Hiểu thêm về Bản đồ điện tử Dân số “đặc biệt”
GiadinhNet - Năm 2014, một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Dân số là việc ra mắt Bản đồ hóa Dân số Việt Nam. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về loại bản đồ “đặc biệt” này, PV Báo GĐ&XH đã có cuộc trao đổi với TS Phạm Vũ Hoàng – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Thông tin và Dữ liệu (Tổng cục DS-KHHGĐ), đơn vị phụ trách nội dung của Bản đồ điện tử Dân số Việt Nam.
100% các tỉnh/thành phố đã bỏ hình thức thống kê thủ công
Nên hình dung một cách khái quát về Bản đồ điện tử Dân số Việt Nam như thế nào, thưa ông?
- Hình dung khái quát nhất thì Bản đồ điện tử Dân số Việt Nam được xây dựng, chiết xuất trên cơ sở dữ liệu (CSDL) thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ trên toàn quốc, nhằm cung cấp các thông tin về DS-KHHGĐ phục vụ công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH địa phương, vùng và cả nước.
Ông có thể nói rõ hơn về hệ thống báo cáo thống kê chuyên ngành này?
- Hệ thống báo cáo thống kê (BCTK) chuyên ngành DS-KHHGĐ của nước ta được triển khai từ năm 1993. Từ đó đến năm 2003, chúng ta chủ yếu thu thập thông tin qua phương pháp thủ công, được kết cấu 4 cấp (xã, huyện, tỉnh, Trung ương). Việc thu thập thông tin ban đầu về biến động DS-KHHGĐ được thực hiện từ hơn 170.000 cộng tác viên dân số và hơn 11.161 cán bộ chuyên trách dân số xã.
Hệ thống hoạt động theo 4 nguyên tắc, đây cũng là những điểm khác biệt với các hệ thống thông tin chuyên ngành khác, đó là hệ thông tin thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong việc thu thập, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin; Được duy trì thường xuyên, gắn với mạng lưới thu thập thông tin tại hộ gia đình (cộng tác viên DS-KHHGĐ) tại địa bàn dân cư và lập báo cáo thống kê theo tháng, quý và năm; Kết hợp giữa nguồn lực, phần mềm và máy tính, phương tiện kỹ thuật; Hệ thống mở, liên kết được với các hệ thống thông tin khác.
Từ năm 2003, ngành Dân số đã tin học hóa đến cấp huyện, đến năm 2014 thì hệ thống báo cáo thống kê điện tử chuyên ngành dân số được kết nối trong toàn quốc. 100% các tỉnh/thành phố đã chuyển từ hệ thống sổ sách và báo cáo thống kê thủ công trên giấy sang sử dụng báo cáo thống kê theo phương thức điện tử. Hiện, kho dữ liệu điện tử tại Trung ương đã thu thập, quản lý hơn 22 triệu hộ và hơn 91,5 triệu người dân trên cả nước. Các thông tin biến động về DS/KHHGĐ/SKSS của từng người dân Việt Nam được cập nhật thường xuyên và định kỳ. Về chất lượng số liệu, trong giai đoạn 2010-2013, khi so sánh số liệu giữa hệ thống báo cáo thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ và điều tra biến động DS-KHHGĐ của Tổng cục Thông kê, số liệu về tổng dân số tại thời điểm 1/4 hàng năm chỉ chênh lệch xoay quanh mốc 1%. Điều đó chứng tỏ tính chính xác, khoa học của hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư điện tử của ngành DS-KHHGĐ.
Xử lý kịp thời, tính chính xác cao
Điểm nổi bật của hệ thông tin dân cư chuyên ngành Dân số là gì, thưa ông?
- Có thể nói điểm nổi bật của hệ thông tin này là việc thu thập, cập nhật thông tin được triển khai và xử lý kịp thời, tính chính xác cao. Do việc việc thu thập thông tin ban đầu được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn tại hộ gia đình, do chính những cộng tác viên sống trên địa bàn dân cư, bám sát và nắm chắc thông tin công dân thực hiện.
Có hai loại thông tin cần thu thập, đó là thông tin cơ bản và thông tin về KHHGĐ. Các cộng tác viên sẽ thu thập 11 trường thông tin cơ bản về dân cư (thuộc 22 trường thông tin dân cư như Chính phủ quy định). Đây là điều đáng quý bởi nó cho thấy sự khả thi trong việc tích hợp, chia sẻ thông tin giữa CSDL quốc gia dân cư với CSDL chuyên ngành DS-KHHGĐ thông qua khóa liên kết là số định danh cá nhân của mỗi công dân (số ID).
