Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao tiêm chất làm đầy filler vào mũi lại gây mù mắt?

Thứ sáu, 07:00 23/11/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thời gian gần đây, tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy… liên tục tiếp nhận giải quyết các ca biến chứng nặng vì tiêm filler. Đáng tiếc, không ít cô gái trẻ đã bị mù chỉ vì tiêm filler vào mũi.


Hình ảnh những ca biến chứng vì tiêm filler vào mũi. Ảnh: PV

Hình ảnh những ca biến chứng vì tiêm filler vào mũi. Ảnh: PV

Ham làm đẹp giá rẻ, nhiều người biến chứng vì tiêm filler

Chiều tối 16/11, một phụ nữ 18 tuổi (quê tỉnh Tiền Giang, đang sống ở quận Gò Vấp, TPHCM) được đưa vào cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị biến chứng đau nhức, sưng tím vùng da quanh trán, mũi, mắt phải mờ dần sau khi tiêm chất làm đầy filler.

PGS.TS Đỗ Quang Hùng, Trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ (Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết, người phụ nữ khai được chồng tiêm filler nâng mũi. "Người chồng vốn không biết gì về y khoa, chỉ vừa học xong khóa tiêm filler tại một bệnh viện thẩm mỹ tư nhân ở TPHCM, tự mua filler rồi về thực hành trên cô vợ 18 tuổi", PGS.TS Đỗ Quang Hùng cho biết. Được biết, anh chồng này mua filler với giá 1,2 triệu đồng.

Mũi tiêm của người chồng đã đưa filler vào động mạch võng mạc trung tâm. Khoa Tạo hình thẩm mỹ đã hội chẩn với Khoa Mắt của Bệnh viện Chợ Rẫy và chẩn đoán bệnh nhân bị tắc động mạch trung tâm võng mạc dẫn đến biến chứng mù ngay lập tức, kèm theo đau nhức. Bệnh nhân cho biết trước khi đến Bệnh viện Chợ Rẫy, họ đã đưa nhau đến vài tiệm spa để được tiêm thuốc giải filler nhưng không thành công. Nạn nhân cũng không mang theo chai thuốc chứa chất làm đầy nên các bác sĩ không biết rõ người chồng đã tiêm loại filler nào vào mũi vợ.

Theo PGS.TS Đỗ Quang Hùng, chỉ trong 2 tháng, khoa Tạo hình thẩm mỹ đã tiếp nhận 2 trường hợp mù do tiêm filler. Đây cũng là nơi thường xuyên tiếp nhận các trường hợp biến chứng sau tiêm filler, điển hình là các biểu hiện sưng tím, tắc da hoại tử do tắc mạch vùng mũi.

Tháng 9/2018, chị H.T.H (23 tuổi) phải vào Bệnh viện Da liễu Trung ương cấp cứu vì biến chứng nặng sau tiêm filler tại một cơ sở spa ở Hà Nội. Khi vào viện, bệnh nhân trong tình trạng méo cằm, lệch má, mũi bị chèn ép hình thành ổ mủ, vết bầm tím lan rộng, tắc mạch nguy cơ hoại tử cao.

Trước đó vài tuần, một bệnh nhân ở Phủ Lý (Hà Nam) cũng phải đến Bệnh viện Da liễu Trung ương “cầu cứu” do xuất hiện các vết bầm tím và ngày càng lan rộng từ mũi sang hai bên má, dưới vùng mắt. Bệnh nhân cho biết có tiêm filler được quảng cáo là “xách tay” từ Hàn Quốc.

Đầu tháng 7/2018, chị N.T.T (30 tuổi, ở Hà Nội) đến bệnh viện này khám và điều trị vì biến chứng do tiêm filler.

