Hai vị trí cần giữ ấm nhất trong mùa đông
Đột quỵ là bệnh lý ở não và không thể sơ cứu bằng các biện pháp thông thường như chích lể, sấy làm ấm. Người bệnh cần cấp cứu tại cơ sở y tế chuyên khoa đột quỵ.
Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện bài viết liên quan đến đột quỵ được nhiều người chia sẻ với nội dung: “Khi cảm thấy tê yếu đau cánh tay phải cố gắng ho thật mạnh. Người thân lấy ngay máy sấy tóc làm ấm phần gáy lên đến đoạn đầu và toàn thân để đánh tan cục máu đông. Chích lể để giải tỏa áp lực máu”. Xin chuyên gia tư vấn biện pháp này có đúng không? Phòng đột quỵ trong mùa đông như thế nào? (Lê Dung - Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Tiến sĩ Bùi Long, Phó giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) tư vấn:
Đột quỵ do tình trạng mạch máu não bị tắc nghẽn đột ngột. Hậu quả là các tế bào vùng não chết dần, dẫn đến mất chức năng thần kinh.
Khi tắc nghẽn mạch máu lớn, theo thời gian, số lượng tế bào não chết với thể tích lớn có thể dẫn đến hiện tượng phù nề gây ảnh hưởng ý thức, hôn mê. Nặng hơn và thêm thời gian là hiện tượng chèn ép, gây thoát vị não, ảnh hưởng đến vùng thân não.
Tại miền Bắc, khi nhiệt độ giảm sâu, số bệnh nhân cấp cứu tăng đột biến. Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, có ngày số ca đột quỵ tăng lên gấp đôi.
Các dấu hiệu của đột quỵ khá rõ ràng, không giống với trúng gió. Nếu thấy người thân có các dấu hiệu yếu liệt nửa người, méo miệng và nói ngọng nên đưa đi cấp cứu ngay.
Trường hợp bạn chia sẻ trên có thể là các biểu hiện co cứng cơ khiến bạn cảm thấy tê mỏi tay chân, gáy. Khi đó, bạn xoa bóp hay dùng máy sấy làm ấm, mềm cơ giúp lưu thông khí huyết tốt hơn. Nhưng với đột quỵ, bạn không được phép áp dụng biện pháp sơ cứu bao gồm sấy, cho uống thuốc, nặn máu đầu ngón tay, chích lể... Người bệnh cần cấp cứu tại chuyên khoa đột quỵ.
Nguyên nhân số ca đột quỵ vào mùa đông tăng hơn
Vào mùa đông, số ca đột quỵ cao hơn mùa hè do thời tiết lạnh thúc đẩy sự hình thành cục máu đông trong tâm nhĩ trái của tim, do đó làm tăng nguy cơ đột quỵ trên bệnh nhân rung nhĩ.
Ngoài ra, thời tiết lạnh khiến cho các mạch máu co lại, dễ khiến huyết áp tăng - yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ xuất huyết não. Máu cũng có xu hướng đặc và dính hơn khi thời tiết lạnh, điều này làm cho cục máu đông dễ xuất hiện hơn, gây ra đột quỵ thiếu máu cục bộ. Bên cạnh đó, phản ứng của cơ thể khi nhiệt độ giảm có xu hướng gây áp lực cho tim khi cố kìm hãm để bảo toàn nhiệt và năng lượng.
Đột quỵ thường xảy ra ở một số đối tượng như: người có các bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, cholesterol cao; người hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu bia.
Người có yếu tố trên đặc biệt là người cao tuổi hoặc từng bị đột quỵ cần hạn chế đối đa nguy cơ do nhiệt độ lạnh tác động lên cơ thể.
Các biện pháp phòng ngừa
- Làm ấm cơ thể, theo bác sĩ Long, 2 vị trí cần làm ấm được ưu tiên nhất là đầu và cổ.
- Hằng ngày, người có bệnh nền hạn chế ra ngoài, tránh chênh lệch nhiệt độ quá đột ngột như khi tắm, ngủ dậy. Khi thức dậy, bạn nên để cơ thể thích nghi với nhiệt độ phòng, không tốc chăn ngay. Tắm nước ấm, không tắm quá khuya hoặc sáng sớm. Nên lau khô cơ thể và sấy khô tóc sau khi tắm xong.