Ngoài ra, hệ thống này còn cập nhật các biến động thường xuyên của dân cư là sinh – chết; kết hôn – ly hôn; đi – đến; biện pháp tránh thai; thực hiện các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số (như sàng lọc trước sinh, sơ sinh, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân…). Chính từ các thông tin đầu vào trên, việc sử dụng cơ sở dữ liệu điện tử chuyên ngành DS-KHHGĐ cho phép khai thác và sử dụng danh mục hệ thống chỉ số thống kê cơ bản ngành Y tế do Tổng cục DS-KHHGĐ thực hiện, cụ thể như tỷ số giới tính khi sinh, tỷ lệ phụ nữ trong nhóm tuổi 15-49 áp dụng biện pháp tránh thai, tỷ suất sinh thô trên 1.000 dân... Ngoài ra, các thông tin cơ bản có thể dùng chung cho các CSDL chuyên ngành khác như về BHYT, chăm sóc người cao tuổi, tiêm chủng trẻ em hay khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi… Một tin vui là hiện tại, Bộ Y tế đã định hướng sử dụng CSDL chuyên ngành DS-KHHGĐ như một phân hệ CSDL sơ cấp phục vụ sử dụng chung cho các hệ thống thông tin chuyên ngành của Bộ mà không phải thu thập lại các thông tin cơ bản về chủ thể dân số.
“Đầu ra” quan trọng
Với ý nghĩa như vậy, chắc hẳn Bản đồ điện tử Dân số Việt Nam cũng được coi là “đầu ra” quan trọng của hệ thông tin báo cáo chuyên ngành mà chúng ta đã dày công xây dựng?
- Đúng vậy! Về cơ bản, hệ thống bản đồ dân số cho phép tích hợp và đồng bộ dữ liệu điện tử với hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành DS-KHHGĐ. Các số liệu báo cáo thống kê chuyên ngành năm 2014 (theo từng quý) được đưa vào sử dụng trong hệ thống báo cáo bản đồ dân số.
Đến nay, Bản đồ điện tử Dân số Việt Nam đã cập nhập được thông tin đến cấp xã các số liệu, dữ liệu về danh mục hành chính của 28 tỉnh/thành phố thuộc Đề án Kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển (Đề án 52). Cụ thể, tính đến hết tháng 10/2014, với 28 tỉnh, thành phố thuộc Đề án 52, số liệu về danh mục hành chính gồm 318 huyện (trong đó có 151 huyện thuộc Đề án 52), 5.248 xã (với 2.395 xã thuộc Đề án 52). Toàn quốc có 63 tỉnh/thành phố với 708 huyện và 11.161 xã. Với 35 tỉnh còn lại, thông tin danh mục hành chính đến cấp tỉnh.
Năm qua, Trung tâm Nghiên cứu, Thông tin và Dữ liệu đã phối hợp cùng Ban Quản lý Đề án 52 tiến hành rà soát lại toàn bộ các số liệu, chỉ tiêu đầu vào của Hệ thống Bản đồ điện tử Dân số vùng biển đảo, ven biển phù hợp với các chỉ tiêu của Hệ thông tin quản lý chuyên ngành DS-KHHGĐ. Dữ liệu được lọc, chiết xuất từ CSDL điện tử của kho dữ liệu điện tử Trung ương.
Sau khi rà soát, xử lý số liệu báo cáo từ cơ sở dữ liệu chuyên ngành DS-KHHGĐ, các số liệu, chỉ tiêu chuyên ngành DS-KHHGĐ được tính toán và đưa vào hệ thống Bản đồ điện tử Dân số, thông tin số liệu và chỉ tiêu được phân tách giữa các tỉnh/thành phố thuộc Đề án 52 và tỉnh không thuộc Đề án. Các chỉ tiêu được cập nhật trên bản đồ điện tử này gồm quy mô, cơ cấu dân số, hôn nhân và biến động DS/ KHHGĐ/SKSS.
Trân trọng cảm ơn ông!
“Bước đầu, Bản đồ điện tử Dân số Việt Nam sẽ được ứng dụng trong việc điều hành, tác nghiệp trong hệ thống dân số từ Trung ương đến địa phương. Trong năm 2015, chúng tôi quyết tâm nâng cấp hệ thống Bản đồ điện tử Dân số Việt Nam, bổ sung bản đồ nền đến cấp huyện đối với 35 tỉnh không thuộc Đề án 52. Nâng cấp các chức năng tra cứu và khai thác dữ liệu bản đồ các cấp. Cho phép người dùng lọc và khai thác nhiều thông tin, chỉ tiêu chuyên ngành hơn.. .».
TS Phạm Vũ Hoàng – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Thông tin và Dữ liệu
Thu Nguyên (thực hiện)

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 21 giờ trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcCác bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcRụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTrẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.