Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hàng vạn bệnh nhân HIV/AIDS: Lo lắng trước thông tin quốc tế sẽ cắt giảm thuốc điều trị

Thứ tư, 08:49 20/04/2016 | Y tế

GiadinhNet - Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết nguồn viện trợ thuốc ARV kháng virus HIV/AIDS đang bị cắt giảm và có thể dừng lại sau năm 2017. Điều này khiến nhiều bệnh nhân mắc “căn bệnh thế kỷ” đang rất hoang mang, lo lắng.

Bệnh nhân đến đăng ký lấy thuốc ARV. (Nguồn: Cục Phòng, chống HIV/AIDS)
Bệnh nhân đến đăng ký lấy thuốc ARV. (Nguồn: Cục Phòng, chống HIV/AIDS)

Người bệnh khắp nơi lo lắng

Chị L. ở phố Thái Thịnh, quận Đống Đa (Hà Nội) vốn là một bệnh nhân HIV điều trị bằng thuốc ARV từ nhiều năm nay cho biết, chị vẫn lấy thuốc từ khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai. “Tới đây, viện trợ từ quốc tế cắt, người bệnh như chúng tôi chưa biết phải làm thế nào. Có thuốc để mua không? Hết ưu đãi rồi thì có đắt không?”, nhiều câu hỏi chị L. đặt ra với tâm trạng lo lắng.

Mở lòng với chúng tôi, chị L. cho hay mình bị lây nhiễm HIV từ chồng. Là con út trong gia đình làm nghề giáo ở phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, hơn 10 năm trước, khi phát hiện ra mình bị “căn bệnh thế kỷ” từ người yêu, cũng là bạn học hồi cấp III của mình, chị L. đã có lúc định tìm đếm cái chết. Rồi cú sốc cũng nguôi ngoai, chị tìm đến các hoạt động liên quan đến HIV; Hội Chữ thập Đỏ quận Đống Đa, các lớp tập huấn của dự án HIV.

Bấy lâu nay, nhờ có thuốc ARV chị vẫn sống khỏe mạnh và đã sinh một bé gái. Con gái của chị hiện đang học cấp 1. Tuy nhiên, cũng như nhiều người đồng cảnh ngộ khác, chị L. trĩu nặng ưu tư: “Ai cũng lo lắng trước thông tin tới đây ngừng cấp thuốc miễn phí. Không chỉ các bệnh nhân ở Hà Nội sinh hoạt cùng tôi trong các câu lạc bộ mà những người tỉnh thành khác mà chúng tôi được gặp trong các chuyến đi, tuyên truyền phòng chống HIV cũng chung lo lắng đó. Khắp các tỉnh Bắc, Trung, Nam tôi đặt chân tới, ai cũng quan tâm đến vấn đề thuốc chữa bệnh cho tương lai lâu dài”.

Cách đây hơn 10 năm, khi bắt đầu có dự án của các chương trình quốc tế tài trợ thuốc ARV điều trị cho bệnh nhân từ Mỹ. Bác sỹ Đỗ Duy Cường, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai là một trong những người tiên phong triển khai các phòng khám HIV ở tuyến huyện ở nhiều tỉnh trong cả nước. Trước viễn cảnh thiếu thuốc điều trị, trao đổi với chúng tôi, bác sỹ Cường không khỏi băn khoăn: “Chính phủ Mỹ cam kết hỗ trợ thuốc ARV hết năm 2018. Về lâu dài, chúng tôi chưa có phương án cụ thể nào về việc này. Việc quốc tế sẽ ngừng viện trợ thuốc, khiến cho hơn 1.500 bệnh nhân ở khoa Truyền nhiễm rất lo lắng”.