- Duy trì tập thể dục ít nhất 5 ngày mỗi tuần, đặc biệt là suốt những tháng lạnh. Ăn uống lành mạnh, hạn chế bia rượu và thuốc lá.
- Cố gắng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Người bị cao huyết áp, cholesterol cao và đái tháo đường nên thường xuyên kiểm tra và kiểm soát các chỉ số này.
Loại rau mùa đông giúp hạ đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Xà lách có hàm lượng calo thấp, chỉ số đường huyết GI thấp nên thích hợp với người bệnh tiểu đường.
Đi bộ buổi sáng kiểu nào là tốt nhất?
Sống khỏe - 1 giờ trướcĐi bộ, nhất là vào buổi sáng không chỉ giúp cơ thể vận động mà còn giúp thanh lọc tâm trí, tạo ra năng lượng tích cực cho ngày mới. Tuy nhiên, với mỗi buổi đi bộ bạn có thể lựa chọn kiểu nào phù hợp nhất.
Cách dùng ngải cứu trong chăm sóc sức khỏe
Sống khỏe - 2 giờ trướcThời tiết trở lạnh là lúc những món ăn, vị thuốc có tính ấm lên ngôi. Ngải cứu là vị thuốc có rất nhiều lợi ích cho cơ thể, nhất là trong mùa lạnh. Vậy cách dùng như thế nào là tốt nhất?
Điều gì xảy ra khi uống trà nóng mỗi ngày?
Sống khỏe - 3 giờ trướcDùng trà nóng thường xuyên đem lại nhiều tác dụng cho tim mạch, hỗ trợ giảm cân… nhưng nếu đồ uống quá nóng lại phản tác dụng.
Mùa lạnh, đừng làm những điều này lúc thức dậy nếu không muốn bị đột quỵ!
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH – Theo nghiên cứu, đột quỵ có xu hướng gia tăng 20-30% trong mùa lạnh. Trong đó, buổi sáng sớm, nhiệt độ thấp kết hợp một số yếu tố là thời điểm dễ xảy ra những cơn đột quỵ.
Sốt cao liên tục, 2 trẻ nhập viện trong tình trạng nặng vì nhiễm loại xoắn khuẩn nguy hiểm
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, nhiễm xoắn khuẩn do Leptospira là bệnh truyền nhiễm trong các loài động vật gặm nhấm và xâm nhập ngẫu nhiên vào cơ thể con người qua các vết xước. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
8 lý do nên uống nước chanh ấm mỗi ngày
Sống khỏe - 19 giờ trướcSự kết hợp đơn giản giữa nước ấm và cốt chanh tươi, nhưng mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe… Vậy uống nước chanh ấm mỗi ngày có tác dụng gì?
Ăn phải giá đỗ ngâm hóa chất nguy hiểm thế nào đến sức khỏe?
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Thường xuyên ăn phải giá đỗ ngâm tẩm hóa chất có thể bị ngộ độc cấp tính, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng hô hấp và tổn thương các cơ quan...
6 cách đơn giản để có hàm răng trắng khỏe
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcRăng trắng khỏe không chỉ hấp dẫn về thẩm mỹ, khiến chúng ta tự tin hơn, mà còn phản ánh tình trạng sức khỏe tốt.
Người đàn ông ở Củ Chi bị đột quỵ ngay trong lúc ăn cơm cùng gia đình
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong lúc đang ăn cơm với gia đình, cụ ông 84 tuổi đột nhiên nói đớ, yếu nửa người bên phải, ngay lập tức người nhà đã đưa vào viện cấp cứu.
Hai vị trí cần giữ ấm nhất trong mùa đông
Sống khỏeĐột quỵ là bệnh lý ở não và không thể sơ cứu bằng các biện pháp thông thường như chích lể, sấy làm ấm. Người bệnh cần cấp cứu tại cơ sở y tế chuyên khoa đột quỵ.