Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hi hữu nam thanh niên bị giang mai núm vú: "Điểm danh" 3 bệnh lây qua đường tình dục mới đang gia tăng

Thứ bảy, 21:00 24/04/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet - Bệnh nhân cho biết có quan hệ bằng đường dương vật – vú với một bạn tình là người đồng tính.

Sáng 24/4, thông tin từ Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết các bác sĩ Khoa Lâm sàng 3 của đơn vị này vừa tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân nam bị bệnh giang mai vú hiếm gặp.

Trước đó, bệnh nhân nam T.B.N, 27 tuổi, sống tại TP.HCM đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM khám trong tình trạng có vết loét ở trên vú phải đã lâu, dù không đau. Bệnh nhân cho biết có sử dụng thuốc bôi ngoài da nhưng tình trạng vết loét không khỏi.

Hi hữu nam thanh niên bị giang mai núm vú: Điểm danh 3 bệnh lây qua đường tình dục mới đang gia tăng - Ảnh 1.

Bệnh nhân trước và sau khi điều trị. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Trình Ngô Bỉnh - Khoa Lâm sàng 3 cho biết vết loét có kích thước nhỏ hơn 0,5 cm trên đầu vú, không cứng, không có hạch nách kèm theo.

Qua thăm khám và dựa vào kinh nghiệm, bác sĩ Bỉnh đã lần lượt loại trừ các bệnh lí có thể gặp phải như viêm da cơ địa, chốc, nhiễm virus Herpes…. nhưng nghi ngờ dấu hiệu của bệnh lý STIs (bệnh lây truyền qua đường tình dục) nên đã khai thác kỹ các yếu tố nguy cơ.. Bệnh nhân cho biết có quan hệ bằng đường dương vật - vú với một bạn tình là người đồng tính.

Qua giải phẫu bệnh vết thương và các kiểm tranh huyết thanh chẩn đoán giang mai đều cho kết quả bệnh nhân bị giang mai, bắt đầu khởi phát ở vú. Bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng kháng sinh liều duy nhất. Sau 3 tháng vết loét trên vú và tình trạng bệnh lý đã hoàn toàn hết.

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Dấu hiệu thường gặp là da phát ban tại một hay nhiều vùng trên cơ thể hoặc xuất hiện vết loét ở bộ phận sinh dục, hậu môn. Hiện Y văn thế giới chỉ ghi nhận chưa tới 13 ca giang mai vú.

Hi hữu nam thanh niên bị giang mai núm vú: Điểm danh 3 bệnh lây qua đường tình dục mới đang gia tăng - Ảnh 2.

Đeo bao cao su khi quan hệ tình dục, thăm khám định kỳ thường xuyên và ngay khi có biểu hiện bất thường là cách tối ưu phòng chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Hiện nay bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) được hiểu quá trình lây nhiễm không chỉ đơn thuần là sự tiếp xúc giữa hai cơ quan sinh dục với nhau mà còn tiếp xúc giữa dịch tiết sinh dục của người này với niêm mạc (mắt, miệng, họng, hậu môn,…) của người khác, tiếp xúc với vùng da bị tổn thương (HPV). Ngoài ra, bệnh còn có đường tiếp xúc phi tình dục như lây nhiễm qua máu và các sản phẩm từ máu, lây nhiễm từ mẹ sang con.

Hiện, hơn 30 loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng khác nhau được xác định là tác nhân gây ra bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Nhóm vi khuẩn gồm: lậu, giang mai, hạ cam do vi khuẩn haemophilus ducreyi), bệnh hột xoài hay u hạt lympho sinh dục. Nhóm vi khuẩn nội bào gồm chlamydia, các chủng mycoplasma, chủng ureaplasna… Nhóm ký sinh trùng: nấm candida albican, ghẻ, rận mu, trùng roi âm đạo. Nhóm virus: HIV, viêm gan B, HPV, u mềm lây, herpes sinh dục,…

Đặc biệt, có 4 bệnh lây truyền qua đường tình dục đang trở nên phổ biến hơn với tốc độ đáng lo ngại. Theo các chuyên gia, quan hệ tình dục đồng giới nam/nam, quan hệ tình dục với nam (MSM) có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.

Giám đốc của Johns Hopkins International STI Respiratory Diseases và Biothreat Research Laborator - bà Charlotte Gaydos - người tiên phong trong khoa học STI cho biết trên DM: "Ngay cả khi chúng ta giỏi hơn trong việc chẩn đoán thì các trường hợp STI vẫn đang gia tăng do sự kỳ thị việc xét nghiệm, cũng như cắt giảm tài trợ tại CDC. Đó không chỉ là một dịch bệnh, mà còn là một cuộc khủng hoảng".

Bà đã chia sẻ trên trang Discover Magazine về 3 căn bệnh lây truyền qua đường tình dục mới đang gia tăng nhanh cần được phổ biến rộng cho mọi người cùng biết:

1. Mycoplasma Genitalium (Mgen)

Hi hữu nam thanh niên bị giang mai núm vú: Điểm danh 3 bệnh lây qua đường tình dục mới đang gia tăng - Ảnh 3.

