Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh?

Chủ nhật, 18:38 05/01/2025 | Sống khỏe

GĐXH – Theo các bác sĩ, ô nhiễm không khí gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe, nhất là đối với những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em và người có sức đề kháng kém.

Những ngày gần đây, Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc rơi vào tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Trên ứng dụng đo chỉ số chất lượng không khí IQAir tại Hà Nội sáng nay (5/1), chỉ số ô nhiễm không khí của thành phố là 215, mức rất không tốt cho sức khỏe.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình trạng ô nhiễm không khí làm cho mọi người phải tiếp xúc với các hạt mịn trong không khí bị ô nhiễm. Các hạt mịn này thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Hà Nội: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh?- Ảnh 1.

Ô nhiễm không khí gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Ảnh minh họa: TTXVN.

Ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%. Riêng đối với bệnh lý hô hấp, ước tính có khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp liên quan ô nhiễm không khí.

Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí cũng làm gia tăng các bệnh về da. Trong đó, bụi mịn PM2.5 là một trong những tác nhân chính gây viêm da, mẩn đỏ, ngứa và sưng tấy.

Theo TS.BS Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, ô nhiễm không khí cùng với thời tiết vào mùa hanh khô, độ ẩm không khí thấp tạo điều kiện cho nhiều bệnh về da gia tăng. Cụ thể, da không chỉ xấu đi mà còn mất đi lớp hàng rào bảo vệ, khiến dị nguyên từ môi trường, đặc biệt là bụi mịn dễ dàng xâm nhập khiến da trở nên nhạy cảm và dễ mắc bệnh hơn.

Các bệnh gặp phải chủ yếu là căng da, nứt nẻ; da bị mẩn ngứa; ửng đỏ kéo dài. Đặc biệt, với trường hợp da có tiền sử mẫn cảm, đang trong quá trình điều trị, mức độ bệnh càng nặng nề.

Các chuyên gia nhận định, những người dễ bị ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí chủ yếu ở người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em, người có sức đề kháng yếu. Trong đó, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, chất lượng không khí ô nhiễm nghiêm trọng là một thách thức lớn đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai, thậm chí có thể tác động xấu tới sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Làm gì để phòng bệnh khi ô nhiễm không khí gia tăng?

Để dự phòng, bảo vệ sức khỏe trước ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) khuyến cáo:

Hà Nội: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh?- Ảnh 2.

Bảng quy đổi giá trị AQI. Ảnh: Cổng thông tin quan trắc môi trường.

- Người dân thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố để thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe phù hợp.

- Hạn chế ra ngoài vào những ngày ô nhiễm nặng (chỉ ra ngoài khi thật cần thiết) và tránh các khu vực có chỉ số ô nhiễm cao. Khi ra khỏi nhà thường xuyên đeo khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách.

- Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. Nên sử dụng khẩu trang, kính bảo vệ mắt khi làm vệ sinh, dọn dẹp nếu có nhiều bụi hoặc không khí bị ô nhiễm từ mức kém đến mức nguy hại.

- Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, đốt rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga; trồng cây xanh giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.

- Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.

- Đối với những người nhạy cảm với ô nhiễm không khí như trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người cao tuổi nên tránh tiếp xúc với các nguồn phát thải chất ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông; các công trình xây dựng; khu vực đun nấu đốt nhiên liệu bằng than, củi, rơm rạ hoặc các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí khác.

Sử dụng máy lọc không khí trong nhà, đặc biệt là trong phòng ngủ và nơi làm việc. Máy lọc không khí sẽ giúp loại bỏ bụi mịn, vi khuẩn, virus và các chất ô nhiễm có hại, qua đó hạn chế các tác nhân gây bệnh.

Trong thời điểm không khí bị ô nhiễm nếu xuất hiện các triệu chứng hoặc bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, viêm phổi phế quản, huyết áp, tim mạch… cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị kịp thời, tránh biến chứng xấu có thể xảy ra.

Nhà cao tầng chìm trong "sương mờ", Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọngNhà cao tầng chìm trong 'sương mờ', Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng

GĐXH - Ngày 3/1, ứng dụng đo chỉ số chất lượng không khí IQAir và các trạm quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường đều cho thấy, chất lượng không khí ở TP Hà Nội đang ở mức rất xấu. Cả thành phố chìm trong màn 'sương mờ', ô nhiễm nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này

Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 37 phút trước

GĐXH - Trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ cho biết tình trạng ung thư của người bệnh đang ở giai đoạn tiến triển nên cần phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt.

Những điều cần nhớ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Những điều cần nhớ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Sống khỏe - 38 phút trước

GĐXH – Việc chủ động phòng ngừa trước, trong và sau bão là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mỗi người.

Người đàn ông ở Hải Phòng chấn thương nặng ở đầu vì tỉa cành cây tránh bão

Người đàn ông ở Hải Phòng chấn thương nặng ở đầu vì tỉa cành cây tránh bão

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Lo lắng gió to có thể khiến gãy cành cây gây nguy hiểm, ông B đã trèo lên cây cao cắt tỉa, không may do trời mưa, trơn trượt khiến ông bị ngã.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai 10 tuổi sống sót trong vụ lật tàu ở Hạ Long

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai 10 tuổi sống sót trong vụ lật tàu ở Hạ Long

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhi ổn định, không sốt. Ngoài điều trị thể chất, trẻ đang được hỗ trợ giúp giảm thiểu chấn thương tâm lý sau biến cố.

Dịch vụ thay băng rửa vết thương tại nhà của Phòng khám Gia đình Việt Úc

Dịch vụ thay băng rửa vết thương tại nhà của Phòng khám Gia đình Việt Úc

Sống khỏe - 8 giờ trước

Chăm sóc vết thương đúng cách là yếu tố then chốt để vết thương nhanh lành, tránh nhiễm trùng và hạn chế sẹo xấu. Tuy nhiên, với nhịp sống bận rộn hoặc khi thể trạng không cho phép di chuyển, việc đến các cơ sở y tế để thay băng, rửa vết thương thường xuyên có thể trở thành gánh nặng.

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị thoát vị đĩa đệm nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, tê cứng vùng mông, đùi phải, mất cảm giác đi tiểu, phải rặn mới ra nước tiểu...

Chuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ

Chuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Các bệnh thường gặp nhất sau mưa bão bao gồm: Tiêu chảy cấp, tả, lỵ, bệnh đường hô hấp, đau mắt đỏ, các bệnh ngoài da và sốt xuất huyết.

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Y tế - 1 ngày trước

Trong 3 ngày, 18 đến 21/7, Trung tâm y tế M’Đrắk, xã M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 64 trường hợp nhập viện với triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, phần lớn các bệnh nhân có liên quan đến việc ăn bánh mì tại một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông sau khi tắm biển lên bờ có biểu hiện khó thở, tím tái rồi bất tỉnh may mắn được cứu sống nhờ sơ cứu kịp thời.

Top