Hoang tưởng, ảo giác vì nghiện Facebook
GiadinhNet - Bạn có dành nhiều thời gian suy nghĩ về Facebook (FB)? Bạn cảm thấy sự thúc giục sử dụng FB ngày càng nhiều? Dùng FB để quên đi các vấn đề cá nhân? Hay thấy bồn chồn, gặp rắc rối nếu bị cấm dùng? Những dấu hiệu này cho thấy, bạn đã có thể bị nghiện FB.

Nghiện đến mức co giật khi bị thu điện thoại
Mới học lớp 8 nhưng Nguyễn Đ.V (14 tuổi, ở Hà Nội) đã có “thâm niên” sử dụng FB. Theo lời kể của gia đình, mỗi ngày, cứ đi học về là V lại chạy vào phòng, dán mắt vào điện thoại. V nghiện FB đến mức bố mẹ, anh chị hỏi gì cũng không trả lời, chỉ đến bữa ăn thì V lững thững ra bàn ăn nếu được gọi, ăn xong lại chơi FB trong phòng. “Có đợt cháu dùng FB đến hơn 10 tiếng đồng hồ. Gia đình thu điện thoại của cháu thì cháu bỗng lên cơn co giật”, chị H (mẹ V) kể lại.
V được đưa đến khám tại Viện Sức khoẻ tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai). TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng - người trực tiếp điều trị cho V - cho biết: “Chúng tôi phát hiện V bị hoang tưởng, ảo giác. Cứ chạng vạng tối, cháu lại nghe văng vẳng trong đầu “Mày phải chơi đi”, tiếng nói khi của đàn ông, khi của phụ nữ. Nhưng đây là dấu hiệu rất đặc trưng của ảo thanh tâm thần phân liệt”, TS Nguyễn Doãn Phương cho biết. Sau đó, V được sử dụng thuốc chống loạn thần, các bác sĩ cũng hướng dẫn gia đình quản lý thời gian dùng FB của cháu. Sau đó, V giảm dần thời gian vào FB, hợp lý với việc học, sinh hoạt. Bệnh nhân dần dần hết rối loạn co giật phân ly.
Cuối năm 2016, kết quả nghiên cứu đề tài “Hành vi nghiện FB của vị thành niên từ 15 - 18 tuổi tại TPHCM” của PGS.TS Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn cho thấy, trong 424 trẻ được nghiên cứu, có gần 100% trẻ dùng FB. Theo TS Huỳnh Văn Sơn, đáng chú ý, có 2,7% trẻ sử dụng FB trong lúc di chuyển. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của người dùng, bởi dùng FB khi đang di chuyển rất dễ gây ra tai nạn, nhất là trong lúc điều khiển các phương tiện tham gia giao thông. “Trong số 414 trẻ có sử dụng FB được khảo sát thì kết quả có 56,3% ở mức có xu hướng nghiện, 37,5% ở mức nghiện nhẹ, 0,4% ở mức nghiện vừa và 0,2% ở mức nghiện nặng”, TS Huỳnh Văn Sơn cho biết.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng cho thấy, chỉ khoảng 10% trẻ tìm kiếm trực tiếp đến mục đích học tập. Còn lại là những vấn đề lãng mạn, trăn trở rất “cá nhân” hoặc cả những chuyện thường ngày, chuyện tầm phào hay nội dung “buôn chuyện” thời sự được khai thác là chủ yếu…
Với nhiều bạn trẻ, FB là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”. Nhưng khi lạm dụng thái quá thì đam mê ấy lại trở thành “nghiện” và ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập. Đó là chưa kể hàng loạt sự lệch chuẩn hành vi khi sử dụng FB đã diễn ra, như lên FB chửi mắng thầy cô, kết bè kết phái và gây sức ép đối với bạn bè cùng lớp, cùng trường. Sử dụng FB để đăng tải những hình ảnh quái dị, những biểu hiện của lối sống lệch lạc, hiện tượng “nói là làm” thách đố nhau trên FB…
Dấu hiệu nào chứng tỏ bạn nghiện Facebook?
Theo ThS Lê Thu Hà - Trưởng phòng Điều trị nghiện chất, Viện Sức khỏe tâm thần, nghiện FB có nghĩa là dành quá nhiều thời gian trên FB, ảnh hưởng đến các hoạt động quan trọng trong cuộc sống, chẳng hạn như làm việc, trường học hoặc duy trì mối quan hệ với mọi người trong gia đình và bạn bè ngoài đời.
Về các dấu hiệu và triệu chứng của nghiện FB, ThS Lê Thu Hà cho biết, có sự khác nhau. Thang đo nghiện FB của Bergen được phát triển bởi các nhà nghiên cứu Na Uy, bao gồm 6 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có thang điểm từ 1-5 tương ứng với mức: Rất hiếm khi, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên và rất thường xuyên. Điểm số thường xuyên hoặc rất thường xuyên ở ≥ 4/6 mục cho thấy bạn có bị nghiện FB.