Gần như ai cũng có thể kể một vài bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến như HIV, viêm gan B, lậu, giang mai... Nhưng có một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất, nhiều người mắc nhất mà rất ít người biết, đó chính là Mycoplasma genitalium hay Mgen. Ước tính ít nhất trên 1% người trưởng thành nhiễm loại vi khuẩn này.

Các nhà khoa học đã biết về mycoplasma genitalium từ năm 1981, nhưng CDC lần đầu tiên thừa nhận nó là STI vào năm 2015.

Nhiều người bị nhiễm vi khuẩn này mà không có triệu chứng hay biểu hiện gì rõ ràng. Nhưng ở nam giới khi bị nhiễm khuẩn có thể có những triệu chứng như chảy dịch, bị tiểu buốt, đau khi đi tiểu. Ở nữ giới, triệu chứng thường nặng hơn như chảy dịch, ra máu trong và sau khi quan hệ, đau vùng bụng dưới... Một trong những khó khăn khi chẩn đoán là hiện nay, FDA chưa công nhận bất kỳ xét nghiệm nào để chẩn đoán chính xác bệnh.

Để chẩn đoán bệnh hiện nay thường phải dùng các xét nghiệm rất phức tạp và tốn kém như PCR (Phản ứng chuỗi polymerase, Phản ứng khuếch đại gen), NAAT (Khuếch đại chuỗi a xít nucleic).

Ngoài ra vi khuẩn này có thể gây một số biến chứng nặng như gây nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng cổ tử cung, nhiễm trùng vùng tiểu khung... có thể dẫn đến vô sinh hoặc khó có thai. Đây chính là điều mà các bác sĩ, nhà khoa học lo ngại.

Để điều trị bệnh, cũng cần các loại kháng sinh thế hệ mới như azithromycin hay mocifloxacin, do loại vi khuẩn này không có vách tế bào nên thường không đáp ứng với các loại kháng sinh thông thường.

Neisseria Meningitidis

Hi hữu nam thanh niên bị giang mai núm vú: Điểm danh 3 bệnh lây qua đường tình dục mới đang gia tăng - Ảnh 4.

Viêm màng não là sưng màng bảo vệ não và tủy sống, có thể gây tử vong. Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng, nấm, virus, và vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục neisseria meningitidis (NM).

Đây là loại vi khuẩn rất dễ thích nghi để tồn tại trong bộ phận sinh dục. Điều này là do nó có mối liên quan chặt chẽ với vi khuẩn gây bệnh lậu. Chúng có thể đã trao đổi một số điểm DNA với nhau.

Vi khuẩn Neisseria meningitidis rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh lậu, có thể lây lan quan đường quan hệ tình dục bằng miệng và gây viêm niệu đạo cũng như sưng não. Bệnh lậu cũng đang dần kháng được tất cả, trừ một số loại kháng sinh. Đồng nghĩa là vi khuẩn Neisseria Meningitidis cũng có thể phát triển khả năng tương tự.

Căn bệnh nguy hiểm này cũng đã phát hiện tại Việt Nam. Trong thời gian từ 2/2019 đến tháng 9/2020, tổng cộng 21 trường hợp được ghi nhận.

Nhóm tuổi của các bệnh nhân này là 20-40. Đa số người bệnh là nam nhân viên và công nhân, sống độc thân. Họ quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) qua đường hậu môn, miệng là chủ yếu. Ngoài ra, một số người quan hệ với nữ nhân viên massage. Các bệnh nhân được ghi nhận đều có trên 2 bạn tình.

Thời gian khởi phát bệnh nhanh nhất của những người này là 2 ngày, chậm nhất khoảng một tuần. Đa số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tiết dịch niệu đạo, tiểu khó và các biểu hiện tương tự bệnh lậu.

Điều này cho thấy khuynh hướng tình dục của các bệnh nhân đã thay đổi nhiều, hình thức quan hệ không truyền thống gia tăng. Điều đó tạo ra thách thức lớn trong chuyên ngành da liễu.

Shigella Flexneri

Hi hữu nam thanh niên bị giang mai núm vú: Điểm danh 3 bệnh lây qua đường tình dục mới đang gia tăng - Ảnh 5.

Shigella Flexneri là loại vi khuẩn dễ gây tiêu chảy ở người, xếp cùng với nhóm vi khuẩn E.coli và Salmonella. Vi khuẩn này sẽ lây lan khi chúng ta không rửa tay sạch sẽ hoặc uống phải nước bị ô nhiễm, nhưng cũng có thể là do quan hệ qua đường "cửa sau".

Giới chuyên gia lo lắng vi khuẩn Shigella Flexneri đang phát triển kháng kháng sinh. Ngoài ra, nó cũng có khả năng lây nhiễm cao. Chỉ cần 1 đến 10 sinh vật là đã có thể gây bệnh, trong khi đối với Salmonella phải cần đến 1000 sinh vật để lây nhiễm cho ai đó.

Lily (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Sống khỏe - 1 giờ trước

Liên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 3 giờ trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn

Sống khỏe - 1 ngày trước

Chất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

Top