Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Hệ miễn dịch lai" - miễn dịch đặc biệt chống lại các biến thể theo cách nhìn của các nhà khoa học

Thứ sáu, 11:45 11/02/2022 | Y tế

GiadinhNet - Người mắc COVID-19 khỏi bệnh được tiêm phòng sẽ có miễn dịch lai, đây là miễn dịch đặc biệt chống lại các biến thể.

NSƯT Tiến Hợi qua đời vì ung thư phổi: 4 dấu hiệu dễ nhận biết nhất nhưng rất dễ bị bỏ quaNSƯT Tiến Hợi qua đời vì ung thư phổi: 4 dấu hiệu dễ nhận biết nhất nhưng rất dễ bị bỏ qua

GiadinhNet - Ung thư phổi thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Những biểu hiện phổ biến của bệnh như: ho kéo dài, khó thở, khò khè, khản tiếng, sụt cân... lại thường rất dễ bị bỏ qua.

Thuật ngữ "miễn dịch lai" được các nhà khoa học sử dụng để chỉ tác dụng miễn dịch tăng cường với bệnh lây nhiễm khi tiêm vaccine. Miễn dịch lai được đưa ra dựa trên lĩnh vực di truyền học. Cụ thể, ở cây trồng, khi thế hệ con cái của hai giống cây phát triển mạnh mẽ hơn cây bố mẹ thì được gọi là "sức sống lai".

"Hệ miễn dịch lai" miễn dịch đặc biệt chống lại các biến thể theo cách nhìn của các nhà khoa học - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia ở Ấn Độ, người có hệ miễn dịch lai là người được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 sau khi từng mắc và khỏi bệnh.

Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ, người có hệ miễn dịch lai có khả năng ngăn chặn hiệu quả biến thể Omicron.

Tiến sỹ Padmanabha Shenoy, Giám đốc y tế Bệnh viện CARE ở Kochi thuộc bang Kerala của Ấn Độ khẳng định, người có hệ miễn dịch lai có khả năng ngăn chặn hiệu quả biến thể Omicron còn hơn cả người đã tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19. Theo ông, đây chính xác là nguyên nhân giúp Ấn Độ ghi nhận số ca tử vong giảm mạnh trong làn sóng dịch thứ 3.

Tiến sỹ Shenoy cho biết trong vòng 1 năm rưỡi, nhóm nghiên cứu đã khảo sát khoảng 2.000 bệnh nhân ở Kochi, được chia làm 3 nhóm, gồm nhóm đã tiêm chủng vaccine, nhóm mắc bệnh và nhóm được tiêm chủng sau khi khỏi COVID-19.

Kết quả cho thấy người được tiêm vaccine sau khi khỏi COVID-19 phát triển hệ miễn dịch lai có khả năng kháng virus hữu hiệu, với phản ứng miễn dịch mạnh gấp 30 lần so với hiệu quả của việc tiêm 2 mũi vaccine.

Cụ thể, người được tiêm 1 mũi vaccine duy nhất sau khi khỏi bệnh sẽ có hiệu giá kháng thể ở mức 10.000-12.000, trong khi con số này ở người được tiêm 2 mũi và không mắc bệnh chỉ khoảng 4.000.

Tiến sỹ Shenoy đã quyết định mở rộng nghiên cứu xem liệu hệ miễn dịch lai có khả năng trung hòa biến thể Omicron hay không. Kết quả cho thấy 65% nhóm có hệ miễn dịch lai có khả năng trung hòa biến thể Omicron trong khi không người nào ở nhóm còn lại có khả năng này.

"Hệ miễn dịch lai" miễn dịch đặc biệt chống lại các biến thể theo cách nhìn của các nhà khoa học - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Theo kết quả nghiên cứu khác về khả năng miễn dịch của những người không bị COVID-19 nhưng đã tiêm vaccine trong 6 tháng, cho thấy sau khi họ tiêm liều vaccine COVID-19 thứ hai thấy rằng mức độ kháng thể của họ suy yếu. Mặc dù vậy, các tế bào nhớ của họ nhận ra các biến thể Alpha, Belta và Delta, những tế bào này tăng mạnh trong vòng 3-6 tháng sau khi tiêm chủng.

" Với loại kháng thể tương tự, tế bào có thể phát hiện và vô hiệu hóa kháng thể Alpha, Beta và gần như cả Delta". Giáo sư, tiến sĩ E.John Wherry thuộc trường Đại học Y Perelman Pennsylvia bang Philadelphia cho biết.

Tương tự vậy, những người đã khỏi bệnh COVID-19 và sau khi tiêm liều vaccine đầu tiên có khả năng miễn dịch cao hơn những người khác là do hệ miễn dịch của họ đã nhận ra tất cả 25 loại protein tạo ra virus SARS-CoV-2.

GS. Wherry tin rằng, ở những trường hợp này, chỉ cần tiêm bổ sung liều vaccine thứ 2 là những kháng thể này sẽ được tăng cường, mang đến sự bảo vệ tốt hơn, chống lại các biến thể.

Dựa vào tất cả những điều này, có vẻ như hệ miễn dịch sẽ chiếm ưu thế hơn so với virus corona, và nếu chúng ta may mắn, SARS-CoV-2 sẽ trở thành loại virus chỉ có thể gây cảm lạnh, các nhà khoa học cho biết.

Dấu hiệu cảnh báo người bị cao huyết áp, tuyệt đối không được chủ quan Dấu hiệu cảnh báo người bị cao huyết áp, tuyệt đối không được chủ quan

GiadinhNet - Việc điều trị huyết áp cao rất quan trọng giúp làm giảm nguy cơ bị đột quỵ, đau thắt ngực, suy tim…

Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!

Thủ môn Bùi Tiến Dũng ra sao khi tái dương tính COVID-19

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 2 ngày trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 2 ngày trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Y tế - 2 ngày trước

12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Top