Hà Nội "khủng hoảng" nước sạch nhưng dùng nước khoáng, nước tinh khiết để nấu ăn có thực sự tốt không?
1 tuần sau khi nước bốc "mùi lạ", người dân Hà Nội không ngại bỏ tiền mua nước khoáng, nước tinh khiết dùng cho việc nấu nướng. Tuy nhiên liệu 2 loại nước dùng để nấu ăn có thực sự tốt không?
Sau khi UBND TP Hà Nội công bố kết quả xét nghiệm "mùi lạ" trong nguồn nước tại Hà Nội có liên quan đến chất styren, chất này có tỷ lệ cao hơn 1,3 - 3,6 lần so với mức bình thường. Cùng khuyến cáo người dân chỉ sử dụng nước thuộc vùng do Công ty Cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cung cấp để tắm giặt, không sử dụng để ăn uống, rất nhiều hộ dân tại khu vực Thiên Đường Bảo Sơn, khu đô thị Linh Đàm và nhiều nơi khác đã không ngại bỏ tiền để mua nước bình, nước đóng chai về sử dụng.
Do nhu cầu của người dân tăng quá cao, nhiều cửa hàng tạp hóa tại các khu vực này đều trong tình trạng khan hàng, chủ cửa hàng phải liên tục gọi cho đại lý để cung cấp.


Một chủ cửa hàng tại Khu đô thị Linh Đàm cho biết, mấy ngày nay, mỗi ngày cửa hàng đều bán khoảng 200-300 bình nước, đại lý phân phối liên tục chở thì mới đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.
"Ngày nào người ta cũng mua, còn đang cháy, mỗi ngày bán khoảng 200-300 bình, giá không đổi, tất cả các đại lý đều đáp ứng được hết nhu cầu của người dân, tuy nhiên, có thời điểm phải đợi, tất cả tòa nhà ai cũng mua nước bình hết, người ta thường mua bình 20 lít và 6 lít, mua nhiều lắm", một chủ cửa hàng cho hay.
Thực tế, nước khoáng hay nước tinh khiết đều là 2 loại nước được sử dụng phổ biến hiện nay. Mỗi một loại nước đều có tính chất và chứa các thành phần khác nhau mang đến lợi ích cho cơ thể của chúng ta.
Trong vài ngày qua, nhiều người đã mua 2 loại nước này về để phục vụ cho việc nấu ăn hàng ngày vì cho rằng đây là nguồn nước sạch và đảm bảo an toàn nên không gây ra ảnh hưởng gì xấu cho sức khỏe. Vậy việc sử dụng nước khoáng và nước tinh khiết để nấu ăn có tốt hay không?

Nước khoáng chỉ nên dùng để uống chứ không nên dùng cho việc nấu ăn.
Có nên dùng nước khoáng, nước tinh khiết để nấu ăn không?
Theo bác sĩ Nguyễn Đình Bình, giảng viên y học trường Đại học Đông Đô, cả nước tinh khiết lẫn nước khoáng đều rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, trong nước khoáng có chứa nhiều loại khoáng chất như canxi, natri, kali… Nếu dùng loại nước này để nấu ăn, các thành phần của nước khoáng sẽ bị tác động (ví dụ như sinh ra cặn canxi, natri). Không những thế, các dinh dưỡng trong thực phẩm cũng có thể bị biến đổi, ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là những người thận yếu.

Còn đối với nước tinh khiết, đây là loại nước không chứa bất kỳ khoáng chất nào, chính vì vậy mọi người có thể sử dụng để ăn uống, nấu ăn hàng ngày mà không lo ngại gì về ảnh hưởng sức khỏe. Theo bác sĩ Bình, trong những ngày nguồn nước bị ô nhiễm thì việc sử dụng nước tinh khiết để nấu ăn là hoàn toàn có thể và người dân nên làm.
Cuối cùng, bác sĩ khẳng định nước khoáng vẫn là loại nước rất tốt cho những người vận động nhiều, hay đổ mồ hôi… Nhưng nước khoáng chỉ nên dùng để uống chứ không nên dùng cho việc nấu ăn.
Theo Trí thức trẻ

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 5 giờ trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 7 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 7 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 21 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.