Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hiến mô/tạng và những chuyện cảm động lần đầu tiên kể!

Thứ bảy, 08:08 01/09/2018 | Y tế

GiadinhNet - Tháng 2/2018, bé Hải An (7 tuổi, ở Hà Nội) qua đời vì bệnh u thần kinh đệm cầu não lan tỏa - một căn bệnh hiếm gặp ở trẻ em. Trước khi qua đời, Hải An đã đồng ý hiến tặng giác mạc của bé để mang lại ánh sáng cho những người khác. Câu chuyện “thiên thần nhỏ” Hải An hiến giác mạc không chỉ giúp cho hai người có cơ hội nhìn thấy ánh sáng mà đã thực sự tạo nên một phép màu kỳ diệu, truyền đi niềm cảm hứng lớn lao với cộng đồng về nghĩa cử cao đẹp, tử tế trong hiến mô, tạng.


Các khách mời đã chia sẻ nhiều câu chuyện cảm động xung quanh việc hiến tạng. Ảnh: Chí Cường

Các khách mời đã chia sẻ nhiều câu chuyện cảm động xung quanh việc hiến tạng. Ảnh: Chí Cường

Con muốn mẹ tiếp tục nhìn thấy con trong thế giới này

Câu chuyện về bé Hải An, một lần nữa lại được khơi dậy đầy xúc động trong chương trình Toạ đàm trực tuyến được Báo Gia đình & Xã hội phối hợp Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia thực hiện sáng 31/8, với chủ đề: “Vai trò của gia đình trong công tác vận động hiến tặng mô/tạng”.

Chị Nguyễn Trần Thuỳ Dương – mẹ của bé Hải An luôn khẳng định mình chỉ thực hiện di nguyện của cô con gái đáng yêu, bé bỏng từ khi bé còn sống và chưa bao giờ hối hận về quyết định đó. “Khi Hải An mới tiếp nhận điều trị bệnh u não quái ác bằng phương pháp châm cứu, con vẫn đi học. Hôm ấy, con trở về nhà, cầm trên tay chiếc lá, con nói: “Mẹ ơi! Đây là chiếc lá cuối cùng. Mẹ ơi, con sẽ giấu chiếc lá này đi để muốn mẹ tìm cho con… Lúc đấy tôi không hiểu gì đâu! Sau này, khi đến trường của con, gặp cô giáo và nhận từ tay cô một bức ảnh. Trong bức ảnh đó, Hải An cầm chiếc lá màu xanh, là chiếc lá cuối cùng. Hải An mong rằng mỗi lần mẹ nhìn thấy chiếc lá, là mẹ nhìn thấy con. Con muốn mẹ tiếp tục nghe tim con đập, nhìn vào mắt con để mẹ tiếp tục sống, tồn tại, để chứng kiến những điều tốt đẹp mà con mang lại cho thế giới này…”, chị Dương nghẹn ngào xúc động.

Sau khi Hải An qua đời, chị cũng như bao bà mẹ khác chìm trong nỗi đau. Vài bà mẹ nghe thông tin về Hải An có gọi điện cho chị, mong chị kể câu chuyện của con mình để gia đình họ nhìn vào câu chuyện của Hải An, cho họ nguồn động lực nhìn nhận vấn đề hiến tạng một cách rõ nét nhất. Gần 5 tháng sau sự ra đi của Hải An, một ngày đầu tháng 7/2018, bé Vân Nhi (12 tuổi, ở Ngọc Khánh, Hà Nội) sau 10 năm chống chọi với căn bệnh u nhú dây thanh quản, đã trút hơi thở cuối cùng. Điều đặc biệt là từ câu chuyện cảm động của bé Hải An, gia đình cô gái nhỏ Vân Nhi đã có nguyện vọng được hiến tạng. Khi con còn nhận thức được, gia đình đã nói chuyện hiến tạng và Vân Nhi hoàn toàn đồng ý. “Tuy không nói được nhưng con đã mỉm cười. Ánh mắt của con thể hiện niềm mong mỏi làm được một việc tốt, có ý nghĩa", chị Nguyễn Thị Hải Vân (mẹ bé Nhi) chia sẻ.

