Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội: Học sinh học 4 ngày/tuần vì quá tải

Thứ sáu, 14:36 14/09/2018 | Xã hội

“Mỗi tuần con mình chỉ học 4 ngày/tuần. Thời gian còn lại, một là nhờ gửi cô trông ngoài, hai là cho lên cơ quan bố mẹ hoặc phải chạy quanh tìm chỗ gửi con”, một phụ huynh ở quận Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ.

Ngày học phải nghỉ, ngày nghỉ phải học vì trường quá tải

Năm nay, con chị H. học Trường tiểu học Chu Văn An (Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội). Do quá tải nên con chị mỗi tuần chỉ học 4 ngày vì không thể đủ lớp học.

“Mình thực sự rất đau đầu vì việc học của con. Mỗi tuần cháu chỉ học vào thứ 2,3,6,7. Theo lịch là nghỉ vào ngày đáng ra được đi học, tức thứ 4 và thứ 5. Nhưng lại đi học vào ngày đáng ra được nghỉ là ngày thứ 7. Do đó, nhiều gia đình chọn cách gửi nhờ cô giáo trông ở nhà riêng với giá từ 150.000 đồng- 200.000 đồng, học 2 môn Toán, Tiếng Việt và tiếng Anh tùy lựa chọn.

Những bố mẹ không có người giúp việc hoặc không có ông bà, vào ngày nghỉ giữa tuần, nhiều khi đành phải mang con lên cơ quan cùng bố mẹ”, chị H. nói.

Cũng theo chị H., cô giáo mở lớp ở nhà để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, còn phụ huynh cũng khó có cách nào khác bởi không thể mang con lên cơ quan hoặc gửi nhà người quen mãi được.

“Điều đánh nói, các gia đình cho con học trường công lập vì không có điều kiện đóng nhiều tiền. Nhưng như thế này, có học sinh đóng thêm khoảng 1,6 triệu đồng/tháng. Nếu không đóng thì con cứ lang thang, chẳng học được chữ nào vào đầu. Các con có thể nghỉ nhưng chúng tôi không hiểu chương trình làm sao đủ bởi nếu nhân lên với số ngày nghỉ, một năm, con chúng tôi mất đúng 1 tháng học.

Học sinh của một trường tại Cầu Giấy, Hà Nội trong năm học trước. (Ảnh: Đ.T).
Học sinh của một trường tại Cầu Giấy, Hà Nội trong năm học trước. (Ảnh: Đ.T).

Ngoài ra, chưa kể nhiều sự việc đau lòng mà báo chí nêu gần đây khi giáo viên trông trẻ ở nhà, khiến chúng tôi lo sốt vó”, chị H. chia sẻ.

Còn theo anh L.A.C, phụ huynh đang có con học Trường tiểu học Đại Kim (quận Hoàng Mai) cho hay, con nhà mình nghỉ ngày thứ 3 và chiều thứ 7.

Trường không có câu lạc bộ gì, có chăng là các lớp tự phát do cô giáo mở ở nhà để đáp ứng nhu cầu trông trẻ của phụ huynh. Vì thế, bất kể nắng, mưa, vào ngày này, anh đều phải cắp con lên cơ quan.

Tại Trường Đại Từ của quận này, học sinh cũng phải nghỉ luân phiên trong tuần. Lịch được xếp sao cho đủ nên rơi vào tình cảnh ngày học ở nhà, ngày nghỉ lại đi học.

Gia đình nào không có điều kiện thì đăng kí trông ngoài với giá một buổi 80.000 đồng, cả ngày 160.000 đồng và có ăn trưa ở cả ngày thì giá 200.000 đồng/ngày. “Vị chi mỗi tháng, chúng tôi lại phải đóng thêm hàng bao tiền nhưng cũng phải đóng vì không có ai trông con”, một phụ huynh cho biết.

