Hà Nội
23°C / 22-25°C

Suýt thủng dạ dày vì ngậm tăm sau bữa ăn, cảnh báo thói quen nhiều người vẫn làm

Chủ nhật, 13:01 01/09/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Ngậm tăm sau bữa ăn, người đàn ông không rõ nuốt phải tăm lúc nào và dị vật đã tạo thành ổ loét trong dạ dày. Các chuyên gia khuyến cáo, thói quen ngậm tăm sau ăn không chỉ mất thẩm mĩ mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc dị vật đường tiêu hóa.

Nguy hiểm từ thói quen ngậm tăm

Sau bữa cơm tối, bệnh nhân N.D.L, 43 tuổi (Hà Nội) xuất hiện chứng ợ hơi ợ chua và đau. Triệu chứng này tăng lên nhiều nên đã vào bệnh viện khám. Qua kiểm tra, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có một dị vật dài không nhỏ, nhọn nằm trong hang vị.

Bệnh nhân đã được bác sĩ thực hiện thủ thuật lấy dị vật ra là chiếc tăm dài gần 10 cm. Vì được gây mê trước khi nội soi lấy dị vật nên bệnh nhân không có cảm giác đau đớn. Theo lời kể của bệnh nhân L, trước vào viện 1 ngày, sau ăn có ngậm tăm và nằm ngủ quên không rõ đã bỏ tăm đi chưa.

Suýt thủng dạ dày vì ngậm tăm sau bữa ăn, cảnh báo thói quen nhiều người vẫn làm - Ảnh 1.

Hình ảnh nội soi cho thấy rõ dị vật của bệnh nhân N.D.L. Ảnh BVCC

Cách đó không lâu, các bác sĩ bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tiến hành nội soi gắp 1 chiếc tăm nhọn dài 5cm găm vào thành dạ dày cho một bệnh nhân T. V.T 50 tuổi ở Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh. Điều đáng nói là chiếc tăm đã tạo thành ổ loét trong dạ dày người bệnh. Bệnh nhân này có thói quen ngậm tăm sau bữa ăn và cũng không rõ là nuốt phải tăm lúc nào chỉ thấy xuất hiện đau nhói vùng thượng vị.

BS Bùi Văn Long – Chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết, trường hợp như bệnh nhân L không phải hiếm gặp. Dị vật đường tiêu hóa dễ gặp ở mọi lứa tuổi do yếu tố khách quan.

Thói quen ngâm tăm sau bữa ăn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Nuốt phải dị vật dài, sắc nhọn trong thời gian dài không được phát hiện, xử lý có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra xuất huyết tiêu hóa. Dị vật có thể đâm thủng ống tiêu hóa gây ápxe trong thành ống tiêu hóa hoặc viêm phúc mạc,... Nguy hiểm nhất là dị vật ở thực quản có thể đâm vào động mạch chủ gây tử vong tức thì. Một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị ngộ độc do các thành phần là các chất độc có trong dị vật...

Đối tượng dễ bị dị vật đường tiêu hóa

Theo chuyên gia, những đối tượng hay gặp phải những dị vật đường tiêu hóa là:

- Trẻ em hay có thói quen ngậm, mút các đồ vật trong khi chơi.

- Người có răng yếu, hoặc có răng giả.

- Người cao tuổi, người mắc bệnh tâm thần.

- Người có thói quen ăn uống không cẩn thận (ăn nhanh, nuốt vội…).

- Có tiền sử phẫu thuật dạ dày - tá tràng (cắt dạ dày - tá tràng, nối vị tràng…).

- Người có bệnh lý ở dạ dày - tá tràng: hẹp môn vị, làm ứ đọng thức ăn hoặc người có bệnh viêm tụy mạn.

- Trẻ em ăn nhiều quả chát: ổi xanh, quả sim, xoài xanh,… thì cũng có nguy cơ dễ hình thành dị vật trong dạ dày - tá tràng,...

Suýt thủng dạ dày vì ngậm tăm sau bữa ăn, cảnh báo thói quen nhiều người vẫn làm - Ảnh 2.

Mọi người không nên có thói quen ngậm tăm sau khi ăn. Ảnh minh họa

Những người bệnh khi mắc dị vật thực quản thường có biểu hiện nuốt đau, đau cổ, đau ngực tăng dần. Khi người bệnh có những biểu hiện bất thường này cần đi khám ngay để xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm không đáng có. Hiện với những trường hợp bị dị vật, thông thường bệnh nhân được tư vấn nội soi và được xử trí gắp dị vật ra an toàn.

Người bệnh khi bị hóc, sặc dị vật trong họng không được tự ý dùng tay móc hoặc sử dụng các phương pháp chữa mẹo (theo dân gian) mà cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và lấy dị vật tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Phương Thuận

Phương Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 1 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 2 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 3 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 5 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 6 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 8 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 9 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 11 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top