Trước đó 4 ngày, bệnh nhân đã tiêm filler vào vùng mũi (Meline volume lidocain, dung tích dưới 1ml) bởi một nhân viên spa (không phải nhân viên y tế) ở Hà Nội. Sau khi tiêm vài giờ, bệnh nhân xuất hiện bầm tím vùng đỉnh mũi, đau tức mũi nhẹ. Hôm sau, vết bầm tím lan rộng sang vùng sống mũi, lên góc giữa hai cung mày, tình trạng đau nhức giảm. Sau thăm khám, bác sĩ cho biết, bệnh nhân bị tắc mạch do chất làm đầy gây tổn thương xuất huyết ở vùng đỉnh, sống mũi và góc giữa hai cung mày, ấn kính không mất màu; mật độ mềm, không nóng đỏ.

9 loại filler, chỉ có 1 loại có chất giải

TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trưởng khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mĩ (Bệnh viện Trưng Vương) cho hay, tiêm chất làm đầy ở vùng mũi là một trong những nơi dễ gặp biến chứng nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất trong phẫu thuật làm đẹp ở vùng mặt.

Theo vị chuyên gia này, mũi là trung tâm của một tam giác nguy hiểm, với đỉnh là rãnh giữa chân mày và 2 cạnh là 2 rãnh mũi má. Nơi đây có động mạch gốc, rồi chia nhánh ra các động mạch, trong đó có động mạch mắt. Khi tiêm chất làm đầy có thể làm tắc các động mạch, dẫn tới mù mắt.

PGS.TS Đỗ Quang Hùng khẳng định, bệnh nhân bị mù mắt do tiêm filler, không có cách nào cứu chữa. Trên thế giới chưa ghi nhận ca nào hồi phục, bệnh nhân sẽ mù vĩnh viễn. Không chỉ thế, bệnh nhân sau khi tiêm filler có biến chứng phải theo dõi sát, dài ngày để xem các loại biến chứng khác.

Theo TS Phạm Cao Kiêm, Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và phục hồi chức năng (Bệnh viện Da liễu Trung ương), các ca tai biến đến viện thường do người tiêm filler chọc mũi tiêm vào mạch máu gây tắc mạch, hoặc nếu tiêm quá liều gây chèn mạch máu, dẫn đến hoại tử mô.

"Những ca tai biến này điều trị kéo dài, khó khăn, dù có cố gắng chữa trị thế nào cũng không thể trả lại khuôn mặt như ban đầu mà sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ cho người phụ nữ", TS Phạm Cao Kiêm cảnh báo.

Theo BS Phạm Trịnh Quốc Khanh, chất làm đầy hiện có 9 chủng loại, nhưng chỉ có duy nhất chủng loại Hyaluronic acid là có chất phân giải (chất giải độc), giải phóng chèn ép và thông lòng mạch máu. Nhiều ca bệnh đồng thời phải sử dụng thuốc giãn mạch, chống huyết khối, chống phù nề. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc điều trị sẽ rất khó khăn vì chất làm đầy này đã xâm nhập vào mạch máu, gây phá huỷ tế bào.

Các chuyên gia đều khẳng định: Dù tiêm filler là một thủ thuật không quá phức tạp, nhưng nếu người thực hiện không phải là bác sĩ thì sẽ không có mũi tiêm đúng yêu cầu. Điều đáng báo động được TS Kiêm đưa ra là đang có thực trạng các quán cắt tóc, gội đầu cũng quảng cáo là có thể tiêm filler “xách tay” nước ngoài, giá rẻ khiến nhiều người mù quáng tin theo, bất chấp những rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe.

Các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần tìm kiểu kỹ, tránh tin theo quảng cáo và đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện tiêm filler hay bất kỳ phương pháp làm đẹp nào khác. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc xử lý những cơ sở không có giấy phép, không đăng ký nhưng vẫn tiến hành những thủ thuật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 lý do đổ mồ hôi bất thường và cách khắc phục tại nhà

7 lý do đổ mồ hôi bất thường và cách khắc phục tại nhà

Sống khỏe - 17 phút trước

Nếu bạn đổ mồ hôi bất thường mà không liên quan đến thời tiết, nhiệt độ xung quanh thì nên kiểm tra tình trạng sức khỏe, cách tập luyện và nghỉ ngơi…

5 cơn đau có thể là điềm báo 'bệnh hiểm nghèo', đừng chậm trễ!