Ngọn lửa Hải An, ngọn lửa Vân Nhi - những “thiên thần bé nhỏ” dũng cảm, thực sự đã lan toả trong xã hội. Bốn người may mắn, trong đó có cả người cao tuổi, trẻ em, không may mù loà đã được ghép giác mạc từ nguồn hiến của bé An, bé Nhi.

Nhiều trở ngại trong quan niệm hiến mô/tạng

Là người đã theo dõi câu chuyện hiến mô tạng trong nhiều năm qua, ông Nguyễn Hoàng Phúc - Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết: Câu chuyện của bé Hải An, bé Vân Nhi đã đánh thức trái tim của nhiều người. Có người gọi điện, có người đến trực tiếp Trung tâm và nói rằng, một cô bé 7 tuổi hay 12 tuổi làm được nghĩa cử cao đẹp, như vậy không lý do gì những thanh niên, người trưởng thành lại không làm được.

Theo ông Nguyễn Hoàng Phúc, qua thực tế việc hiến mô, tạng hiện nay, ông cảm nhận được những sức ép, khó khăn, trở ngại nhất định không phải là kỹ thuật, hay khó khăn thiếu thốn cơ sở vật chất mà là từ nhận thức cộng đồng. Một điểm mà nhiều người suy nghĩ tới, bởi vì tình yêu thương của người ra đi, họ không nỡ, không muốn động đến thi thể người ra đi. “Có những quan điểm của người xa xưa khi có hình thức phạt nặng nề nhất là “phanh thây”, nên người ta nghĩ rằng đó là điều gì kinh khủng khiếp khi cơ thể không trọn vẹn. Nhiều người nghĩ rằng sau khi ra đi thì phải không được đụng chạm làm cơ thể không nguyên vẹn. Người ta cũng nghĩ vì lý do trần sao âm vậy nên người ta quan ngại. Đối diện với những suy nghĩ dân gian như vậy, chúng tôi quả thực gặp không ít trở ngại”, ông Phúc nói.


Bác sĩ Nguyễn Hữu Hoàng trực tiếp tiếp nhận giác mạc hiến tặng của bé An.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hoàng trực tiếp tiếp nhận giác mạc hiến tặng của bé An.

Là người trực tiếp đi lấy hàng trăm ca hiến giác mạc từ người cho đã qua đời, ông Nguyễn Hữu Hoàng - Giám đốc Ngân hàng Mắt (Bệnh viện Mắt Trung ương) cho biết, quyết định của những người thân trong gia đình người hiến mô/tạng vô cùng quan trọng. Ông Hoàng lấy ví dụ, không phải ca hiến nào cũng thực hiện thành công. Có nhiều trường hợp tuyên truyền rồi nhưng họ không đồng ý bởi vẫn còn đó những định kiến cái “tôi” cá nhân và không có sự nhất quán giữa những người thân trong gia đình. Ông Hoàng kể: “Có trường hợp trên Ba Vì muốn hiến giác mạc, cả gia đình đồng ý. Khi lên tới nơi, sau một hồi nói chuyện, bà vợ nói: “Ông nhà tôi còn muốn hiến tạng, hiến xác nữa”. Lúc đó người con trai cả đã phản đối và không đồng ý hiến bất cứ thứ gì, kể cả giác mạc của bố mình. Khi đó, Ngân hàng Mắt, Trung tâm Điều phối Quốc gia và Bệnh viện 103 phải ngồi giải thích thấu đáo mọi khúc mắc cho gia đình. Sau 2 tiếng thuyết phục, anh con trai cả mới đồng ý theo nguyện vọng của bố mình”.

