Hà Nội
23°C / 22-25°C

GS.VS Phạm Minh Hạc: “Đòn roi thầy phạt mà nên người là một sự ngộ nhận”

Thứ bảy, 11:00 18/05/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Những ngày qua, dự luận xã hội hết sức quan tâm đến các vụ việc giáo viên xử phạt học sinh, trong đó gần nhất có thể kể đến vụ giáo viên bắt học sinh lớp 9 quỳ gối sát bục giảng ở ngoại thành Hà Nội, hay sự việc nữ giáo viên ở Hải Phòng đánh, tát liên tiếp vào học sinh khi các em đang làm bài kiểm tra.


Giáo viên Trường Tiểu học Quán Toan (Hồng Bàng, Hải Phòng) có hành vi đánh nhiều học sinh trong giờ kiểm tra ngày 8/5. Ảnh cắt từ clip.

Giáo viên Trường Tiểu học Quán Toan (Hồng Bàng, Hải Phòng) có hành vi đánh nhiều học sinh trong giờ kiểm tra ngày 8/5. Ảnh cắt từ clip.

Xung quanh câu chuyện giáo viên đánh học sinh tại Hải Phòng, giáo viên phạt học sinh quỳ gối ở Hà Nội, Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trò chuyện với GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Thời xưa cũng hiếm chuyện phạt bằng roi

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra tình trạng giáo viên xúc phạm thân thể, danh dự học sinh thông qua hình thức phạt roi, bắt quỳ… ông đánh giá thế nào về hiện tượng này?

- GS.VS Phạm Minh Hạc: Trước đây điều này rất ít xảy ra, hình phạt nặng nề chỉ có ở thời phong kiến “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Ngày nay, pháp luật quy định rõ không được xúc phạm thân thể trẻ em, song vẫn có giáo viên cố tình vi phạm.

Nếu nói rằng vì áp lực mà phạt học sinh đến mức đó quả là hết sức vô lý. Áp lực thành tích, thi đua là tự giáo viên đặt cho nhau chứ trong giáo dục học trò không có kỷ luật nào phản cảm như thế. Với học sinh chưa ngoan, vẫn có phương án giáo dục, nếu kỷ luật cũng phải mang tính giáo dục là chính.

Nhiều người cho rằng, “thời xưa” việc phạt học sinh rất phổ biến và có tác dụng, là người công tác lâu năm trong ngành Giáo dục, ông nghĩ sao về quan niệm này?

- GS.VS Phạm Minh Hạc: Thời xưa, phạt roi, bắt quỳ là bình thường, đó là thời của các thầy đồ dạy chữ Nho. Còn thời thế hệ tôi, hồi trước 1945 giáo dục chưa phát triển lắm, nhưng tôi không nhớ cũng không thấy ai bị thầy giáo đánh.

Giáo dục nước ta từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và sau đó là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đến nay, chuyện giáo viên phạt roi học trò đã bị lên án, dù có nhưng cũng chưa xảy ra nhiều và trở thành hiện tượng được đề cập nhiều như hiện nay.

Tôi còn nhớ, cách đây 20 năm, tôi có đến các trường học, thấy giáo viên có thước bằng gỗ lim dài và to, dùng để đánh học trò chứ không phải là công cụ dạy học. Khi bàn về vấn đề này, chúng tôi (Bộ GD&ĐT - PV) đều không tán thành, muốn bãi bỏ.

Thành công, nên người không phải do đòn roi

Một số ý kiến, trong đó có cả giáo viên cho rằng, nhờ những hình phạt mà nhiều người nên người, thành công như hôm nay. Điều này có đúng không, thưa ông?

- GS.VS Phạm Minh Hạc: Tôi nghĩ có bộ phận giáo viên nghĩ như thế, nhưng chắc không phải là đa số. Bị đánh roi mà trưởng thành, đó là sự ngộ nhận. Đánh không thể thành người, thành công được. Thành công của con người là do ý chí, tinh thần ham học.

