Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khó thở, ho nhiều về đêm, đi khám phát hiện đỉa trâu sống trong khe mũi

Thứ tư, 13:50 07/12/2022 | Y tế

Một con đỉa dài 5 cm sống trong khe mũi nơi tiếp giáp cổ họng của một bệnh nhân nam vừa được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá phát hiện, gắp ra ngoài.

Theo đó, bệnh nhân Lục Văn B ở huyện miền núi Thường Xuân cho biết, trước đó khoảng một tuần anh có triệu chứng ho nhiều về đêm, khó thở, chảy máu mũi, đau nhức, ngứa ngáy khó chịu ở vùng mũi. Anh B đã đi khám ở một số cơ sở y tế trên địa bàn nhưng chỉ được chẩn đoán viêm mũi, chảy máu mũi. Anh được kê đơn, uống thuốc nhưng không đỡ mà còn có triệu chứng nặng hơn.

Sau đó, anh được gia đình đưa đi khám tại Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá. Qua thăm khám lâm sàng, nội soi mũi họng, các bác sĩ phát hiện có dị vật sống hình dạng tương tự với loài vắt, đỉa rừng đang di chuyển trong khe mũi của bệnh nhân.

Khó thở, ho nhiều về đêm, đi khám phát hiện đỉa trâu sống trong khe mũi - Ảnh 1.

Các bác sĩ nội soi gắp đỉa

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Hòa, Trưởng Đơn nguyên đầu mặt cổ, Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá cho biết: Khi dùng ánh sáng soi vào, dị vật di chuyển liên tục từ khe mũi trên bên phải xuống khe mũi dưới với tốc độ nhanh. Sau đó, bệnh nhân được chuyển về phòng mổ để gắp dị vật. Ban đầu bệnh nhân được gây tê nhưng do dị vật thuộc ngành giun đốt rất trơn, di chuyển và lẩn trốn nhanh khi đụng vào nên rất khó để xác định vị trí chính xác của dị vật. Hơn nữa do cấu trúc hốc mũi hẹp nên việc tìm và lấy dị vật sống lại càng khó khăn hơn. Các bác sĩ quyết định chuyển sang phương pháp nội soi gây mê để việc gắp dị vật sống được thuận lợi hơn.

Khó thở, ho nhiều về đêm, đi khám phát hiện đỉa trâu sống trong khe mũi - Ảnh 2.

Con đỉa được gắp ra khỏi mũi của bệnh nhân

Sau 45 phút tìm kiếm, dị vật được gắp ra là một con đỉa còn sống dài 5 cm, to gần bằng chiếc đũa bám trong khe mũi trên bên phải của bệnh nhân. Đây là con đỉa trâu hút máu rất khỏe. Ngay sau khi gắp được dị vật ra, bệnh nhân đã hết các triệu chứng ngứa ngáy và khó thở, tình trạng sức khoẻ ổn định.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Hòa chia sẻ: Con đỉa khi mới chui vào cơ thể theo đường nước vào mũi, họng thường có kích thước bé, nhưng khi vào cơ thể một thời gian ngắn chúng hút máu và phát triển rất nhanh. Vì vậy, người dân không nên sử dụng nguồn nước không bảo đảm vệ sinh ở các khe suối để uống, đề phòng đỉa, vắt chui vào cơ thể.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Top