Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hành trình gian nan tìm con và nước mắt hạnh phúc của những cặp vợ chồng hiếm muộn

Chủ nhật, 09:59 19/08/2018 | Y tế

GiadinhNet - Cóp nhặt từng “tinh binh” để sinh con sau khi mắc bệnh quai bị, gần 50 tuổi vẫn sinh con dù đã mãn kinh, gần 10 năm mới sinh được đứa con khỏe mạnh vì mắc bệnh tan máu bẩm sinh… là những hạnh phúc không thể đong đếm của những cặp vợ chồng hiếm muộn.

Hạnh phúc của người mẹ U50

“Hạnh phúc như mơ với vợ chồng em” - ẵm con trên tay, Dương Phương Linh, 30 tuổi hạnh phúc cho biết đây là đứa con mà cả hai vợ chồng cô mong đợi sau gần 10 năm kết hôn. Nhớ lại những năm tháng mòn mỏi tìm con, Linh không khỏi xúc động.

Đứa con đầu lòng không kịp chào đời vì bị giãn tim, phù rau. Lần mang thai thứ hai cũng bị đình chỉ ở tuần 22. Căn bênh tan máu bẩm sinh (thalassemia) của cả hai vợ chồng khiến cả Linh và Tùng thất vọng, nghĩ mình không thể sinh được đứa con khỏe mạnh. Nhờ sự can thiệp của y học, vợ chồng Tùng, Linh đã có con trai 6 tháng tuổi khỏe mạnh bình thường, không mang gen bệnh tan máu bẩm sinh.


Hạnh phúc của vợ chồng Tùng - Linh sau gần 10 năm kiếm tìm.

Hạnh phúc của vợ chồng Tùng - Linh sau gần 10 năm kiếm tìm.

Th.S Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc trung tâm xét nghiệm di truyền Gentis của Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh lý huyết học di truyền phổ biến nhất trên thế giới, đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi.

Trong thụ tinh trong ống nghiệm, kỹ thuật sàng lọc di truyền tiền làm tổ được ứng dụng để chẩn đoán các bất thường nhiễm sắc thể hoặc các bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể trong đó có thalassemia.

Kỹ thuật này đã được bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội áp dụng thành công cho trường hợp mắc thalassemia (cả bố và mẹ) thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Với khả năng chọn lọc sâu, kỹ thuật này giúp loại bỏ những phôi thai bất thường ngay từ giai đoạn mới hình thành, chỉ giữ lại những phôi khoẻ mạnh.


Con là thiên thần đem hạnh phúc đến bên đời của mẹ cha.

Con là thiên thần đem hạnh phúc đến bên đời của mẹ cha.

Câu chuyện của Tùng và Linh là một trong những ca hiếm muộn đã trải qua bao gian nan trong hành trình tìm con đã khiến nhiều người xúc động tại lễ kỷ niệm 6 năm thành lập khoa Hỗ trợ sinh sản (2012 – 2018) và Hội thảo tổng kết “Tuần Lễ vàng ươm mầm hạnh phúc 2018” do Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức ngày 18/8.


Chị Phùng Thị Hạnh và con gái

Chị Phùng Thị Hạnh và con gái

Còn có những câu chuyện khác được nhiều người chúc mừng như người mẹ 52 tuổi Phùng Thị Hạnh và cô con gái nhỏ 3 tuổi. Vượt qua nỗi đau mất người con 30 tuổi, chị Hạnh lúc này đã ở tuổi mãn kinh đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn để được tư vấn mang thai.

Được các bác sĩ can thiệp, cho uống thuốc và kích trứng cùng với may mắn và nỗ lực của bản thân, năm 2015 chị đã mang thai và hạnh phúc bên đứa con của mình. Hay câu chuyện nữa của anh L.C.T. (32 tuổi, ở Hưng Yên) mắc bệnh quai bị vào năm 14 tuổi, một bên tinh hoàn teo dần. Sau gần 5 năm kết hôn và chạy chữa hiếm muộn vợ chồng anh vừa đón nhận "trái ngọt" là cô con gái kháu khỉnh nặng 3,5 kg.