“Hoặc có ca ở Hải Phòng, ban đầu cả gia đình đồng ý, người thân đồng ý, nhưng có một số họ hàng, hàng xóm, ông chú lại đưa ra ý kiến phản đối. Vậy là gia đình hoàn toàn thay đổi. Chúng tôi có giải thích như thế nào đi nữa họ vẫn không thay đổi. Ca đó, chúng tôi “tay trắng” ra về”, ông Hoàng bùi ngùi nói.

Hay chính bản thân chị Dương, mẹ bé Hải An cũng đã từng gặp phải sự phản đối của người thân. Chị kể: “Khi con mất, tôi nói rõ di nguyện của con, mọi người đều phản đối: “Trẻ con thì biết gì!”. Thậm chí có những người quen cũng nói rằng: “Sao làm mẹ mà độc ác thế! Con chết còn không nguyên vẹn”.

Vai trò vô cùng quan trọng của người thân

Các chuyên gia nhận định, rào cản lớn nhất trong việc hiến mô, tạng là định kiến và quan niệm cũ, trong đó, có những rào cản, áp lực từ phía gia đình, họ hàng, người xung quanh. Cũng theo các chuyên gia, những người trực tiếp đi vận động người dân hiến tạng, gia đình đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này, ở đó xuyên suốt mạnh mẽ và sâu sắc là tình thương yêu của người thân.

“Tôi nhớ đến hình ảnh vô cùng đặc biệt của người vợ, mẹ khi nói những lời cuối cùng chia tay với người lính, Thiếu tá Lê Hải Ninh (quê ở Ninh Bình) ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cách đây mấy tháng. Người phụ nữ đó trong giây phút tột cùng đau đớn, nhưng lắng đọng, chị nói với người chồng, người cha của các con mình, chị mong muốn anh còn tiếp tục hiện hữu trên cõi đời, đem lại sự sống cho người khác. Thực lòng mà nói, đó là những suy nghĩ họ đã trọn vẹn yêu thương, mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho người thân của mình. Những người đó, chúng tôi cảm nhận, thấu hiểu rằng họ không phải hối tiếc về quyết định của mình”, ông Nguyễn Hoàng Phúc nói.

Ông cũng vẫn nhớ khoảnh khắc khi tiếp nhận cuộc điện thoại của người mẹ trẻ thổn thức, nói trong nước mắt về sự ra đi của cô con gái đầu lòng. Trong giây phút đó vẫn toát lên cảm xúc mãnh liệt rằng chị muốn con chị còn tiếp tục hiện hữu. Chị vẫn muốn gặp lại con mình ở đâu đó, chứ ko phải tan vào hư vô. Suy nghĩ đó của người mẹ trẻ khiến chúng ông xúc động. Đó là quyết định thực sự trọn vẹn tình yêu thương. Chính vì quyết định đó, chúng ta mới có những câu chuyện lan toả như ngày hôm nay.

Theo ông Phúc, có một dòng chảy văn hoá khác, dòng chảy yêu thương tận cùng của những người thân trong gia đình, vượt qua nỗi sợ hãi đó, họ nghĩ bằng cách trao một phần cơ thể của người thân không chỉ giúp cho người thân được tiếp tục sống, tiếp tục trao đi hơi ấm, ánh mắt. Đó là những năng lượng động viên ông và đồng nghiệp tiếp tục chương trình. Khi mọi người hiểu ra rằng: Sống có ý nghĩa, ra đi có ý nghĩa, đó là điều tốt đẹp, tại sao chúng ta không làm?

Theo ông Nguyễn Hoàng Phúc, việc hiến mô, tạng là quyết định tự thân của mỗi người, tất cả những ai đủ 18 tuổi, đủ năng lực hành vi dân sự tình nguyện hiến tạng khi còn sống hoặc sau khi qua đời. Nếu năm 2013 tổng số người đăng ký hiến mô, tạng trong cả nước là con số 0, đến năm 2014, có 265 người đăng ký hiến tạng. Con số đó tăng lên 1.500 năm 2015, đến năm 2017 số lượng người tăng lên ấn tượng khoảng 10.000 người. Sau câu chuyện bé Hải An xuất hiện và câu chuyện của Thiếu tá Lê Hải Ninh thì đến giờ phút này, đã có gần 18.000 người đăng ký hiến tặng mô,tạng sau khi qua đời.

