Hoại tử tay vì mụn cơm, cảnh báo những sai lầm nhiều người vẫn mắc
GiadinhNet - Hạt cơm do vi rút HPV gây ra, nó có thể mọc ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Những sai lầm nhiều người mắc dẫn tới hệ lụy không đáng có, thậm chí có trường hợp hoại tử tay vì mụn cơm.
Hoại tử tay vì mụn cơm
Các bác sĩ của Khoa Chấn thương - Chỉnh hình - Bỏng (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) đã từng tiếp nhận một bệnh nhân 6 tuổi bị hoại tử ngón tay vì mụn cóc. Qua thăm khám, phát hiện 3 đốt ngón tay của bệnh nhân nhi đã hoại tử. Các bác sỹ đã nhanh chóng phẫu thuật cắt lọc hoại tử, điều trị vết thương.
Theo lời kể của gia đình, bé bị nốt mụn cóc ở tay, lúc đầu rất nhỏ sau to dần, gia đình thấy ở trên mạng có đăng bán thuốc trị mụn cóc hiệu quả và đã mua về cho cháu bé dùng. Sau khi dùng không lâu thì tay cháu bị tổn thương nặng nên đưa vào viện.

Tay hoại tử vì tự chữa mụn cơm. Ảnh TL
Trường hợp của chị Trương Thị Hoàng Hà 29 tuổi, Đống Đa, Hà Nội không bị hoại tử nhưng mụn cơm mọc thành chùm ở gót chân khiến chị không đi được. Trước đó, chị Hà bị mụn cơm và được nhiều người mách đắp tỏi để trị mụn cơm. Sau cả tháng đắp tỏi nhưng vẫn không có tác dụng, chị lại được mách có thuốc bôi, sau khi lấy đầu kim gẩy mụn ra chị bôi thuốc. Một tuần sau mụn hết nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì 1 tháng sau gót chân xuất hiện cả chùm mụn cơm. Mỗi lần đi dép hay va vào vật gì chị Hà đau điếng người.
Bác sĩ Cao Xuân Ngọc – giảng viên lớp Laser thẩm mỹ, khoa Y Dược, trường Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết anh gặp nhiều trường hợp biến chứng do điều trị hạt cơm sai cách. Mụn cơm là những nốt sùi nhỏ lành tính xuất hiện trên da thường gặp do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây nên. Những virus gây tổn thương trên da tạo u nhú, mụn cóc phổ biến là loại types 1, 2, 3, 10… Virus này xâm nhập khiến cho những tế bào ở ngoài của da tăng sinh rất nhanh. Mụn cơm không gây ung thư.
Tại bệnh viện Da liễu Trung ương những năm gần đây cũng ghi nhận số bệnh nhân bị hạt cơm đến khám ngày càng tăng (chiếm 2,3% số bệnh nhân đến khám). Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam (55,7% và 44,3%).
Điều trị như thế nào?
Các chuyên gia cho rằng, có nhiều phương pháp gọi là "chữa mẹo" trong dân gian, nhưng cho đến nay chưa có phương pháp nào đáng tin cậy hoàn toàn vì đã nhiều người áp dụng nhưng không thấy có kết quả. Hạt cơm có hai loại là hạt cơm thường và hạt cơm phẳng.
Hạt cơm thông thường do HPV týp 2, 4, 27, 29 gây nên. Tổn thương cơ bản là sẩn sừng thô ráp, kích thước từ 0,3 – 1 cm, màu da bình thường, vị trí hay gặp vùng da dễ bị sang chấn như mặt duỗi các khớp liên đốt hay khớp bàn đốt hoặc ở vùng tỳ đè của bàn chân. Bề mặt hạt cơm tăng gai, thậm chí tạo thành rãnh, thành khía. Quanh các đám dầy sừng lại có những đám dầy sừng kế cận tạo thành như miệng giếng. Số lượng thay đổi từ một vài cái đến vài chục cái, đôi khi tập hợp lại.
Hạt cơm phẳng do HPV týp 3,10 gây nên. Tổn thương là những sẩn nhỏ hiếm khi nổi cao, màu vàng hoặc màu vàng nhạt, bề mặt bóng, mảnh, thường tập trung thành dải (do khi bệnh nhân gãi hạt cơm có thể mọc theo vết xước gọi là hiện tượng Koebner) hoặc tạo thành mảng, cảm giác thường hơi ngứa. Vị trí ưu thế ở mặt mu tay, ngón tay, cánh tay, đầu gối và mặt trước cẳng chân.
Thường gặp ở người suy giảm miễn dịch, thương tổn nổi cao hoặc kích thước lớn. Nó tồn tại dai dẳng nhiều tháng hoặc nhiều năm, có thể có dấu hiệu viêm ở xung quanh hoặc có vòng giảm sắc tố.

