Hai trường hợp nguy hiểm bà bầu cần khẩn cấp bỏ thai
Mang bầu là niềm hạnh phục tuyệt vời đối với phụ nữ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người mẹ bắt buộc phải chấp nhận đình chỉ thai kỳ để bảo vệ tính mạng và khả năng sinh sản.
Thai nhi đi lạc vị trí, không phát triển trong tử cung như bình thường là những trường hợp nguy hiểm phụ nữ có thể gặp phải khi mang bầu. Biện pháp tốt nhất là phải đình chỉ thai kỳ để bảo vệ tính mạng cho người mẹ và khả năng sinh sản sau này.
Mang thai ngoài tử cung là trường hợp thai không nằm trong tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài. Ảnh minh họa: Getty Images.
Mang thai ngoài tử cung
Chị Nguyễn Thị Ninh (Hậu Lộc, Thanh Hóa) bị chậm kinh 19 ngày, thử que thử thai thấy có 2 vạch nên cả nhà vui mừng vì vợ chồng chị có em bé sau 2 năm cưới nhau. Tuy nhiên, khi bác sĩ siêu âm không nhìn thấy hình ảnh túi thai.
Sang tuần thứ 4, chị Ninh bắt đầu đau bụng dữ dội nên được người nhà đưa đi cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán chị mang thai ngoài tử cung, lúc này máu vỡ ồ ạt trong ổ bụng, tình trạng rất nguy hiểm. Để cứu bệnh nhân, bác sĩ buộc phải cắt vòi trứng của chị Ninh, đồng nghĩa chị có nguy cơ không được làm mẹ trong tương lai.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Tạ Việt Cường, Khoa D4, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, mang thai ngoài tử cung là trường hợp thai không nằm trong tử cung mà nằm ở những nơi khác.
Khi đó, phụ nữ cũng có những dấu hiệu như mang thai bình thường như trễ kinh hoặc rong huyết, một số người bị đau bụng, đôi khi âm ỉ, đôi khi có những cơn đau nhói.
Đây là một trong những nguyên nhân gây vô sinh. Nhiều trường hợp tương tự như chị Ninh, phát hiện thai ngoài tử cung hoặc đến cơ sở y tế muộn, khi đã có hiện tượng chảy máu trong ổ bụng và khối chửa ở vòi tử cung giãn to, nên khó bảo tồn vòi tử cung. Để xử lý, bác sĩ phải cắt vòi tử cung, một phần nguyên nhân gây vô sinh về sau.
Thạc sĩ Cương lưu ý nếu có những dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung và điều trị bằng những phương án nhẹ nhàng hơn như điều trị nội khoa, hoặc phẫu thuật để bảo tồn vòi tử cung.
Do đó, chị em cần lắng nghe cơ thể để có ý thức thăm khám ngay khi chậm kinh một tuần, hoặc chậm kinh kèm dấu hiệu đau bụng hoặc ra máu.
Bên cạnh đó, chị em nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Đây là biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý, giảm nguy cơ mang thai ngoài tử cung ở phụ nữ.
Thai bám vào vết mổ tử cung
Bên cạnh việc mang thai ngoài tử cung, phụ nữ từng mổ đẻ còn có nguy cơ thai bám vào vết mổ cũ.
Thông thường, trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ. Hầu hết phôi sẽ bám vào vùng đáy của tử cung, nơi có những điều kiện tốt nhất để phát triển. Tuy nhiên, một số phôi nằm lạc chỗ ở vị trí eo tử cung, nơi có vết sẹo của lần sinh mổ trước để lại.
“Eo tử cung không phải là nơi phù hợp để thai có thể bám vào. Vì ở vị trí này niêm mạc và cơ tử cung mỏng nên không đủ khả năng để nuôi dưỡng cho phôi thai phát triển. Các mạch máu nuôi phôi thai sẽ có xu hướng đâm xuyên qua lớp cơ tử cung, bám vào các cơ quan lân cận”, thạc sĩ Cường giải thích.
Thai bám vào sẹo tử cung nếu không phát hiện sớm khi thai còn nhỏ để kịp thời xử lý sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sản phụ. Khi thai đã to rất dễ xảy ra trường hợp rau tiền đạo và rau cài răng lược.
Đối với trường hợp rau cài răng lược bị chảy máu, bác sĩ buộc phải chỉ định cắt bỏ tử cung. Nhiều trường hợp không may mắn dù cắt bỏ tử cung, tính mạng của mẹ vẫn khó giữ được do máu mất quá nhiều.
“Thai ở vị trí sẹo mổ cũ thường phát triển rất kém, có hiện tượng thai ngừng phát triển và sảy thai. Nếu sảy thai, hầu hết là chảy máu dữ dội, nhiều trường hợp đã phải cắt tử cung vì không cầm được máu, sản phụ dễ sốc và trụy tim mạch", thạc sĩ Cường cho biết.
Theo chuyên gia này, quá trình điều trị cho những bệnh nhân thai bám vào sẹo tử cung tương đối phức tạp. Mỗi bệnh nhân sẽ có một phác đồ điều trị khác nhau. Quan trọng là phát hiện bệnh sớm hay muộn, có hay chưa chảy máu.
Hiện chưa có phương pháp điều trị ưu việt cho thai bám vào vết sẹo tử cung. Cách duy nhất là chấm dứt thai kỳ sớm để tránh biến chứng cho người mẹ. Các bác sĩ có thể điều trị nội khoa, hút thai, phẫu thuật…
Chuyên gia cũng cho biết thêm tỷ lệ thai bám vào vết sẹo cũ chỉ dưới 1% ở những ca sinh mổ. Tuy nhiên, hiện tượng này đang có xu hướng gia tăng do các ca sinh mổ tăng và siêu âm phát triển.
Do đó, các sản phụ có tiền sử vết mổ cũ khi chậm kinh một tuần nên đi khám để biết được thai đã nằm đúng vị trí hay chưa. Trong trường hợp có thai bám vào sẹo tử cung, người mẹ cần làm theo những tư vấn bác để đảm bảo tính mạng và khả năng sinh sản về sau.
Theo Zing
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 21 giờ trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 23 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcTắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...