Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Tĩnh: Bám sát địa bàn, triển khai đồng bộ

Thứ sáu, 08:34 13/03/2009 | Dân số và phát triển

Giadinh.net - Rút kinh nghiệm năm 2008, năm nay, Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh Hà Tĩnh trước khi vào cuộc đã triển khai kế hoạch xuống tận cơ sở.

 
“Chi cục đã giao chỉ tiêu gói KHHGĐ trong Chiến dịch đợt 1/2009 đảm bảo tối thiểu 70% chỉ tiêu kế hoạch cả năm về sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng; phấn đấu 95% số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thuộc địa bàn Chiến dịch được cung cấp thông tin về KHHGĐ, làm mẹ an toàn và ngăn ngừa viêm nhiễm đường sinh sản”, ông Lê Lành - Chi Cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Tĩnh cho biết.
 
Giao chỉ tiêu tận cơ sở
 
Năm 2009, Chiến dịch được triển khai tại 180 xã, phường thuộc 12 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, ngoài những vùng đông dân (TP Hà Tĩnh), Chiến dịch phải tập trung vào các vùng trọng điểm có mức sinh cao (vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào theo đạo, vùng đồng bào dân tộc). Rút kinh nghiệm năm 2008, năm nay, Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh Hà Tĩnh trước khi vào cuộc đã triển khai kế hoạch xuống tận cơ sở. Theo đó, các cơ sở thành lập Ban chỉ đạo, lập kế hoạch, giao chỉ tiêu cụ thể đến tận từng thôn, xóm, làng, bản.
 

Tư vấn, thực hiện dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại Hà Tĩnh (Ảnh: Văn Vỵ).

Theo ông Lê Lành, bám sát địa bàn Chiến dịch là giải pháp nhằm khắc phục tình trạng “đánh trống, bỏ dùi”, khi triển khai Chiến dịch thì rầm rộ, nhưng hiệu quả thấp. Năm 2008, một số địa bàn ở Nghi Xuân, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên tỷ lệ người sinh con thứ 3 gia tăng. Vì vậy, bám sát địa bàn được đặt ra không chỉ với lãnh đạo Chi cục mà còn đối với các cộng tác viên DS- KHHGĐ ở các làng, bản, thôn, xóm. Chiến dịch đợt 1 năm nay, Chi cục DS- KHHGĐ đã phân công cán bộ xuống “nằm vùng” tại cơ sở không chỉ triển khai chiến dịch, giúp đỡ cơ sở để lập kế hoạch mà còn tăng cường giám sát tại chỗ, kịp thời tư vấn cho cơ sở những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tại các Trung tâm DS- KHHGĐ của huyện, cũng tiến hành phân công cụ thể cán bộ phụ trách từng khu vực và địa bàn nào không thực hiện đúng chỉ tiêu thì quy trách nhiệm cho cá nhân được phân công phụ trách.

Bám sát địa bàn, điều tra, thống kê, phân loại đối tượng, bám sát các đối tượng mà chiến dịch hướng tới, trên căn bản của điều tra, nắm chắc địa bàn để có giải pháp đồng bộ và hiệu quả. Việc đưa cán bộ “nằm vùng” đã giải quyết được những vướng mắc tại chỗ của cơ sở.

Triển khai đồng bộ

Ông Lê Lành cho biết, năm 2009, Chiến dịch tổ chức thành 2 đợt: Đợt 1 triển khai trong quý 1, kết thúc vào ngày 30/4; đợt 2 triển khai trong quý 3, kết thúc trước ngày 30/10. Theo đó, đợt 1 Chiến dịch tổ chức ít nhất 80% số xã, phường thuộc địa bàn chiến dịch của mỗi huyện trong thời gian ít nhất 7 - 8 ngày, gồm các hoạt động chính: Lập danh sách các đối tượng đăng ký thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, vận động đối tượng và sau đó cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại xã trong thời gian từ 3 - 4 ngày.

Theo ông Lê Lành, Chiến dịch sẽ được triển khai đồng bộ, thông qua vừa tuyên truyền, vận động vừa lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ nhằm giải quyết dứt điểm, với phương châm tại chỗ, tránh gây phiền hà, ái ngại cho nhân dân.

Ngoài việc sử dụng các phương tiện truyền thông như loa truyền  thanh, lồng ghép qua hội họp, băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, báo chí, truyền hình, Chi cục DS-KHHGĐ đã xuất bản 200 đĩa DVD với nội dung phong phú: Một số hình ảnh về thực hiện KHHGĐ; các biện pháp tránh thai và sự lựa chọn thích hợp; chăm sóc SKSS; các bệnh lây nhiễm qua đường sinh sản. Có thể nói các đĩa DVD với hình ảnh sinh động, dễ hiểu đã thu hút đông đảo người xem. Đây là phương tiện tối ưu để truyền thông vì khắc phục được những hạn chế của các phương tiện truyền thông khác, vừa gọn nhẹ, tiện ích, có thể chiếu ngay ở các làng, bản xa xôi, hẻo lánh. Tuy nhiên, số lượng đĩa DVD vẫn còn quá ít, chưa phục vụ đủ nhu cầu của nhân dân.

Để triển khai thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, Chi cục đã phối kết hợp với Trung tâm y tế dự phòng, Bệnh viện đa khoa, Trung tâm chăm sóc SKSS/KHHGĐ của tỉnh... thành lập các đội lưu động với đầy đủ dụng cụ y tế, xe lưu động, thuốc men, nhân lực sẵn sàng đáp ứng tại chỗ, đảm bảo an toàn khi tiến hành các dịch vụ. Cho đến nay, Chiến dịch đợt 1 ở Hà Tĩnh đã qua một nửa thời gian, nhưng các chỉ tiêu đặt ra đã đạt trên 65%.
 
Lê Văn Vỵ
 
 
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top