Học bạ điện tử có hạn chế được tiêu cực trong đánh giá điểm số?
Ông Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho biết, tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ làm học bạ điện tử có tính liên thông trong toàn quốc.
Tiến tới "khai tử" học bạ giấy, sử dụng học bạ điện tử
Học bạ điện tử là một dạng điện tử của học bạ có chữ ký xác thực của người và tổ chức có thẩm quyền, có giá trị pháp lý, có thể sử dụng như học bạ giấy và sử dụng trên môi trường số. Sau thời gian triển khai, nhiều cơ sở giáo dục đào tạo nhận thấy những lợi ích thiết thực mà học bạ điện tử đem lại như thuận tiện trong lưu trữ quản lý và sử dụng học bạ ở các trường.
Thầy giáo Nguyễn Thiều Uyên - Hiệu trưởng Trường THCS Gia Cẩm (Phú Thọ) cho biết, từ năm học 2021 - 2022, nhà trường áp dụng học bạ điện tử cho học sinh khối 6, đến năm học 2022 - 2023 thực hiện với khối 7 và lộ trình đến sẽ áp dụng với toàn bộ các khối trong những năm học tiếp theo.
Việc chuyển đổi từ học bạ giấy sang sử dụng học bạ điện tử đem lại nhiều lợi ích trong việc quản lý, tiết kiệm thời gian, chi phí in ấn, quản lý sổ sách, thuận tiện lưu trữ, bảo quản. Đặc biệt, phần mềm cho phép kiểm tra, giám sát việc hiệu chỉnh điểm của giáo viên, đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong giáo dục, tránh các tiêu cực trong đánh giá, điểm số.
Về việc thực hiện nhập điểm trên hệ thống sổ điểm điện tử, một thầy hiệu trưởng một trường THCS cho biết, nhờ có sổ điểm điện tử, nhà trường mới tiến hành theo dõi dễ dàng khâu nhập điểm kiểm tra thường xuyên, điểm giữa, cuối kỳ. Sử dụng sổ điểm điện tử có lợi thế là giúp lãnh đạo nhà trường kiểm tra kịp thời, phát hiện những dấu hiệu bất thường trong công tác chấm, nhập điểm của giáo viên.
Đặc biệt, trong đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của người học ở chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì việc sử dụng sổ điểm điện tử cũng có ưu điểm nhất định. Cụ thể, trường hợp những học sinh được 0 điểm, 1 điểm thì nhà trường sẽ can thiệp kịp thời đến giáo viên bộ môn để đổi mới, lựa chọn phương pháp kiểm tra, đánh giá hợp lý hơn, tránh tình trạng không đánh giá đúng năng lực, thế mạnh dẫn đến thiệt thòi cho các em. Đồng thời, trường giám sát cách đánh giá, nhận xét của giáo viên khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. "Tuy nhiên, để tránh phát sinh những rủi ro, hiện nay, với sổ điểm điện tử, nhà trường vẫn phải in ra bản giấy để lưu trữ song song với bản mềm điện tử".
Cô giáo Đặng Thị Chung – giáo viên Trường THCS Gia Cẩm chia sẻ: Lợi ích đầu tiên từ việc sử dụng học bạ điện tử mang lại chính là giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, giảm áp lực sổ sách, dễ dàng ký học bạ mọi lúc, mọi nơi thông qua hình thức ký số. Qua đó đã giảm bớt áp lực, để giáo viên có thêm thời gian chuyên tâm cho việc dạy học. Về phía phụ huynh và học sinh, sử dụng học bạ điện tử sẽ giúp tra cứu kết quả học tập của con em một cách dễ dàng, qua đó theo dõi được tình hình học tập của con em mình.
Theo ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình (Hà Nội), mặc dù cũng gặp khó khăn khi chuyển sang học bạ điện tử như một số giáo viên tiếp cận công nghệ chậm, nhưng sau khi tập huấn triển khai, giáo viên nhận được những lợi ích thiết thực từ các công cụ này mang lại sự hào hứng và tích cực khi sử dụng. Các phần mềm hiện đang được các trường trong quận Ba Đình triển khai đã được chọn lọc và mang tính đồng bộ, liên thông và theo đúng các quy định của pháp luật nên không tạo thêm áp lực mà ngược lại, giảm áp lực rất nhiều cho giáo viên về hồ sơ, sổ sách.
Học bạ điện tử tuy vẫn còn những mặt hạn chế nhưng không thể thừa nhận những lợi ích nó mang lại cho tương lai. Vì vậy, Bộ GD&ĐT cần đẩy nhanh nghiên cứu để hoàn thiện và thống nhất, đồng bộ hệ thống để áp dụng trong các cơ sở giáo dục trên cả nước, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số của ngành giáo dục.
Sẽ làm học bạ điện tử trên toàn quốc
Theo ông Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT), từ năm 2019, Bộ GD&ĐT đã công bố xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành, trong đó loại bỏ học bạ, sổ điểm giấy. Bộ khuyến khích các nhà trường, địa phương dùng các ứng dụng học bạ điện tử. Hải Phòng, Nghệ An, Khánh Hòa, Tiền Giang... đã thực hiện. Tuy nhiên, mỗi địa phương triển khai học bạ điện tử theo một hệ thống riêng, không thống nhất và không công nhận lẫn nhau. Điều này dẫn tới một số hạn chế như học sinh chuyển trường sang tỉnh khác vẫn phải xin học bạ truyền thống, phải nộp học bạ giấy khi xét tuyển đại học.
"Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu thí điểm triển khai học bạ, sổ điểm điện tử trên quy mô quốc gia ngay trong năm học này, làm cơ sở hướng dẫn việc quản lý, sử dụng học bạ điện tử thống nhất trên cả nước".
Đại diện Cục Công nghệ thông tin giải thích đây là dạng điện tử của học bạ, có chữ ký xác nhận của người và tổ chức có thẩm quyền, có giá trị pháp lý, có thể sử dụng như học bạ giấy và sử dụng trên môi trường số. Việc triển khai học bạ điện tử sẽ kết hợp tái cấu trúc quy trình tạo lập, quản lý sao cho đơn giản, thuận tiện nhất. "Việc sử dụng học bạ điện tử, sổ điểm điện tử đảm bảo thuận tiện trong lưu trữ, quản lý và sử dụng học bạ ở các nhà trường; giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách cho giáo viên, nhà trường, đồng thời minh bạch hóa quá trình quản lý kết quả học tập, rèn luyện học sinh; hạn chế các bất cập về sửa kết quả học tập".
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 2 giờ trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 12 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 17 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcTừ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.
Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 2 ngày trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 3 ngày trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 3 ngày trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11
Giáo dụcGĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).