BS Ngọc (áo xanh) đang điều trị mụn cơm cho một bệnh nhân
Theo BS Cao Xuân Ngọc, mụn cơm ở ngoài da có thể được điều trị bằng các loại thuốc bôi, laser và tiểu phẫu. Tuy nhiên, bạn cần đến khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán loại trừ các bệnh về da nguy hiểm khác như ung thư da thay vì tự ý điều trị tại nhà.
Điều trị hạt cơm bằng laser CO2 được xem là phương pháp đem lại hiệu quả cao, sau khi sát trùng cẩn thận ở vùng da bị mụn cơm thì bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vào vùng da bị tổn thương để có thể giảm đi cảm giác đau khi điều trị.
Tiếp theo tiến hành chiếu tia laser trực tiếp lên vùng da bị tổn thương và sẽ loại bỏ tận gốc mụn cơm. Khi thực hiện quá trình này hoàn tất thì bác sĩ sẽ bôi thuốc sát trùng cùng với thuốc kháng sinh, từ đó để phòng tránh viêm nhiễm sau khi điều trị.
Hà My - Long Vũ

Thiếu niên 16 tuổi cấp cứu với vùng kín đau đớn dữ dội
Mẹ và bé - 2 giờ trướcThiếu niên 16 tuổi thấy bao quy đầu hẹp đã tự lộn tại nhà dẫn đến phù nề, thắt nghẹt. Khi vùng kín đau dữ dội, bệnh nhân mới nói với gia đình đưa đi viện cấp cứu.

Người phụ nữ 39 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm tụy cấp, mỡ máu tăng gấp 100 lần, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Trường hợp của chị H, nguyên nhân tăng mỡ máu cấp tính, viêm tụy cấp là do kích thích nội tiết tố trong chu kỳ IVF.

Chỉ là đầy hơi sau bữa ăn – Nhưng có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Bạn ăn xong một bữa cơm thịnh soạn, bụng căng tức, khó chịu. Bạn tự nhủ “Chắc do ăn no quá” hoặc “Chắc là rối loạn tiêu hóa thôi”. Nhưng nếu tình trạng đầy hơi, chướng bụng sau ăn cứ lặp đi lặp lại, kéo dài nhiều tuần – đừng vội bỏ qua.

Những dấu hiệu ở lưỡi cảnh báo vấn đề sức khỏe đáng lo ngại mà nhiều người bỏ qua
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Lưỡi – cơ quan tưởng chừng đơn giản chỉ giúp ta cảm nhận vị giác lại là “tấm gương” phản chiếu sức khỏe tổng thể của cơ thể. Thế nhưng, không ít người chỉ chú ý đến răng miệng mà bỏ qua những thay đổi ở lưỡi, dù đó có thể là tín hiệu sớm của nhiều bệnh lý đáng lo ngại.

Người đàn ông bị suy đa tạng do biến chứng bệnh tiểu đường, bác sĩ chỉ rõ sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH -Trường hợp này là một minh chứng điển hình cho hậu quả ít được chú ý của bệnh tiểu đường lâu năm.

Bé 2,5 tuổi phát hiện bị đột quỵ từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải
Mẹ và bé - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi bị đột quỵ nhập viện vào ngày thứ 3 của bệnh với triệu chứng khởi phát là nôn ói sau ăn khoảng 3-4 lần/ngày, sau đó ói ngày càng tăng dần...

Nếu móng tay có dấu hiệu này, cẩn thận với ung thư hắc tố
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Không chỉ là phần phụ của cơ thể, móng tay và móng chân thực ra là “cửa sổ nhỏ” giúp chúng ta nhìn thấy sức khỏe toàn thân.

Nếu da khô, bong tróc, cẩn thận dấu hiệu của suy giáp và 5 dấu hiệu bất thường trên da cảnh báo sức khỏe
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Da không chỉ để đẹp – Những thay đổi trên da cảnh báo sớm vấn đề sức khỏe bạn chớ nên xem nhẹ

Thiếu nữ 16 tuổi ở Quảng Ninh suy gan cấp do mắc sai lầm này trong lúc giảm cân
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Sau khi sử dụng thuốc giảm cân (mua trên mạng), bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ kém... do chỉ số men gan tăng rất cao, rối loạn chức năng gan nghiêm trọng.

Bé trai sơ sinh ở Hà Nội tiên lượng nặng bật tiếng khóc đầu tiên, cả phòng mổ vỡ òa
Y tế - 21 giờ trướcCác bác sĩ vừa cấp cứu thành công một ca nguy kịch hiếm gặp trong sản khoa – sản phụ bị sa dây rau khi thai chưa lọt ngôi dẫn đến suy thai. Đây là tình huống cực kỳ nguy hiểm, có thể cướp đi sinh mạng của thai nhi tức thì nếu không được xử trí kịp thời.

Lưu ý 6 nhóm thực phẩm gây hại gan, không nên ăn để phòng bệnh viêm gan A
Bệnh thường gặpGĐXH - Khai thác bệnh sử để tìm nguyên nhân hàng loạt người bị viêm gan A, các bác sĩ nhận thấy hầu hết những người này từng sử dụng 1 loại thực phẩm mua từ siêu thị, hiện giới chức chưa công bố tên cụ thể.