6 câu hỏi đó bao gồm: (1): Bạn dành nhiều thời gian suy nghĩ về FB hoặc lên kế hoạch sử dụng nó? (2): Bạn cảm thấy một sự thúc giục sử dụng FB ngày càng nhiều? (3): Bạn sử dụng FB để quên đi các vấn đề cá nhân? (4): Bạn đã cố gắng cắt giảm việc sử dụng FB mà không thành công? (5): Bạn trở nên bồn chồn hoặc gặp rắc rối nếu bạn bị cấm sử dụng FB? (6): Bạn sử dụng FB rất nhiều đến nỗi mà nó đã có một tác động tiêu cực đến công việc/học tập của bạn?
Nếu nhìn vào bảng 6 câu hỏi này, rất nhiều người cho rằng mình có dấu hiệu nghiện FB. Tuy nhiên, ThS Lê Thu Hà cho biết, cần phân biệt rằng, nếu dùng FB với mục đích rõ ràng (như bán hàng qua mạng, làm việc, trao đổi nội dung cần thiết…) thì không được tính là nghiện FB.
ThS Lê Thu Hà cho biết thêm, nghiện FB khiến nhiều người bị rối loạn giấc ngủ (ngủ ngày thức đêm), rối loạn bữa ăn, các sinh hoạt đời thường, thậm chí nghiện FB cũng có xu hướng liên quan đến rối loạn tâm thần. Người nghiện FB cũng nghèo nàn các kỹ năng xã hội, không quan tâm cuộc sống, giảm sút các mối quan hệ thật, hiệu suất công việc/ học tập giảm. Thậm chí, họ có thể dẫn đến sử dụng ma túy…
Theo TS Nguyễn Doãn Phương, hiện chưa có mã bệnh về nghiện FB và cũng chưa có bệnh nhân điều trị nội trú đơn thuần liên quan đến nghiện FB. Trên thực tế, đã có các ca tư vấn khi có các bệnh lý đồng diễn (trầm cảm, tâm thần phân liệt…) hoặc hậu quả của quá trình nghiện FB nói riêng cũng như nghiện mạng xã hội nói chung (mất ngủ, rối loạn các sinh hoạt…) mà cháu V là trường hợp điển hình. Các bác sĩ cũng cho biết, vì là hành vi nghiện mới, nên hiện nay chưa có nghiên cứu về các thuốc có hiệu quả trong điều trị nghiện FB mà thường các bác sĩ chỉ dùng thuốc điều trị các bệnh đồng diễn, nếu thành công, bệnh nhân cũng không còn nghiện FB như trước nữa.
64 triệu người Việt Nam dùng Facebook
Theo công bố của FB đến tháng 7/2017, số người dùng tại Việt Nam đạt 64 triệu, chiếm 3% trên tổng số 2,34 tỷ thành viên trên FB, tăng 19 triệu so với mốc khảo sát vào tháng 1/2017. TPHCM nằm trong top 10 thành phố có số người truy cập lớn nhất, tăng từ 9,7 triệu thành viên hồi đầu năm lên 14 triệu thành viên vào tháng 7.
Làm cách nào để “cai nghiện”?
- Tự mình liệt kê xem việc “nghiện” FB gây hậu quả gì, nếu không bị “nghiện” thì mình đã đạt được những kết quả gì trong học hành, cuộc sống?
- Khóa tài khoản tạm thời bằng cách: Hãy đặt một mật mã thật khó nhớ, sau đó ghi ra giấy, để vào phong bì và nhờ người thân giữ hộ với dặn dò dù bất cứ giá nào thì một tháng sau mới được trả lại bạn.
- Công bố trên FB sẽ ngừng dùng FB để bạn bè biết. Bạn bè sẽ là người giám sát giúp mình. Nếu bạn làm trái tuyên bố thì sẽ bị bạn bè nhắc nhở, bị đánh giá bị “quê”…
- Điều chỉnh giờ giấc: Mỗi ngày nên FB vào một giờ và thời lượng cố định. Khi việc đăng xuất đã trở thành thói quen thì sẽ dễ dàng tự kiểm soát mình hơn.
- Xóa ứng dụng để truy cập mạng xã hội này trên các thiết bị của bạn, thậm chí là nên dùng một chiếc điện thoại di động không cho phép truy cập Internet.
- Hoạt động thú vị ngoài đời nhiều hơn.
(Nguồn: Công ty tư vấn tâm lý Thành Đạt)
Võ Thu

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?
Sống khỏe - 2 giờ trướcMagiê là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa, bao gồm chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và tổng hợp protein…

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?
Sống khỏe - 9 giờ trướcThuốc ngủ là loại thuốc được thiết kế để giúp người bệnh dễ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ, vậy khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng
Sống khỏe - 10 giờ trướcThảo quả, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn mà còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân
Sống khỏe - 1 ngày trướcChế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.