Học sinh tăng bằng cả một trường học

Năm học 2018-2019, lượng học sinh vào lớp 1 của Hà Nội tăng đột biến, khoảng 30.000 em. Do đó, nhiều trường có sĩ số cao gần gấp đôi so với quy định của Bộ GD&ĐT là 35 em/ lớp. Cụ thể như, Tiểu học Lê Hồng Phong (Hà Đông) 60 em/ lớp; Tiểu học Nguyễn Du (Hà Đông) 60 em/ lớp; Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy) 59 em/lớp; Tiểu học Chu Văn An (Tây Hồ) 60 em/ lớp, Tiểu học Phan Đình Giót (Thanh Xuân) hơn 60 em/lớp…

Riêng Trường Chu Văn An (quận Tây Hồ), số học sinh tăng bằng một trường tiểu học nên có tình trạng 3 học sinh/bàn đầu.

Lãnh đạo quận này phải phân tuyến một số lớp ra 2 trường bên cạnh để giảm tải nhưng vẫn còn căng thẳng.

Mới đây, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất lên UBND TP phương án mỗi lớp có 2 giáo viên nhưng chưa được “chốt”.

Học sinh tăng bằng cả một trường học (Ảnh: Minh họa).
Học sinh tăng bằng cả một trường học (Ảnh: Minh họa).

Trao đổi với PV ngày 14/9, bà Lê Thị Thêu, Hiệu trưởng Trường tiểu học Chu Văn An (Hoàng Liệt, Hoàng Mai) cho biết, thực sự là quá tải.

“Năm nay chúng tôi có 23 lớp 1, tăng 16 lớp so với năm ngoái. Số lớp tăng bằng cả một trường tiểu học thế này, chúng tôi không biết làm cách nào. Chỉ mong phụ huynh học sinh cùng chia sẻ. Hiện chúng tôi đã báo cáo bằng văn bản lên các cấp để xin hướng xử lý”, bà Thêu cho biết.

Cũng theo vị hiệu trưởng này, do khu vực có hơn 70 tòa chung cư nhưng chỉ có 2 trường học nên cơ sở vật chất thiếu thốn, việc bố trí cho học sinh học 4 ngày/ tuần như hiện nay là phương án tối ưu.

“Các con đã học thì phải được bán trú cả ngày bởi các con độ tuổi tiểu học chưa tự đi lại được. Nếu học 1 buổi/ ngày học sinh, phụ huynh còn vất vả hơn và không an toàn cho các con. Không chỉ phụ huynh mà giáo viên, cán bộ nhân viên đều vô cùng vất vả”, bà Thêu chia sẻ.

Trao đổi về lo ngại của phụ huynh khi lịch nghỉ quá nhiều/tuần khiến học sinh không thể đủ thời gian của chương trình/năm, bà Thêu cho hay: “Thực ra, học sinh mất 1 ngày so với mô hình 10/buổi/tuần. Nhưng số tiết theo quy định của Bộ GD&ĐT ở Thông tư 16 /2017/TT-BGDĐT về khung giờ học trong 8 buổi/tuần vẫn đầy đủ.

Chúng tôi phải chọn cách nào tối ưu nhất để tạo điều kiện tốt nhất cho con khi đến trường. Tiểu học không bắt buộc học 2 buổi/ngày nhưng nhà trường phải sắp xếp cho các con ngày nào đi học, phải được học cả ngày, không thể học 1 buổi”, bà Thêu chia sẻ.

Theo Dân Trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điều đặc biệt ở nữ sinh trượt lớp 10 sau thành á khoa toàn quốc

Điều đặc biệt ở nữ sinh trượt lớp 10 sau thành á khoa toàn quốc

Giáo dục - 1 giờ trước

Thời điểm thi trượt vào lớp 10 công lập, Tú Anh từng buồn bã, thất vọng, tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng nghĩ “nếu không đứng dậy, mình sẽ tiếp tục trượt dài”, nữ sinh vượt qua mặc cảm để vươn lên, 3 năm sau trở thành á khoa toàn quốc.

