng.

Vì sao Nhật Bản đón Tết Dương lịch, bỏ Tết âm?

Gộp Tết âm với Tết dương, người dân Nhật Bản đón năm mới ra sao?- Ảnh 2.

Lễ hội đón năm mới với nhiều hoạt động đặc sắc.


Từ thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên, Nhật Bản đã sử dụng lịch âm của người Trung Quốc và đón Tết Nguyên đán như các quốc gia Châu Á khác. Tuy nhiên, từ năm 1873, người Nhật Bản quyết định từ bỏ kỉ niệm Tết âm lịch.

Cụ thể, người Nhật Bản đã áp dụng lịch Gregorian (lịch dương) với mong muốn được bắt kịp phương Tây. Họ cho rằng việc bỏ ngày Tết Âm lịch sẽ giúp Nhật Bản giảm bớt số ngày nghỉ của người dân và lao động để tập trung vào công việc, tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế...

Với việc từ bỏ Tết Nguyên đán, Nhật Bản đón năm mới vào ngày 1/1 dương lịch và gọi đây là ngày đầu năm mới (Ganjitsu). Do đó, đất nước này sẽ đón Tết sớm hơn khoảng 1 tháng so với các nước láng giềng.

Ban đầu, nhiều người dân Nhật Bản lên tiếng phản đối, đặc biệt, những người ở vùng nông thôn vẫn nhất quyết ăn Tết Nguyên đán vì cho rằng Tết âm rơi vào đầu xuân, thời tiết ấm áp. Thời gian diễn ra Tết Dương lịch rất lạnh lẽo, không phù hợp đón năm mới.

Bất chấp điều này, Nhật Bản vẫn quyết tâm từ bỏ ngày Tết Âm lịch và chỉ cho người lao động nghỉ dài ngày dịp Tết dương. Dần dần, Tết Âm lịch thực sự không còn là ngày lễ lớn ở Nhật.

Người dân Nhật Bản đón năm mới ra sao?

Gộp Tết âm với Tết dương, người dân Nhật Bản đón năm mới ra sao?- Ảnh 3.

Ngày tết sôi động trên đất nước Nhật Bản.


Mặc dù đón Tết theo lịch của phương Tây nhưng ngày Tết ở Nhật Bản vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống phương Đông.

Vào những ngày giáp Tết, người Nhật tưng bừng đi mua sắm, các cửa hàng và khu trung tâm thương mại luôn tấp nập, nhộn nhịp. Ngoài ra, để chào đón vị thần Toshigami-sama ghé thăm họ dành nhiều thời gian để vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

Sau đó, người Nhật sẽ tiến hành trang hoàng nhà cửa sao cho thật lộng lẫy từ ngoài vào trong. Họ thực hiện việc này vào các ngày 28 hoặc 30, vì ngày 29 trong tiếng Nhật phát âm gần giống với "hai lần đau" nên họ tránh không làm gì vào ngày này. Họ đặt cây tùng trang trí trước cửa vì theo tín ngưỡng cổ truyền, vị thần Toshigami-sama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây này. Trên các khung cửa họ trang trí các vật phẩm như đồ đan bằng lá màu trắng (tượng trưng cho sự trinh bạch không tì vết), quả quýt (tượng trưng cho sự thịnh vượng), thừng bện bằng cỏ (dâng lên thần linh cầu tài lộc), dải giấy trắng (xua đuổi tà ma).

Gộp Tết âm với Tết dương, người dân Nhật Bản đón năm mới ra sao?- Ảnh 4.

Osechi.


Phụ nữ Nhật Bản sẽ vào bếp chuẩn bị các món ăn và làm bánh Tết. Bánh Tết được làm vào ngày 28 hoặc 30 Tết cùng với các món như ragu khoai sọ, cà rốt, rau xanh để dâng lên cúng thần linh. Cà rốt tượng trưng cho mối quan hệ gắn bó hòa thuận giữa mọi thành viên trong gia đình. Khoai sọ tượng trưng cho sức mạnh đẩy trừ tà khí. Ngoài ra, các món ăn trong dịp Tết còn được làm từ rễ cây ngưu bàng, trứng cá, khoai lang, tảo, hạt dẻ, cá khô với ý nghĩa cầu mong mọi sự tốt lành sẽ đến trong năm mới.

Đêm 30 Tết, cả gia đình người Nhật sẽ cùng nhau ăn bữa cơm tất niên. Đến thời khắc giao thừa, các ngôi chùa điểm 108 hồi chuông để xua đuổi 108 con quỷ sứ. Chủ gia đình sẽ đọc lời chúc mừng năm mới và sau đó cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bánh Tết, uống rượu. Người Nhật tin rằng vị thần Toshigami-sama sẽ truyền sinh lực vào bánh Tết, nên sau khi cúng thần linh xong, chiếc bánh này sẽ được phân phát cho tất cả các thành viên trong gia đình cùng thưởng thức.

