Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hắt hơi, chảy mũi, đau họng: Cảm lạnh, viêm mũi họng thông thường hay cúm A?

Thứ tư, 19:00 03/08/2022 | Bệnh thường gặp

Khi bị cảm lạnh hay viêm mũi họng cấp, bệnh nhân sốt nhưng thường dưới 39 độ C, không có cảm giác rét run; trong khi bệnh nhân nhiễm cúm A thường sốt trên 39 độ C, kèm theo rét run.

Hơn một tuần trước con trai chị Hương Anh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi kèm ho. Nghĩ con bị lạnh do nằm điều hoà nên chị Hương Anh chủ quan không cho con đi khám.

Tình trạng kéo dài đến ngày thứ 4, thì cậu bé bắt đầu sốt. Bé sốt rất cao. Chị Hương Anh nghĩ giống như mọi khi con bị viêm họng cấp nên ra hiệu thuốc gần nhà mua thuốc kháng sinh mà con chị vẫn uống những lần bị ốm trước đó.

Bé dứt sốt nhưng chỉ được 1 ngày tình trạng lại tái diễn. Bé bỏ ăn, nằm ngủ mà ho nảy người. Lúc này chị Hương Anh mới đưa con đi khám. Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, bé được xác định cúm A biến chứng viêm tai giữa.

Hắt hơi, chảy mũi, đau họng: Cảm lạnh, viêm mũi họng thông thường hay cúm A? - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Người mẹ trẻ này cho biết, đưa con đi viện mới thấy nhiều người nhầm lẫn giống như chị. Một phần do chủ quan, một phần nghĩ cúm cũng thông thường, tự khỏi nên không đi khám, uống thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ sớm nên chăm sóc con không đúng cách dẫn đến tình trạng con bị ốm kéo dài.

Thậm chí không ít trường hợp như con chị, chỉ đến khi bé có bất thường, sốt kéo dài nhiều ngày không cắt thì bố mẹ mới đưa đi khám.

Trao đổi với phóng viên, PGS TS BS Phạm Thị Bích Đào, BV Đại học Y Hà Nội cho biết,viêm mũi họng cấp thông thường hay là bị nhiễm cúm, đặc biệt là cúm A là hai loại bệnh có tiên lượng và phương thức xử trí khác nhau.

Cảm lạnh hay viêm mũi họng cấp thường chỉ cần điều trị triệu chứng (sốt, đau, chảy mũi, ngạt mũi…) và có xu hướng khỏi không để lại biến chứng gì nếu không bị bội nhiễm.

Ngược lại nếu nhiễm cúm A rất dễ bị dẫn đến viêm phổi và có thể có tỷ lệ tử vong. Theo một số nghiên cứu tại Mỹ, có thể có tới 35,5 triệu người mắc cúm mỗi năm và trong số đó 34.000 người tử vong.

PGS TS BS Phạm Thị Bích Đào, BV Đại học Y Hà Nội nhấn mạnh, cúm A còn có thể gây ra các biến chứng như: viêm tai, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, các vấn đề về tim mạch. Do đó, việc phân biệt giữa cảm lạnh, viêm mũi họng cấp và cúm A là quan trọng.

“Khi bị cảm lạnh hay viêm mũi họng cấp, bệnh nhân sốt nhưng thường dưới 39 độ C, không có cảm giác rét run; trong khi bệnh nhân nhiễm cúm A thường sốt trên 39 độ C, kèm theo rét run.

Bệnh nhân cảm lạnh hay viêm mũi họng cấp thường thấy đau đầu và đau họng, chảy mũi và ngạt tắc mũi từng lúc, hắt hơi ít. Trong khi bệnh nhân cúm A thấy đau đầu và đau người, nhất là vùng thắt lưng, chảy mũi và ngạt tắc mũi thường xuyên có thể kèm theo đau rát mũi, hắt hơi nhiều”, PGS. TS Phạm Thị Bích Đào thông tin.

PGS. TS Phạm Thị Bích Đào cho biết trong quá trình khám thực thể vùng tai mũi họng của bệnh nhân cảm lạnh hay viêm mũi họng, thấy: niêm mạc mũi phù nề, sung huyết, tăng tiết ít dịch, cuốn dưới quá phát.

Trong khi với bệnh nhân cúm A thì niêm mạc họng đỏ, tăng tiết nhiều dịch; cuốn dưới thường bình thường. Bệnh nhân ăn uống kém, thường đầy hay tức bụng. Test cúm A dương tính (chỉ làm khi nghi ngờ).

Với viêm mũi họng thông thường hay nhiễm lạnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc hạ sốt và chống ngạt mũi, chảy mũi bằng các thuốc co mạch, giảm sung huyết, sát khuẩn và săn khô niêm mạc mũi; thuốc giảm ho (nếu có ho nhiều).

Nếu xét nghiệm cho kết quả cúm A dương tính, PGS. TS Bích Đào khuyến cáo bạn phải chú ý chỉ dùng các thuốc kháng virus khi có chỉ định của bác sĩ. Các triệu chứng cúm A nhẹ có thể tự khỏi khi được nghỉ ngơi nhiều và uống đủ nước.

Đối với nhiễm cúm A nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus: Zanamivir (Relenza), oseltamivir (Tamiflu)… Những loại thuốc này sẽ ức chế, làm giảm khả năng lây lan của virus cúm từ tế bào này sang tế bào khác, làm chậm quá trình lây nhiễm.

Các bác sĩ cũng lưu ý, bệnh nhân cúm A cần được chăm sóc như sau:

Bổ sung đủ nước: Đảm bảo cơ thể luôn đủ nước, giúp làm lỏng chất nhầy trong đường hô hấp, bù lượng nước bị mất (do sốt, nôn, tiêu chảy…) và tăng cường hệ thống miễn dịch. Có thể sử dụng các loại nước lọc, nước trái cây hay đồ uống bổ sung chất điện giải. Nên tránh đồ uống có chứa caffeine vì chúng có tác dụng lợi tiểu, khiến cơ thể bạn mất nước nhiều hơn.

Dinh dưỡng: Nên dùng thức ăn dạng lỏng như súp, cháo… giúp tăng cường miễn dịch, có thể giúp làm giảm các triệu chứng của cúm.

Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi cũng là cách hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả và giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt. Vậy nên, bạn cần phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm khi bị cảm cúm.

Ngoài ra, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm chủng vắc xin phòng bệnh hàng năm.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 11 phút trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim...

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Dời lịch chạy thận 1 ngày đi ăn cưới, cộng với việc không tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho người suy thận mạn, người phụ nữ 54 tuổi gặp nguy kịch.

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi bị đột quỵ, nghệ sĩ Phước Sang có tiền sử bị cao huyết áp. Di chứng của đột quỵ cách đây 11 năm khiến thể trạng của anh chỉ tầm 70-80% so với người bình thường.

Trời tiết thay đổi cẩn thận với những biến chứng nguy hiểm của cúm

Trời tiết thay đổi cẩn thận với những biến chứng nguy hiểm của cúm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Cúm là bệnh thường gặp và cũng có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng hoặc không điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Từ vụ du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng: Dấu hiệu người bị ngừng tuần hoàn, đây là cách cấp cứu nhanh và đúng cách

Từ vụ du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng: Dấu hiệu người bị ngừng tuần hoàn, đây là cách cấp cứu nhanh và đúng cách

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Ngừng tim (ngừng tuần hoàn) nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong lên tới 90% hoặc để lại di chứng nặng nề như tổn thương não vĩnh viễn.

Top