Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hải Phòng: Còn nhiều khó khăn trong việc triển khai Đề án 818 trên địa bàn thành phố

Thứ sáu, 16:00 10/12/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Tại Hải Phòng, khách hàng có nhiều sự lựa chọn các biện pháp tránh thai khác nhau nên việc tiếp thị các sản phẩm tránh thai xã hội hóa chưa đạt hiệu quả cao.

Ngày 12/3/2015, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 818/QĐ-BYT về việc phê duyệt Đề án "Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển, giai đoạn 2015-2020" (gọi tắt là Đề án 818).

Tại Hải Phòng, năm 2016 UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trên phạm vi toàn thành phố với 14/15 quận, huyện (trừ huyện Bạch Long Vỹ) và 213 xã, phường.

Từ năm 2016 đến nay, Chi cục DS-KHHGĐ Hải Phòng; Trung tâm DS-KHHGĐ các quận, huyện đã ban hành nhiều văn bản để quản lý, triển khai, đẩy mạnh thực hiện Đề án 818 trên địa bàn thành phố. Đồng thời, tăng cường các hoạt động truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tới người dân thông qua nhiều hình thức như: Tư vấn nhóm nhỏ, lồng ghép truyền thông với các buổi sinh hoạt của hội phụ nữ, nông dân, các buổi họp tại khu dân cư, tiêm chủng, khám thai định kì tại trạm y tế, trên facebook, zalo và các kênh thông tin đại chúng...

Hải Phòng: Còn nhiều khó khăn trong việc triển khai Đề án 818 trên địa bàn thành phố - Ảnh 1.

Tư vấn chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình cho phụ nữ tại Hồng Bàng, Hải Phòng. Ảnh: Đỗ Nụ

Theo báo cáo tổng kết tình hình triển khai Đề án 818 giai đoạn 2016-2020 của Chi cục DS-KHHGĐ thành phố Hải Phòng, hiện tại, thành phố đã xây dựng hệ thống cung cấp, phân phối sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ của Đề án tại các cấp. Theo đó, tại tuyến tỉnh triển khai tại 2 đơn vị là Chi cục DS-KHHGĐ và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản thành phố.

Tuyến huyện bao gồm 14 đơn vị đủ điều kiện tham gia phân phối sản phẩm, hàng hóa chăm sóc SKSS, phương tiện tránh thai và 14 đơn vị đủ điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS.

Còn tại tuyến xã triển khai tại 218 cơ sở y tế cùng với sự tham gia của 964 cán bộ y tế, dân số tham gia phân phối sản phẩm, hàng hóa chăm sóc SKSS, phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo kênh xã hội hóa.

Kết quả, từ năm 2016 đến nay, thành phố phân phối các sản phẩm xã hội hóa gồm: Bao cao su Hello, Hello plus và hộp viên sắt Sentinel Prenatal Formula. Cụ thể, từ 2016-2020 Chi cục DS-KHHGĐ thành phố đã nhận 100.800 bao cao su Hello, 57.600 bao cao su Hello plus, 300 hộp viên sắt, đã thực hiện phân phối tới các đơn vị 99.309 bao cao su Hello, 57.600 bao cao su Hello plus, 300 hộp viên sắt. Hiện còn tồn tại kho Chi cục 1.491 bao cao su Hello.

Theo bà Trần Thị Thu Hằng, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ thành phố Hải Phòng, các sản phẩm phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS của Đề án 818 cơ bản đáp ứng được nhu cầu và khả năng chấp nhận chi trả tại cộng đồng theo phân khúc thị trường.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn và ý kiến phản hồi của cán bộ dân số, y tế, nhân viên quầy thuốc, nhà thuốc tại các quận, huyện trên thành phố đang tham gia tiếp thị sản phẩm Đề án 818. Chi cục DS-KHHGĐ Hải Phòng cũng chỉ ra một số khó khăn trong quá trình triển khai Đề án trên địa bàn như: Một số sản phẩm khách hàng đã biết đến và sử dụng thường xuyên lại bị thiếu nhỡ do cung tiêu không kịp thời.

Sản phẩm bao cao su Hello, HelloPlus qua khảo sát ý kiến khách hàng cho biết: Dày, hình thức mẫu mã chưa đẹp thậm chí đóng gói nhầm vỏ bao cao su Hello Plus nhưng ruột là Hello, giá thành cao hơn một số sản phẩm khác trên thị trường. Cùng với đó, khách hàng có nhiều sự lựa chọn các biện pháp tránh thai khác nhau nên việc tiếp thị các sản phẩm tránh thai xã hội hóa chưa đạt hiệu quả cao.

Để Đề án 818 triển khai có hiệu quả trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, Chi cục DS-KHHGĐ đề nghị Ban quản lý Đề án 818 cung cấp đầy đủ và kịp thời hàng hóa khi có đơn đặt hàng tránh thiếu, nhỡ cho địa phương đồng thời bổ sung thêm mặt hàng thuốc tiêm tránh thai vào sản phẩm của Đề án; thay đổi mẫu mã, giá thành và chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng.

Bên cạnh đó, hàng năm tổ chức tập huấn cho cơ sở, thường xuyên quảng bá rộng rãi các sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhân bản, cấp phát các sản phẩm tờ rơi tuyên truyền phù hợp với đối tượng sử dụng. Ngoài ra, tăng thêm kinh phí cho địa phương tổ chức các hoạt động quảng bá, tuyên truyền và giới thiệu sản phẩm thuộc Đề án.

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tử vong sơ sinh ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao và nhiều thách thức đặt ra

Tử vong sơ sinh ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao và nhiều thách thức đặt ra

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Việt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn trong giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, có vấn đề thiếu trầm trọng nhân lực.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

GĐXH – Để giảm dần tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nhiều địa phương đã và đang triển khai các giải pháp, cách làm hiệu quả tại tỉnh Thanh Hóa.

Đa dạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Đa dạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

GĐXH - Cùng với sự quan tâm, đồng hành của các cấp Hội Người cao tuổi (NCT) và Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn.

Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc nhiều bệnh kết hợp, chi phí điều trị cao gấp 8-10 lần người trẻ

Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc nhiều bệnh kết hợp, chi phí điều trị cao gấp 8-10 lần người trẻ

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

SKĐS - Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), dự báo, số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới...

Bí quyết để mẹ cho con bú đúng cách, đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện

Bí quyết để mẹ cho con bú đúng cách, đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Việc nuôi con bằng sữa mẹ là hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, nên cho trẻ bú kéo dài 18 - 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.

Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức

Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH – Hội Liên hiệp Phụ nữ Hậu Giang vừa phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ, công chức, viên chức” năm 2023.

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Khi mang thai hoặc mới sinh con không phải là thời điểm tốt nhất để nuôi chó và mèo. Một số vật nuôi tiềm ẩn những rủi ro về sự an toàn và sức khỏe mà phụ nữ mang thai cần chú ý.

Nghệ An: Ý nghĩa hội thi "Người cao tuổi sống vui sống khỏe"

Nghệ An: Ý nghĩa hội thi "Người cao tuổi sống vui sống khỏe"

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi góp phần nâng cao hiểu biết cho cán bộ và nhân dân về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến người cao tuổi. Đồng thời thể hiện trách nhiệm của cá nhân, gia đình và xã hội trong việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần nhằm góp phần phát huy và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng, chị em cần đặc biệt lưu ý đến những khác thường trong cơ thể để từ đó phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Giao lưu trực tuyến: Các mô hình lồng ghép truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại địa phương

Giao lưu trực tuyến: Các mô hình lồng ghép truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại địa phương

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Top