5 cơn đau có thể là điềm báo 'bệnh hiểm nghèo', đừng chậm trễ!

Sống khỏe - 55 phút trước

GĐXH - Sự xuất hiện của cơn đau có thể gửi một cảnh báo đến cơ thể để ngăn ngừa nguy cơ xảy ra.

Men vi sinh: Bí kíp giữ dáng chuẩn và hệ tiêu hoá khoẻ mạnh sau kỳ nghỉ lễ

Men vi sinh: Bí kíp giữ dáng chuẩn và hệ tiêu hoá khoẻ mạnh sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 3 giờ trước

Sau những ngày tất bật với guồng quay công việc bận rộn, nghỉ lễ là dịp ai nấy "xả hơi", gặp gỡ gia đình, bạn bè. Song, nếu không cẩn thận, đi cùng với những buổi tụ họp, liên hoan linh đình sẽ là nguy cơ tăng cân, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do ăn uống thiếu tổ chức.

Hè vui hết mình, không lo uể oải cùng Bocalex Multi

Hè vui hết mình, không lo uể oải cùng Bocalex Multi

Sống khỏe - 3 giờ trước

Mùa hè thời tiết trở nên nóng bức và khó chịu khiến cơ thể chúng ta dễ mắc phải những chứng bệnh như cảm cúm, say nắng, đau đầu,.. ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động giải trí, vui chơi ngày hè. Vậy làm thế nào để tăng sức đề kháng cho cơ thể?

Cách phòng ngộ độc thực phẩm từ những bữa ăn ngoài trời khi đi dã ngoại

Cách phòng ngộ độc thực phẩm từ những bữa ăn ngoài trời khi đi dã ngoại

Sống khỏe - 4 giờ trước

Kỳ nghỉ hè thú vị đã đến. Nhiều gia đình thường tổ chức các chuyến dã ngoại cho các con đi chơi cùng cùng nhóm bạn bè với nhiều hoạt động tập thể như cắm trại, ăn đồ nướng ngoài trời... tuy nhiên, đi cùng với đó là rủi ro nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.

Bột sắn dây cực tốt nhưng ăn sai cực độc, khi pha sắn dây nhất định phải biết điều này!

Bột sắn dây cực tốt nhưng ăn sai cực độc, khi pha sắn dây nhất định phải biết điều này!

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Nhiều người có thói quen ướp hoa bưởi vào sắn dây để nước uống được thơm hơn. Tuy nhiên, đây là một thói quen nên bỏ.

Có cần đun nóng thịt hộp, cá hộp trước khi ăn để ngừa ngộ độc Botulinum?

Có cần đun nóng thịt hộp, cá hộp trước khi ăn để ngừa ngộ độc Botulinum?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Một số người lo lắng trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm nên khi ăn đồ hộp như cá hộp, thịt hộp thường đun kỹ lại. Độc tố Botulinum tiềm ẩn trong thực phẩm đóng hộp (nếu có) liệu có còn gây nguy hiểm cho sức khỏe khi thực phẩm đã được đun lên?

Vinmec tiên phong đổi mới đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao

Vinmec tiên phong đổi mới đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao

Y tế - 19 giờ trước

Không còn là những chủ trương mang tính đường lối trên giấy mà đã trở thành hành động mang tính thực tiễn, ứng dụng trong thực tế - đó chính là mục tiêu mà Vinmec hướng tới trong những năm qua, đặc biệt trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y tế.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Y tế - 19 giờ trước

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Mùa hè, ăn canh xương cần biết điều này để tốt cho sức khỏe

Mùa hè, ăn canh xương cần biết điều này để tốt cho sức khỏe

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, tiểu đường.... tốt nhất không nên ăn nhiều nước hầm xương.

Top