Q.An - M Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm vụ 'người nhà tấn công bác sĩ khi đang cấp cứu người bệnh tại Phú Thọ'

Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm vụ 'người nhà tấn công bác sĩ khi đang cấp cứu người bệnh tại Phú Thọ'

Y tế - 5 giờ trước

Khi các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đang dồn toàn lực để cấp cứu một bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, thì người nhà bệnh nhân ra vào hỗn loạn, gào thét, chửi bới. Thậm chí người đàn ông có hành vi xô đẩy, tấn công, dùng chân đá, đạp vào bác sĩ...

WHO khuyến cáo kiểm soát quảng cáo với đồ uống có đường

WHO khuyến cáo kiểm soát quảng cáo với đồ uống có đường

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam khuyến cáo, cần bắt buộc công bố nhãn dinh dưỡng, nhãn cảnh báo sức khỏe trên bao bì sản phẩm; kiểm soát quảng cáo khuyến mại và tài trợ các sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm dành cho trẻ em đối với đồ uống có đường.

'Yêu' sai tư thế, người đàn ông 35 tuổi phải nhập viện cấp cứu

'Yêu' sai tư thế, người đàn ông 35 tuổi phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dọc thể hang dương vật của bệnh nhân có nhiều điểm rách, mô tổ chức phù nề lan tỏa kèm tụ máu.

Người đàn ông nhồi máu não thoát chết nhờ được đưa tới viện sớm

Người đàn ông nhồi máu não thoát chết nhờ được đưa tới viện sớm

Y tế - 15 giờ trước

Nhồi máu não là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề, người bệnh có thể tử vong.

Triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi đợt 3 trên địa bàn Hà Nội

Triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi đợt 3 trên địa bàn Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 26/4/2025 về việc triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 3) với mục tiêu từ 95% trẻ thuộc đối tượng tiêm chủng chưa tiêm hoặc chưa được tiêm sẽ được tiêm 1 mũi vaccnie chứa thành phần sởi.

Bộ Y tế: Các tỉnh, thành phố giao chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn diện về phòng, chống dịch trên địa bàn

Bộ Y tế: Các tỉnh, thành phố giao chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn diện về phòng, chống dịch trên địa bàn

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp...

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: ‘Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chiến sĩ dự lễ 30/4 là nhiệm vụ rất vẻ vang’

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: ‘Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chiến sĩ dự lễ 30/4 là nhiệm vụ rất vẻ vang’

Y tế - 1 ngày trước

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhận định: "Việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân và lực lượng tham gia Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và rất vẻ vang của ngành Y tế".

Thương tâm bé gái 5 tuổi bị chó nhà nặng hơn 20kg tấn công vào vùng đầu

Thương tâm bé gái 5 tuổi bị chó nhà nặng hơn 20kg tấn công vào vùng đầu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi bị chó nhà nặng hơn 20kg tấn công vào vùng đầu – mặt, với hơn 10 vết thương, trong đó có một vết sâu in rõ dấu răng chó.

Nữ bệnh nhân nguy kịch sau uống thuốc mua trên mạng

Nữ bệnh nhân nguy kịch sau uống thuốc mua trên mạng

Y tế - 2 ngày trước

Nữ bệnh nhân phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, suy thận cấp vì trước đó đã mua thuốc chữa tiểu đường dạng viên do người quen giới thiệu trên mạng về uống.

Người đàn ông 42 tuổi mang khối u nặng 3,6kg trong lồng ngực mà không biết

Người đàn ông 42 tuổi mang khối u nặng 3,6kg trong lồng ngực mà không biết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Khối u trung thất khổng lồ, có kích thước lên tới 30x20 cm, nặng 3,6 kg. Đây là một trong những khối u lớn hiếm gặp trong y văn, đe dọa nghiêm trọng đến chức năng hô hấp của người bệnh.

Top