Hào khí Lam Sơn tỏa sáng trường tồn
GiadinhNet - Lễ hội Lam Kinh hướng về cội nguồn nhằm tôn vinh triều đại nhà Lê, các anh hùng dân tộc đã làm rạng danh cho non sông đất nước và quê Thanh. Đây là hoạt động văn hóa nhằm kỷ niệm 595 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 580 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Lợi và đón nhận bằng công nhận Khu di tích lịch sử Lam Kinh là Di tích quốc gia đặc biệt. Sáng 26/9 (tức 22/8 Âm lịch) hàng chục vạn lượt khách thập phương đã hướng về miền đất địa linh nhân kiệt.
Với những ý nghĩa to lớn đó, lễ hội Lam Kinh năm nay vinh dự được đón tiếp các đại biểu từ TW và địa phương. Về phía TW có các ông: Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư Ban Chấp hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam; ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Tổ chức TW; ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban TW MTTQVN, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Về phía tỉnh Thanh Hóa có các ông: Mai Văn Ninh, Ủy viên TW Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trịnh Văn Chiến, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành TW và địa phương.
Năm 1416, tại Lũng Nhai, Lê Lợi cùng 18 người đồng chí thân thiết đã mở hội thề. Từ một vị trí phụ đạo Lam Sơn, quân trưởng một phương, thủ lĩnh một vùng, với tài năng, đức độ Lê Lợi nhanh chóng trở thành một thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa. Năm 1418, ông dựng cờ khởi nghĩa, lực lượng nòng cốt là nhân dân Thanh Hóa và nhanh chóng quy tụ được mọi thành phần, mọi tầng lớp nhân dân cả nước. Lúc bấy giờ, có thể nói lực lượng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn là hình ảnh thu nhỏ của khối đại đoàn kết dân tộc. Để rồi từ vùng đất căn bản này, nghĩa quân Lam Sơn đã từng bước trưởng thành, từ một cuộc khởi nghĩa trở thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Ngày 3/1/1428, đội quân xâm lược cuối cùng rút khỏi nước ta, chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh và cuộc kháng chiến trường kỳ trong 10 năm. Trên dặm trường gian nan đó là cả một quá trình đấu tranh gian khổ, đầy đau thương, mất mát mới đến thắng lợi huy hoàng, luôn rực sáng chủ nghĩa yêu nước, truyền thống anh hùng, thấm đẩm đạo lý “thắng hung tàn bằng đạo nghĩa, thay cường bạo, lấy chí nhân” (Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trải).
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Đông Đô (Thăng Long – Hà Nội) đặt tên nước là Đại Việt, mở ra một vương triều thịnh trị, hưng vượng bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt
Trong không khí tôn nghiêm, thành kính bởi âm thanh của trống, chiêng, đoàn rước kiệu vua Lê Thái tổ và kiệu Lê Lai cùng quân kiệu, quân cờ xuất phát từ đền thờ vua Lê Thái Tổ theo đúng nghi thức cổ truyền về sân Rồng Lam Kinh để hành lễ.
Đặc biệt kịch bản “Hào khí Lam Sơn tỏa sáng trường tồn” của nhà văn Chu Lai với nhiều trò diễn dân gian trong buổi Lễ đón Bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013 làm sống lại hào khí một thời.
Kịch bản được chia làm 3 chương. Chương I: “Ngọn lửa bình Ngô”, du khách sẽ có được một sự hình dung tương đối đầy đủ về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân Minh cách đây 595 năm trước. Một số hình ảnh được tái hiện lại.
Chương tiếp theo: “Phục hưng khởi nghĩa, Lam Kinh dựng điện”, sẽ đưa du khách về với không khí của hàng trăm nghìn con dân Đại Việt bền tâm, quyết chí xây dựng thành điện Lam Kinh, lập nên một căn cứ quân sự hùng mạnh, phá tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù.
Một số hình ảnh Phục hưng khởi nghĩa, Lam Kinh dựng điện.
Cuối cùng, kịch bản chuyển sang một bối cảnh mới - bối cảnh quê hương Thanh Hóa trên đường đổi mới và hội nhập. Ở đó, đúng như đề mục “Hào khí Lam Sơn tỏa sáng trường tồn”, thế hệ con em Thanh Hóa tự hào phát huy truyền thống anh dũng, tự lực tự cường của các thế hệ cha anh hăng say học tập, lao động và “chiến đấu” với giặc đói, giặc dốt, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc khi có giặc xâm lăng.
Lễ hội Lam Kinh là một trong những lễ hội hoành tráng, có quy mô tầm cỡ quốc gia, tổ chức theo nghi thức thờ cúng của triều đình nhà Lê không giống bất cứ một lễ hội dân gian nào trên đất Thanh Hóa. Lễ hội xưa diễn ra vào mùa xuân tháng 2 (âm), sau đó được chuyển vào tháng 8 (âm) nhân dịp giỗ vua Lê “Hai mốt Lê Lai, hai hai Lê Lợi”. Việc chuyển dịch lễ tiết như hiện nay cũng phù hợp với tâm thức dân gian. Lam Kinh - vùng đất “địa linh nhân kiệt” kỳ vọng sẽ mãi mãi là điểm hẹn văn hóa, lịch sử lý tưởng cho du khách thập phương, bạn bè quốc tế, là điểm hẹn tâm linh, nơi đi về cho những người con xứ Thanh và nhân dân trên mọi miền Tổ quốc.
Phát biểu tại Lễ đón nhận Bằng di tích Quốc gia đặc biệt, ông Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những giá trị lịch sử, văn hóa được lưu giữ lại đến ngày hôm nay tại khu di tích Lam Kinh, ông cho rằng: “Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích Lam Kinh còn lại cho đến ngày nay là tài sản văn hóa vô giá của nhân dân Thanh Hóa và của cả dân tộc cần được quan tâm bảo vệ và phát huy”. Phó Thủ tướng chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tin tưởng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa sẽ vượt qua khó khăn, nắm bắt thời cơ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm trở thành tỉnh kiểu mẫu.
Ngọc Hưng

