Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ho kéo dài khi nào nên đi khám bác sĩ?

Thứ ba, 14:31 30/01/2024 | Bệnh thường gặp

Ho là phản xạ sinh lý tự nhiên nhằm đẩy chất dịch, đờm ra khỏi cơ thể, để tránh gây tắc đường thở. Nhưng đó cũng có thể là triệu chứng của một số rối loạn trong cơ thể. Ho kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn làm gián đoạn giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi.

Nguyên nhân gây ho kéo dài

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho kéo dài , trong đó thường gặp do các nguyên nhân sau:

- Ho do bệnh lý đường hô hấp trên: Ví dụ như viêm mũi vận mạch, viêm xoang dị ứng, polyp mũi. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ho kéo dài.

- Ho do hen suyễn (hen phế quản): Ho do tình trạng này thường xuất hiện vào ban đêm, khi giao mùa hoặc tiếp xúc với dị nguyên, thường kèm theo khó thở. Đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ho kéo dài.

- Ho do trào ngược dạ dày - thực quản: Bệnh lý này gây ho kéo dài, ho nhiều hơn khi nằm hay khi đói, kèm theo cảm giác đau thượng vị, nóng rát vùng xương ức, ợ hơi, ợ chua. Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp gây ho kéo dài.

- Ho do bệnh nhiễm trùng đường hô hấp : Ví dụ như cảm lạnh, cảm cúm, Covid-19, viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan… Một số trường hợp dù đã điều trị nhưng có thể còn ho kéo dài.

- Ho do tác dụng phụ của thuốc: Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin (ACE) là loại thuốc kê đơn để điều trị bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, suy tim, đái tháo đường hay bệnh thận. Khoảng 15% các trường hợp dùng thuốc này sẽ bị ho kéo dài.

Ngoài ra, các nguyên nhân hiếm gặp hơn gây ho kéo dài là:

  • Dị dạng động tĩnh mạch phổi.
  • Nhuyễn sụn khí, phế quản.
  • Phì đại amidan.
  • Tăng cảm thanh quản.
  • Trào ngược thanh quản.
  • Xơ phổi vô căn.

Hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ho kéo dài. Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động cũng dẫn đến ho và tổn thương phổi.

Ho kéo dài khi nào nên đi khám bác sĩ?- Ảnh 2.

Ho có thể chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể nhưng nó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng. Ảnh minh hoạ.

Ho kéo dài khi nào nên đi khám?

Ho có thể chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể, nhưng nó cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là với trẻ em và người cao tuổi.

Ho kéo dài có kèm theo sốt , khó thở, tím tái, ho kéo dài dẫn đến bị suy kiệt thì phải đi xét nghiệm. Bị ho trên 5 ngày thì cần phải đi khám ngay. Ho kéo dài hơn 3 tuần mà dùng thuốc không giảm, cùng với đó là triệu chứng sốt, ho có đờm, có nâu gỉ và vàng, ho ra máu, thở nông, đau ngực... thì cần đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh.

Ho có tiền sử do hen, lao phổi, huyết áp tăng, đau dạ dày, bị sụt cân thì phải tìm đến bác sĩ để điều trị tận gốc như hen, viêm phế quản mạn, suy tim sung huyết, viêm phổi , lao phổi, viêm họng, viêm amidan, ung thư phổi...

Nếu đã từng bị ho dai dẳng thì nên phòng bệnh, đặc biệt là vào ngày lạnh, cần tích cực luyện tập thể dục thể thao, ăn uống hợp lý để tạo môi trường lành mạnh, phòng bệnh lâu dài.

Cùng với việc điều trị nguyên nhân gây ho theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm ho:

  • Uống nước để làm loãng đờm. Nên uống nước ấm, nước lọc, trà hoặc nước trái cây.
  • Ngậm kẹo ho để giảm ho khan và làm dịu cổ họng.
  • Uống mật ong sẽ giúp làm dịu cơn ho. Nhưng không cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong, vì mật ong có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc cho trẻ.
  • Làm ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm hay máy phun sương.
  • Không hút thuốc và tránh khói thuốc lá thụ động.

Tóm lại: Ho kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn làm gián đoạn giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi. Trường hợp nghiêm trọng hơn, ho kéo dài có thể gây nôn mửa, chóng mặt, đau đầu , tiểu không tự chủ và thậm chí là gãy xương sườn. Nếu bị tình trạng ho kéo dài thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị. Nhất là khi ho có đờm, ho ra máu, ho ngày càng nặng hơn, ho về đêm, ho ảnh hưởng đến giấc ngủ và hoạt động hàng ngày.

BS Trần Anh Tuấn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Với người bị sốt siêu vi, chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi.

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Do chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, thanh niên 30 tuổi này chọn cách xả strees vào ăn uống. Anh thường xuyên ăn món mình ưa thích như gà rán, trà sữa...

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Vitamin tổng hợp (đa thành phần) rất phổ biến trên thị trường. Nhiều người chọn dùng vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng cần chú ý tới các thành phần dưới đây… vì nếu lạm dụng hại nhiều hơn là có lợi.

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Tăng axit dạ dày có thể dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu và có vị chua trong miệng. Ngoài các thuốc kê đơn và không kê đơn, có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên giúp giảm đau do tăng axit dạ dày.

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Top