Cần 420 tỷ đồng mỗi năm

Trong bối cảnh các nguồn viện trợ cho phòng, chống HIV/AIDS đang bị cắt giảm và có thể dừng lại sau năm 2017, Bộ Y tế xác định nguồn tài chính từ Quỹ BHYT là giải pháp. Để có thể sử dụng nguồn quỹ này, Bộ Y tế có chỉ đạo quyết liệt nhằm kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS theo hướng thực hiện khám, chữa bệnh cho người bệnh HIV/AIDS chi trả qua BHYT. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất là Quỹ BHYT chỉ có thể chi trả cho các dịch vụ y tế thuộc phạm vi thanh toán của BHYT và cho các cơ sở y tế có chức năng khám chữa bệnh. Trong khi đó, phần lớn các cơ sở điều trị HIV/AIDS hiện nay lại không chính thức thuộc hệ điều trị. Vì vậy, theo quy định hiện hành, các cơ sở này không được BHYT thanh toán và cần đưa vào hệ thống.

Được biết, toàn quốc có 316 cơ sở điều trị HIV/AIDS, trong đó có 208 phòng khám thuộc bệnh viện và trung tâm y tế có chức năng khám chữa bệnh (chiếm 64%) và 108 phòng khám tại các trung tâm y tế dự phòng và Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS (chiếm 36%). Các phòng khám này không có chức năng khám chữa bệnh do đó không đủ điều kiện để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh do BHYT chi trả.

Người nhiễm HIV/AIDS nếu không có thuốc ARV để uống sẽ tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và sẽ dẫn tới tử vong; nếu không được uống thường xuyên và liên tục sẽ gây nguy cơ HIV kháng thuốc dẫn đến chi phí điều trị tăng gấp 7-8 lần. Việc gia tăng số người nhiễm HIV và nhiễm các bệnh nhiễm trùng cơ hội sẽ làm tăng chi phí y tế, chi phí an sinh xã hội mà người nhiễm HIV hoặc Chính phủ phải chi trả. Vì vậy, việc duy trì điều trị HIV bằng thuốc ARV luôn cần phải được đảm bảo.

Theo thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS thì chỉ có 30% số người nhiễm HIV điều trị ARV là có bảo hiểm. Giải pháp của Cục Phòng chống HIV/AIDS là phấn đấu đến 2020 khoảng 70-80% số người nhiễm HIV điều trị ARV có bảo hiểm y tế để có nguồn tài chính chi trả.

Một giải pháp khác cũng được đưa ra, đó là khuyến khích các công ty cung ứng thuốc ARV tập trung sản xuất các mặt hàng thuốc chủ yếu cho người nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam tuy có khả năng sản xuất thuốc ARV trong nước, nhưng mới chỉ sản xuất được thuốc phác đồ điều trị bậc 1 trong khi đó, số bệnh nhân cần thuốc phác đồ điều trị bậc 2 lại đang gia tăng.

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, chi phí thuốc ARV điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam hiện nay là khoảng 10.000 đồng/ngày/bệnh nhân. Nếu nguồn viện trợ bị cắt giảm hoàn toàn, sẽ phải cần đến khoảng 420 tỷ đồng mỗi năm cho kinh phí mua thuốc ARV. Việc bệnh nhân HIV tự chi trả cho thuốc là khó khả thi vì hầu hết người nhiễm HIV là những người không có khả năng tự chi trả cho việc điều trị liên tục và suốt đời. Vì vậy khó khăn lớn nhất là làm thế nào có đủ nguồn tài chính mua thuốc ARV để tiếp tục cung cấp cho khoảng gần 100.000 người đang được điều trị và mở rộng cho 90% người nhiễm HIV được phát hiện, tức là khoảng 200.000 người được điều trị vào năm 2020.

Thuốc kháng virus HIV (ARV) được sử dụng tại Việt Nam từ năm 2004 đã giúp hàng trăm nghìn bệnh nhân chiến đấu với căn bệnh này. Từ 400 người, đến nay sau hơn 10 năm đã có khoảng hơn 100.000 người nhiễm HIV ở Việt Nam được điều trị bằng ARV, 95% kinh phí cho nguồn thuốc này nhờ vào viện trợ của các tổ chức quốc tế.

Hà Phương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 4 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top