Nhà quay phim 'Cánh đồng hoang' hé lộ nhiều bí mật sau 46 năm
Giải trí - 6 giờ trướcGĐXH - "Cánh đồng hoang" - bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt được thực hiện với 1 nguồn kinh phí khiêm tốn ở thời điểm lúc bấy giờ là chưa đến 300 nghìn đồng.

Nữ NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca nổi tiếng trong làng nhạc đỏ, tuổi trung niên có cuộc sống bình yên
Giải trí - 6 giờ trướcGĐXH - NSƯT Tố Nga là nữ nghệ sĩ quê Hà Tĩnh có nhiều đóng góp cho làng nhạc đỏ và nhạc dân gian. Ở tuổi trung niên, sau những sóng gió cuộc đời, chị hiện tại có những khoảng lặng bình yên bên gia đình.

Hình ảnh cuối cùng của hoa hậu Myanmar 28 tuổi qua đời vì động đất
Thế giới showbiz - 6 giờ trướcSili Mee - Hoa hậu Du lịch Myanmar - qua đời trong động đất ở Mandalay có phong cách sống cân bằng và trái tim hướng thiện.

Dàn thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2024 được rèn luyện kỹ năng đứng, ngồi, cười
Giải trí - 8 giờ trướcBên cạnh các kỹ năng về thuyết trình, catwalk, ứng xử, vũ đạo, Top 41 Hoa hậu Việt Nam 2024 còn được rèn luyện về phong thái, từ cách ngồi, đứng, cách cười chuẩn hoa hậu.

Người đẹp Hải Phòng là học trò của cố NSND Tường Vi gây chú ý Hoa hậu Việt Nam
Giải trí - 8 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Ngọc Anh - học trò của cố NSND Tường Vi, đang là thí sinh nhỏ tuổi nhất gây được chú ý tại Hoa hậu Việt Nam 2024.

Lily Chen không ngại làm xấu mình trong phim 'Mẹ Biển'
Xem - nghe - đọc - 8 giờ trướcGĐXH - Lily Chen là một trong những mảnh ghép nói về số phận người dân miền biển được khai thác, phác họa chân thực qua bộ phim truyền hình 'Mẹ Biển'.

Hieuthuhai vượt mặt Hòa Minzy
Xem - nghe - đọc - 9 giờ trướcTrưa 4/4, MV "Nước mắt cá sấu" của Hieuthuhai vượt qua "Bắc Bling" của Hòa Minzy để giữ vị trí số một danh sách âm nhạc thịnh hành.

Phim của Bùi Thạc Chuyên nhận nhiều lời khen, khán giả vẫn tranh cãi cái kết
Giải trí - 11 giờ trướcGĐXH - "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của Bùi Thạc Chuyên đang có doanh thu ấn tượng ngoài phòng vé. Song song với độ hot, phim cũng nhận nhiều ý kiến tranh cãi từ khán giả.

Nữ MC quê Nghệ An tuổi 26 đã sở hữu xe Mercedes vài tỷ, mua nhà, mua đất tặng bố mẹ
Giải trí - 11 giờ trướcGĐXH - Từng được biết đến là "hot girl 7 thứ tiếng" năm 17 tuổi, hiện tại cuộc sống của MC Khánh Vy ở tuổi 26 khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Thái Hòa phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối': Khán giả chưa chán, tôi đã chán tôi trước rồi
Giải trí - 15 giờ trướcGĐXH - Thái Hòa mới đây đã khiến khán giả bất ngờ khi chuyển mình từ hài kịch sang chính kịch với vai Bảy Theo phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối". Để khắc họa nhân vật người lính du kích, nam diễn viên sinh năm 1974 đã phải giảm cân, lăn lộn như những người lính.

Con gái Phương Oanh - Shark Bình chưa tròn 1 tuổi đã có nhiều điểm giống mẹ
Giải tríGĐXH - Cặp song sinh nhà Phương Oanh - Shark Bình luôn là tâm điểm của khán giả vì vẻ ngoài quá đáng yêu. Đặc biệt, Jenny - bé gái chưa tròn 1 tuổi nhưng đã lộ tính cách giống mẹ.