Tìm được “tinh binh” ở nam giới bị teo cả hai tinh hoàn

Theo Tổ chức Y tế thế giới, vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng quan hệ tình dục đều, không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào mà không có thai tự nhiên trong thời gian 1 năm. Theo thống kê, vô sinh do người chồng chiếm 40%, do người vợ 40%, 10% do cả vợ và chồng và 10% không tìm thấy nguyên nhân. Hiện nay, có khoảng 15% các cặp vợ chồng không có thai trong thời gian 1 năm và cần có sự can thiệp của y tế.


Hai bé sinh đôi nhờ thụ tinh ống nghiệm.

Hai bé sinh đôi nhờ thụ tinh ống nghiệm.

Theo BS.CKII Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, nguyên nhân các cặp vợ chồng bị hiếm muộn rất đa dạng. Với người vợ nguyên nhân hay gặp nhất là tắc hai vòi tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, bất thường tử cung, lạc nội mạc tử cung…

Với người chồng thường do bất thường số lượng, chất lượng tinh trùng trong đó nguyên nhân hay gặp nhất là giãn tĩnh mạch tinh hoặc không tinh trùng do tắc ống dẫn tinh, xuất tinh ngược.


Các gia đình đặc biệt giao lưu tại hội thảo.

Các gia đình đặc biệt giao lưu tại hội thảo.

Hiện nay, bệnh viện đã thực hiện thành công 31% ca có thai trong bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), 42% ca có thai trong chuyển phôi tươi, 63% ca chuyển phôi đông lạnh. Ngoài ra, bệnh viện cũng đã thực hiện thành công thụ tinh ống nghiệm với tinh trùng của người đã mất, chồng bị liệt nửa người, bệnh nhân nữ có bất thường tử cung như tử cung đôi, bệnh nhân có chồng bị ung thư tinh hoàn, bệnh nhân 23 năm có thai lần đầu, bệnh nhân bị bất thường nhiễm sắc thể…

Một trong những kỹ thuật mới được thực hiện thường quy tại bệnh viện là sử dụng kỹ thuật micro TESE. Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng, Trưởng Khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết, ngoài trường hợp bệnh nhân T. bị teo một bên tinh hoàn nói ở trên, các bác sĩ ở đây đã ứng dụng kỹ thuật TESE - phẫu thuật vi phẫu tìm tinh trùng diện rộng cho một số trường hợp vô tinh vì 2 tinh hoàn teo do biến chứng quai bị.

Với những nam giới bị teo cả 2 bên tình hoàn, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm cấu trúc sinh tinh để tìm tinh trùng. “Những trường hợp như thế này chỉ cần tìm được 1-2 "tinh binh" đã là quý lắm rồi – BS Hưng cho biết.

BS Nguyễn Minh Đức, Trưởng Labo của bệnh viện cũng cho biết, hiện nay các trung tâm hỗ trợ sinh sản đang thực hiện đồng thời kỹ thuật nuôi phôi ngày 2, 3, 4, 5 và 6. Hiện tại BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đang có xu hướng nuôi phôi ngày 5, tức phôi nang vì nhận thấy hiệu quả vượt trội của nó so với việc nuôi phôi ngày 2 hoặc 3.

Tại hội thảo tổng kết “Tuần Lễ vàng ươm mầm hạnh phúc 2018”, các cặp vợ chồng chia sẻ về hành trình điều trị đặc biệt của họ tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Trong đó, trường hợp gia đình anh Đào Phú Khánh – Vũ Thị Phương thành công nhờ kỹ thuật Micro TESE (đang mang thai 3), Phạm Thị Phượng – Lý Chí Thanh (sinh 1 con trai) nhờ Micro TESE.

Bên cạnh đó, trường hợp gia đình anh Kiều Tiến Cử - Nguyễn Thanh Huyền thất bại nhiều lần, hơn 10 năm theo đuổi đến năm 2017 có 2 bé gái cũng khiến những người có mặt tại hội thảo thực sự xúc động. Đó chỉ là số ít trong hàng ngàn ca khó mà bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã điều trị thành công, minh chứng cho những nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ y bác sỹ bệnh viện.

Mai Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 17 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 3 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top