Hàng chục triệu học sinh, sinh viên được hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT

Hàng chục triệu học sinh, sinh viên được hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT

Giáo dục - 4 giờ trước

Theo quy định mới nhất của Chính phủ, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên, tăng 20% so với trước đây.

Tiếp vụ nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh bị tố chạy ẩu: Trạm tiếp nhiên liệu có dấu hiệu bị tháo dỡ

Tiếp vụ nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh bị tố chạy ẩu: Trạm tiếp nhiên liệu có dấu hiệu bị tháo dỡ

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Không chỉ bị tố chạy ẩu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng người đi đường, nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh còn xây dựng điểm bơm dầu trong khu đô thị khiến người dân bất an.

Lai lịch 3 trùm giang hồ ở Thanh Hóa bị bắt trong chưa đầy 1 tháng

Lai lịch 3 trùm giang hồ ở Thanh Hóa bị bắt trong chưa đầy 1 tháng

Pháp luật - 4 giờ trước

Với phương châm "không có vùng cấm", "không có ngoại lệ", chỉ trong thời gian chưa đầy 1 tháng, Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt giữ nhiều đối tượng là trùm giang hồ cộm cán như Tuấn "thần đèn", Vi "ngộ", Thu "vệ sĩ".

Nữ sinh tốt nghiệp xuất sắc, 4 năm qua 3 quốc gia, giành học bổng tiến sĩ Mỹ

Nữ sinh tốt nghiệp xuất sắc, 4 năm qua 3 quốc gia, giành học bổng tiến sĩ Mỹ

Giáo dục - 6 giờ trước

Trong 4 năm đại học, Minh Ngọc từng có dịp đi trao đổi ở 3 quốc gia. Dẫu vậy, nữ sinh vẫn duy trì chương trình học trên lớp và tốt nghiệp sớm một kỳ với tấm bằng xuất sắc.

Thủ tục sang tên sổ đỏ 2025 cần những giấy tờ gì theo quy định mới nhất của Luật Đất đai?

Thủ tục sang tên sổ đỏ 2025 cần những giấy tờ gì theo quy định mới nhất của Luật Đất đai?

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Sang tên sổ đỏ là cách gọi của người dân để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất. Để thủ tục diễn ra thuận lợi người dân cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Tranh cãi việc đỗ xe chưa đè lên miệng cống thoát nước vẫn bị CSGT xử phạt

Tranh cãi việc đỗ xe chưa đè lên miệng cống thoát nước vẫn bị CSGT xử phạt

Đời sống - 7 giờ trước

Khi đỗ xe, bánh xe phải "cán" vào miệng cống thoát nước mới là vi phạm hay chỉ cần phần miệng cống đó nằm trong phạm vi của chiếc xe đã bị CSGT phạt rồi?

Tin sáng 12/7: Nắng nóng diện rộng hoành hành ở khu vực nào những ngày tới?; Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026

Tin sáng 12/7: Nắng nóng diện rộng hoành hành ở khu vực nào những ngày tới?; Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Những ngày tới, miền Bắc nhiều ngày hứng mưa dông, trong khi đó miền Trung khả năng đón nắng nóng diện rộng trở lại; Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã họp và thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ở mức 7,2%, tương đương 250.000-350.000 đồng/tháng tùy khu vực...

Lương tối thiểu vùng tăng 7,2% từ 1/1/2026?

Lương tối thiểu vùng tăng 7,2% từ 1/1/2026?

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Ông Nguyễn Mạnh Khương (Thứ trưởng Bộ Nội vụ) cho biết, mức đề xuất lương tối thiểu vùng từ 1/1/2026 tăng lên 7,2%.

Đưa người sang nước ngoài trái phép bằng hình thức 'tráng hộ chiếu'

Đưa người sang nước ngoài trái phép bằng hình thức 'tráng hộ chiếu'

Pháp luật - 17 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với 3 đối tượng về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”. Nhóm này đã dùng chiêu thức đưa người sang Hàn Quốc bằng visa du lịch, thông qua hình thức quá cảnh Thái Lan để “tráng hộ chiếu”, che giấu mục đích thật.

Top