Hành trình tìm con gian nan và quả ngọt "ươm mầm hạnh phúc" của những nhân viên y tế
Chương trình "Ươm mầm hạnh phúc – Khi thiên thần cũng có ước mơ" do hệ thống IVFMD thực hiện năm 2021 đến nay đã mang lại "quả ngọt" cho rất nhiều cặp vợ chồng là nhân viên y tế hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn.
Những nhân viên y tế khắc khoải mong con
Chị H.T.T.T (1993) lập gia đình từ năm 2020, cả hai vợ chồng cùng công tác tại một bệnh viện ở Bình Dương. Trong đợt tái khám sức khoẻ hằng năm, bác sĩ phát hiện chị có vấn đề về buồng trứng nhưng không có triệu chứng nên được khuyên theo dõi thêm.
Tuy nhiên, dù "thả" nhưng mãi không thể "dính bầu", cộng thêm phía gia đình chị T. có người chị cũng bị hiếm muộn nhưng không rõ nguyên nhân nên vợ chồng chị đã quyết định đến một bệnh viện tại TP.HCM kiểm tra lại. Tại đây, chị được chỉ định làm IVF (thụ tinh trong ống nghiệm)
"Hai vợ chồng cũng đồng ý thực hiện IVF vì đó gần như là cách duy nhất nếu muốn có con nhưng vì cũng mới cưới, chưa dành dụm được gì nhiều nên cũng cần chút thời gian thu xếp chứ chưa làm ngay." – chị T. kể.
Khi đã sẵn sàng, vợ chồng chị đến 1 bệnh viện tại TP.HCM để làm IVF. Ban đầu, mọi việc diễn ra rất thuận lợi. Bác sĩ cho biết, với tình trạng của chị thì cần chuẩn bị gom nhiều trứng để tạo nhiều phôi nhất có thể. Kết quả, chị được 4 phôi tốt, có 3 phôi ngày 5 và 1 phôi ngày 6. Những tưởng, chị sẽ có nhiều hy vọng ngay lần chuyển phôi đầu tiên. Tuy nhiên, kết quả thất bại. Sau đó, bác sĩ chỉ định cho chị chụp HSG kiểm tra ống dẫn trứng, kết quả chị bị ứ dịch vòi trứng mức độ nặng. Lúc này, chị được chỉ định mổ nội soi bóc u lạc nội mạc buồng trứng trái, cắt ống dẫn trứng trái, bóc u bì buồng trứng phải, tình trạng ổn định mới chuyển phôi tiếp. Dù đã chuẩn bị tâm lý trước nhưng chị vẫn rất sốc khi qua 3 lần chuyển phôi tiếp theo, chị vẫn không có beta.
Trường hợp của chị P.T.K. Ngân (1995) và chồng - anh P.Q.Dương (SN 1995) cũng là nhân viên y tế, công tác tại một bệnh viện khác ở Bình Dương cũng nhiều nỗi niềm. Hai vợ chồng quen nhau từ thời đại học, cả hai đều học tại TP.HCM nhưng sau khi tốt nghiệp đã quyết định chuyển về Bình Dương sinh sống và làm việc. Năm 2020, anh chị kết hôn.
"Mới đầu tiên em "thả" thì cũng không "dính", xong rồi em đi siêu âm thì phát hiện bị rối loạn phóng noãn. Nhưng bác sĩ bảo không sao đâu cứ về, "thả" khoảng 1-2 năm gì đó, không có rồi tính tiếp nhưng thật là không có thật, em mới uống thêm các loại thuốc bổ trứng nhưng cũng không có kết quả gì." – chị Ngân cho biết.
"Ươm mầm hạnh phúc" trao cơ hội viết tiếp ước mơ làm cha mẹ
Đều công tác trong ngành y tế, hơn ai hết, các cặp vợ chồng hiểu rõ tình cảnh của mình. Họ đều tin vào y học hiện đại sẽ "có cách" nhưng áp lực kinh tế vẫn làm họ chùn bước. Thêm vào đó, ngay tại thời điểm dịch Covid bùng phát dữ dội, họ cũng là tuyến đầu chống dịch, áp lực vì thế càng đè nặng hơn.
Sau nhiều lần theo đuổi ước mơ tìm con, điều kiện kinh tế của gia đình chị H.T.T.T đã eo hẹp khá nhiều. May mắn, năm 2021, chị biết đến chương trình "Ươm mầm hạnh phúc – Khi thiên thần cũng có ước mơ" do hệ thống IVFMD tổ chức, hỗ trợ chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho cán bộ nhân viên y tế hiếm muộn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chị đã thử nộp đơn và được chọn.
Cũng như chị T., chị Ngân tình cờ biết được chương trình từ người đồng nghiệp cũng đã thử nộp đơn nhưng vẫn sợ mình không đủ điều kiện. Cuối cùng, khi nhận được cuộc gọi thông báo hồ sơ được duyệt, chị thấy "như chân trời mới mở ra với mình".
Do cả hai trường hợp đều công tác tại Bình Dương nên IVFMD Bình Dương (bệnh viện Phương Chi) tiếp nhận điều trị. Tại đây, bác sĩ Nguyễn Thị Dung – trưởng đơn vị IVFMD Bình Dương phụ trách điều trị chính cho cả hai.

