Hi hữu ca lấy vành tai để tái tạo mũi cho nữ bệnh nhân gần 60 năm bịt khẩu trang khi gặp người lạ
GiadinhNet - Bà Sinh (54 tuổi) luôn tự ti, mặc cảm, phải bịt khẩu trang khi giao tiếp bởi trên gương mặt bà, mất hoàn toàn đầu mũi, trụ mũi, hai cánh mũi cũng mất gần hết.
Cách đây 5 tháng, bệnh nhân Nguyễn Thị Sinh (54 tuổi, đã đổi tên) nhập viện trong tình trạng sẹo mất hoàn toàn đầu mũi và trụ mũi, mất gần hết cánh mũi 2 bên. Phần còn lại của mũi bị co kéo, dính, khiến lỗ mũi của bệnh nhân bị thu hẹp hơn bình thường.
Điều này đã làm ảnh hưởng đến thông khí qua mũi khi bệnh nhân vận động gắng sức. Nó còn làm bà Sinh thấy tự ti, mặc cảm, luôn phải bịt khẩu trang khi giao tiếp.
"Khuyết mũi bao gồm đầu mũi, cánh mũi và trụ mũi là một thách thức với các phẫu thuật viên tạo hình" - GS.TS Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ , Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết.
Ông khẳng định, đây là một trường hợp rất khó, phức tạp, cần tiến hành vi phẫu tỉ mỉ mới đem lại kết quả tốt nhất cho nữ bệnh nhân U60 này.

Hình ảnh trước và sau khi được tái tạo mũi của bệnh nhân.
Do đó, ông đã huy động ê-kíp tới 6 phẫu thuật viên để chuyển một phần da và sụn vành tai nối ghép và tái tạo đầu, trụ và cánh mũi. Cuộc phẫu thuật kéo dài 8 tiếng.
TS.BS Phạm Thị Việt Dung, một trong những bác sĩ tham gia phẫu thuật cho biết, trước đây, những bệnh nhân có khiếm khuyết ngoại hình tương tự (mất một phần hoặc hoàn toàn mũi) thường phải sống với ngoại hình đó suốt đời, hoặc được tạo hình khuyết đầu mũi, cánh mũi bằng các vạt da tại chỗ (da ở rãnh mũi má, trán, cẳng tay, đùi…).
"Tuy nhiên, hình thể mũi tạo hình vẫn có sự khác biệt với mũi tự nhiên do không da khác biệt với da mũi, tạo đầu, cánh mũi quá dày và không tạo được đường viền giống như đường viền cánh mũi" - TS Dung nói.

Nối mạch vi phẫu bằng công nghệ mới nhất tại Bệnh viện Xanh Pôn.
TS Dung giải thích, các mạch máu đi lên da đầu chia các nhánh trong vành tai rất nhỏ. Khi lấy vạt da ở vành tai chuyển đến đầu mũi, phẫu thuật viên phải nối các mạch máu đó với các động tĩnh mạch của mặt hay ở rãnh mũi má.
Các mạch máu ở nơi nhận cũng có kích thước rất nhỏ, đường kính mạch chỉ 0,5mm-1mm. Bác sĩ phải dùng kính vi phẫu để nhìn rõ những mạch máu siêu nhỏ để ghép.
Hơn thế, trước, trong và sau khi chuyển vạt da sụn, bác sỹ phải hình dung ra được khuyết thiếu cần tái tạo và thiết kế vùng lấy chất liệu tạo hình ở vành tai sao cho vừa khớp với tổn khuyết. Để thực hiện, các bác sĩ phải có óc tưởng tượng về không gian ba chiều cũng như kinh nghiệm kỹ thuật chuyển ghép các vạt da.
Với ca phẫu thuật này, bệnh nhân mất hoàn toàn đầu mũi, vạt da cần để tạo hình phải rất lớn. Nếu lấy hoàn toàn trên vành tai một bên sẽ không đủ để tái tạo toàn bộ đầu mũi, cánh mũi và trụ mũi.
GS.TS Trần Thiết Sơn đã sáng tạo khi lấy thêm vùng da ở phía trước tai để tạo hình cánh mũi bên kia. Trong những ca này, sử dụng một phần vành tai, nơi có cấu trúc cong, tương tự như cánh mũi là chất liệu tốt nhất giúp mũi sau tái tạo được tự nhiên.
TS Dung chia sẻ, sau phẫu thuật, mũi bệnh nhân đang dần ổn định, hình dạng mũi tự nhiên, màu sắc cũng gần với màu da xung quanh. So với trước đây, bệnh nhân không chỉ cải thiện chức năng thẩm mỹ mà chức năng hô hấp (thở) của bệnh nhân tốt hơn và bệnh nhân tự tin hơn khi giao tiếp.
"Việc sử dụng một phần vành tai để tái tạo khuyết mũi cho đến nay chưa có tiền lệ trên thế giới. Những thông báo trên y văn thế giới mới dừng lại việc tái tạo cánh mũi" - GS Sơn cho hay.
T.Nguyên

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 4 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.