Đối với người Nhật, xuất hành đầu năm là một việc trong đại nên họ sẽ ưu tiên đi lễ chùa cầu may vào ngày đầu tiên trong năm mới. Mỗi năm có một hướng tốt nên người Nhật sẽ đi lễ chùa theo hướng của năm đó. Khi vào chùa mọi người phải rửa tay và súc miệng trước sau đó mới được hành lễ.

Từ mùng 1 Tết của năm mới, người Nhật sẽ đi chúc Tết cấp trên, bạn bè, họ hàng người thân. Họ gọi ba ngày đầu năm mới là "ba ngày chúc tụng". Theo truyền thống, các gia đình đều chuẩn bị cuốn sổ và bút chì trước cổng. Người đi chúc Tết sẽ ghi địa chỉ vào cuốn sổ với ý nghĩa là đã đến thăm nhà. Người Nhật cũng có phong tục lì xì cho trẻ con để lấy may như các nước châu Á khác.

Một nét đặc sắc trong phong tục đón năm mới của người Nhật là tặng thiệp mừng năm mới. Người Nhật rất chịu khó viết thiệp chúc mừng gửi đến bạn bè, họ hàng để tỏ lòng thành kính và quan tâm. Bưu điện Nhật Bản sẽ giữ thiệp và chuyển phát đến người nhận đúng vào ngày mùng một Tết cùng lời chúc tốt lành.

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vì sao kim loại hiếm này có thể nhai như kẹo cao su – nhưng không nên thử?

Vì sao kim loại hiếm này có thể nhai như kẹo cao su – nhưng không nên thử?

Tiêu điểm - 33 phút trước

Trong một video thử nghiệm, Youtuber Stevens cho biết rằng "cắn vào indium không khó như tôi tưởng, nó giống như nhai kẹo Milk Duds để trong tủ lạnh."

Thi thể Hoa hậu Du lịch Myanmar 2018 được phát hiện sau động đất thảm khốc

Thi thể Hoa hậu Du lịch Myanmar 2018 được phát hiện sau động đất thảm khốc

Tiêu điểm - 10 giờ trước

Sau vụ sập chung cư Sky Villa tại Mandalay hôm 28/3, thi thể Sili Mee - Miss Tourism World Myanmar 2018 - được tìm thấy dưới đống đổ nát.

Tìm kiếm máy bay MH370: Cập nhật thông tin mới nhất

Tìm kiếm máy bay MH370: Cập nhật thông tin mới nhất

Tiêu điểm - 11 giờ trước

GĐXH - Hơn 11 năm sau khi chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích, chính phủ Malaysia đã chính thức phê duyệt một cuộc tìm kiếm MH370 mới nhằm lần ra dấu vết của chiếc máy bay xấu số.

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Thành phố Mandalay, đô thị lớn thứ hai Myanmar vẫn ngổn ngang, đổ nát. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do nằm trong vùng tâm chấn động đất hôm 28/3.

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Không chỉ có trong chuyện cổ tích, những kho báu ẩn giấu đôi khi thực sự xuất hiện trong đời thật.

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ

Tiêu điểm - 2 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 63 tuổi được giải cứu thành công khỏi tòa nhà bị động đất phá hủy ở Myanmar, sau 91 giờ bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Giá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.

Thảm họa động đất ở Myanmar: Hy vọng tìm thấy người sống sót tắt dần, thương vong tiếp tục tăng

Thảm họa động đất ở Myanmar: Hy vọng tìm thấy người sống sót tắt dần, thương vong tiếp tục tăng

Tiêu điểm - 3 ngày trước

GĐXH - Số người chết trong trận động đất tại Myanmar tiếp tục tăng thêm, ghi nhận 2.056 trường hợp tính đến ngày 31/3. Hy vọng tìm thấy thêm người sống sót dưới đống đổ nát sau động đất Myanmar tại Mandalay đang dần tắt.

Hơn 1.700 người thiệt mạng vì động đất, Myanmar tuyên bố quốc tang 1 tuần

Hơn 1.700 người thiệt mạng vì động đất, Myanmar tuyên bố quốc tang 1 tuần

Tiêu điểm - 3 ngày trước

Chính quyền quân sự Myanmar hôm 31/3 thông báo tổ chức quốc tang một tuần, sau khi trận động đất mạnh 7,7 độ Richter cướp đi sinh mạng của hơn 1.700 người.

Top