Bác sĩ Nguyễn Thị Dung – trưởng đơn vị IVFMD Bình Dương
Gian nan hành trình tìm con và quả ngọt xứng đáng
Tiếp nhận điều trị cho chị H.T.T.T (1993), bác sĩ Nguyễn Thị Dung cho biết: "Khi nhận hồ sơ, chúng tôi đánh giá trường hợp này là trường hợp khó khi đã trải qua 1 lần IVF với 4 lần chuyển phôi thất bại trên nền bệnh lý lạc nội mạc tử cung. Đây thường là một nguyên nhân khó cho các bác sĩ hiếm muộn nên tiên lượng khả năng thành công không cao. Thêm vào đó, do bệnh nhân có đáp ứng buồng trứng kém nên khi chọc hút trứng chỉ được 6 trứng, tạo được 2 phôi ngày 3 và có cơ hội 1 lần chuyển phôi duy nhất."
Nhận thông báo từ bác sĩ, Chị T. cũng biết rằng, mình chỉ còn đúng một cơ hội để có con. Thời điểm này cũng gần Tết, nên vợ chồng chị quyết định về quê thăm gia đình, họ hàng để tâm lý thoải mái nhất. Sau Tết, chị quay lại bệnh viện Phương Chi chuyển phôi và điều "kỳ diệu" đã đến.
"Đến ngày siêu âm thì bác sĩ Dung thông báo đậu cả 2 thai. Lúc đó mình mừng quá trời luôn" – chị T. kể lại khoảnh khắc hạnh phúc.
Tuy nhiên, thử thách vẫn không ngừng đeo bám chị khi 3 tháng đầu thai kỳ chị bị ra máu và siêu âm thấy tụ dịch bánh nhau, có nguy cơ sẩy thai bất kể lúc nào. Đây là dấu hiệu thường gặp ở thai phụ mang thai đôi. Hơn nữa, lúc mang thai chị lại chẳng may mắc Covid. Thêm một vấn đề nữa, bản thân chị T. có vấn đề về tim mạch, bị nhịp tim nhanh nên khi mang thai, huyết áp dễ tăng cao nhưng chị không dùng thuốc được.
Khi mang thai đến tuần thứ 34,5, chị có dấu hiệu doạ sinh non, phải vào bệnh viện. Nhưng may mắn lúc làm thủ tục xong thì tình trạng thai nhi ổn định, bác sĩ khuyên cố gắng giữ tiếp. Đến tuần thứ 37, chị sinh mổ, 2 bé gái sinh đôi, mẹ tròn con vuông.

Hai bé song sinh của gia đình chị T.
Bé chào đời không chỉ mang đến niềm hạnh phúc tột cùng cho gia đình chị T. mà chính bác sĩ Dung – người theo dõi và hỗ trợ sát sao cho chị ngay từ đầu cũng thực sự "vỡ oà". Tiếp nhận một ca khó với cơ hội thành công "mong manh" như trường hợp chị T., bác sĩ Dung và ekip IVFMD Bình Dương đã dốc hết sức, không chỉ trong điều trị chuyên môn mà còn đồng hành cùng bệnh nhân trong suốt chặng đường thai kỳ gian nan cho đến ngày "mẹ tròn con vuông".
Còn riêng chị K.Ngân, dù không phải rơi vào trường hợp khó như chị T. nhưng ngoài mắc hội chứng rối loạn phóng noãn – nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hiếm muộn, khi đến khám tại IVFMD Bình Dương, chị lại bị phát hiện có thêm vấn đề là tử cung nhỏ, cổ tử cung ngắn.
"Lúc đó, bác sĩ Dung cũng động viên, cho em thuốc tốt nhất có thể để tiêm. Thời điểm này chồng đi chống dịch suốt, có mũi em không thể tự tiêm được, phải nhờ, lên cả bệnh viện chỗ em làm nhờ tiêm giúp." – chị Ngân nhớ lại thời điểm gian nan.
Nhưng mọi khó khăn, tủi thân rồi cũng qua, niềm vui lại đến với chị khi bác sĩ báo được 11 trứng và được 9 phôi. Lúc ấy, chị chưa thể chuyển phôi ngay, 1 phần do công việc, phần khác do chị mắc Covid nên gần 5 tháng sau sức khoẻ ổn định, chị mới chuyển phôi.
Cuối cùng, quả ngọt cũng đến khi chị được thông báo có thai. Ngày 26/1/2023, bé trai kháu khỉnh chào đời bằng phương pháp sinh mổ. Hiện tại, chị Ngân cũng còn 8 phôi trữ tại bệnh viện Phương Chi. "Khi con trai được khoảng 2-3 tuổi thì hai vợ chồng sẽ quyết định có con tiếp" - chị chia sẻ dự định.