Trước đây, tôi và lứa học trò hiếu học từ ngoài vào Thủ đô để học, nên rất có ý thức, chăm học, không gây gổ, đánh nhau bao giờ. Nên tôi khẳng định, có thành công do nhà trường, do thầy cô và chí khí của người học vượt khó, chứ không phải là đòn roi. Những người thành công đều là con nhà nghèo, ham học, còn những người ngỗ ngược, không tài năng thì rất khó để thành công.

Các vụ việc giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, xúc phạm thân thể, danh dự học sinh, nguyên nhân có phải từ cách dạy học “rập khuôn” đã lạc hậu trước đây?

- GS.VS Phạm Minh Hạc: Trước tiên, chúng ta phải đánh giá xem tỷ lệ giáo viên hiện nay đang áp dụng hình thức kỷ luật đã lạc hậu như trước đây là bao nhiêu, cần có con số cụ thể mới đưa được giải pháp. Tôi nghĩ, chỉ cần điều tra, khảo sát trong khoảng 3 tháng là kết quả. Vậy nên, nhiều hay ít cũng khó đưa ra nhận xét nếu chưa có con số cụ thể.

Tuy nhiên, nếu giáo viên 1% cũng là xấu và trong giáo dục không mong muốn có điều đó. Chúng ta cần xem có bao nhiêu cô giáo dùng thước đánh từng học trò trong lớp như cô giáo ở Hải Phòng vừa qua chẳng hạn. Tôi nghĩ, là số nhỏ trên phạm vi cả nước, nhưng hiện nay chưa có thống kê, không có số liệu để đánh giá, chỉ cần số liệu của vài tỉnh trong một khu vực có thể có kết quả để đánh giá thực trạng hiện nay.

Dù Bộ GD&ĐT liên tiếp chấn chỉnh, có những quy định cụ thể, song vẫn có giáo viên vi phạm. Phải chăng quy định chưa rõ ràng và chưa nghiêm?

- GS.VS Phạm Minh Hạc: Trước đây chưa có hình thức xử phạt giáo viên đánh học trò, nhưng ngày nay Bộ GD&ĐT cũng đã có văn bản để chỉ đạo việc này, nghiêm cấm và xử phạt giáo viên đánh học sinh, báo chí, truyền hình nêu cả rồi, ai cũng biết nhưng vẫn có giáo viên vi phạm.

Hiện nay, quy mô lớn số lượng hơn 1 triệu giáo viên, học sinh cũng tới trên 24 triệu học sinh, những sai phạm của giáo viên rất có thể xảy ra vì quy mô lớn như vậy. Do đó, cần có những quy định cụ thể hơn về vấn đề này, từ các văn bản luật tới nội quy của nhà trường phải chú ý hơn, hạn chế những hành vi phản giáo dục xảy ra trong nhà trường.

Ngoài ban hành các quy định, chấn chỉnh lại đạo đức nhà giáo, công tác đào tạo hiện nay cần chú trọng điều gì?

- GS.VS Phạm Minh Hạc: Một vài thập kỷ nay, các nhà trường sư phạm chủ yếu đào tạo về tay nghề, chuyên môn thôi. Chỉ lo dạy về chuyên môn, bộ môn thôi, điều này chưa đúng, trước hết, môi trường sư phạm phải dạy để làm người. Nhưng chuyện này đã lãng quên, hiện các trường sư phạm đang khôi phục lại, đào tạo giáo viên không phải dạy chữ không thôi, trường phổ thông phải dạy để làm người.

Tôi cũng mong rằng các cơ quan quản lý, nhà trường sư phạm, các nhà trường phổ thông làm vấn đề này phải làm một cách triệt để và khoa học hơn.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ảnh: Q.Anh
GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ảnh: Q.Anh

“Trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, đòi hỏi người giáo viên không chỉ có trình độ, chuyên môn, đạo đức mà còn phải có phương pháp giáo dục đề cao vai trò của con người, đề cao tính nhân văn. Ngành Giáo dục cũng phải có sàng lọc, nếu những giáo viên không xứng đáng là thầy cô giáo thì nên sa thải, nên đi làm việc khác vì làm thầy không chỉ dạy chuyên môn và cả đạo đức, lối sống cho học sinh”

GS.VS Phạm Minh Hạc (nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

Quang Anh (thực hiện)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 16 phút trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 17 phút trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 19 phút trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 1 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 2 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Top