Gia đình chị Ngân hạnh phúc bên thiên thần nhỏ
Không lời nào có thể diễn tả hết niềm hạnh phúc của các gia đình. Sau hành trình tìm con gian nan, cảm xúc đọng lại ở bác sĩ là sự kiên trì, nỗ lực, không bỏ cuộc của các bệnh nhân.
Riêng với các bệnh nhân, khi kể lại hành trình tìm con của mình, các chị luôn nhớ đến bác sĩ Dung – người đã đồng hành và sát cánh cùng họ trong suốt chặng đường khó khăn. Hành trình tìm con tuy dài và nhiều thử thách nhưng chính sự thấu cảm, tận tân của bác sĩ đã giúp các gia đình vơi đi âu lo, rút ngắn quãng đường để gặp các thiên thần nhỏ sớm hơn mong đợi.
Chương trình "Ươm mầm hạnh phúc – Khi thiên thần cũng có ước mơ" 2021
"Ươm mầm hạnh phúc" là chương trình thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí của hệ thống IVFMD dành cho các cặp vợ chồng mong con, có chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên chưa thực hiện được. Đây là chuỗi chương trình được khởi xướng bởi GS. BS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng từ năm 2014. Năm 2021, với chủ đề "Khi thiên thần cũng có ước mơ", chương trình được thiết kế dành riêng cho các nhân viên y tế có hoàn cảnh khó khăn, đang trăn trở với nỗi niềm mong con với mong muốn tôn vinh sự cống hiến, cũng như gửi lời tri ân đến các đồng nghiệp đã dành nhiều tâm sức giúp cả nước vượt qua dịch bệnh.
Kết quả, chương trình đã tiếp nhận gần 60 trường hợp đủ tiêu chuẩn tham gia. Trong đó, IVFMD Bình Dương tiếp nhận điều trị 5 trường hợp và đều thành công.
IVFMD Bình Dương - Bệnh viện Phương Chi là chi nhánh duy nhất của IVF Mỹ Đức, Sài Gòn tại Bình Dương được vận hành và kế thừa theo chuẩn chất lượng IVF Mỹ Đức, do PGS.TS.BS Vương Thị Ngọc Lan và ThS. BS. Hồ Mạnh Tường cố vấn về mặt chuyên môn. IVFMD Bình Dương chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2021.
IVFMD Bình Dương đạt chuẩn chất lượng quốc tế RTAC về hiệu quả điều trị, vì vậy tỷ lệ thành công được duy trì cao, ổn định và các biến cố bất lợi được kiểm soát. IVFMD Bình Dương thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như ở IVF Mỹ Đức, Sài Gòn nhưng với mức chi phí phù hợp với mức thu nhập của người dân khu vực Bình Dương cũng như các tỉnh miền Đông lân cận. Đây cũng là trung tâm IVF duy nhất ở Bình Dương thực hiện kỹ thuật sàng lọc phôi tiền làm tổ PGT-M.

IVFMD Bình Dương chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2021, đạt chuẩn chất lượng quốc tế RTAC về hiệu quả điều trị.
Minh Trang

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
Sống khỏe - 28 phút trướcGan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc
Sống khỏe - 1 giờ trướcNgay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 8 giờ trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 23 giờ trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?
Sống khỏe - 1 ngày trướcTrà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 1 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp
Sống khỏe - 1 ngày trướcBạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.