Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học sinh cả nước hân hoan chào năm học mới

Thứ ba, 07:48 04/09/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Ngày mai (5/9), học sinh, giáo viên cả nước bước vào khai giảng năm học mới 2018 – 2019 trong không khí hân hoan, phấn khởi. Theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, Lễ khai giảng năm nay được tổ chức đồng loạt vào buổi sáng, diễn ra ngắn gọn, súc tích và ý nghĩa. Đến thời điểm hiện tại, nhiều địa phương cho biết đã sẵn sàng cho năm học mới.


Lễ khai giảng năm học 2018 – 2019 được thống nhất tổ chức trên phạm vi cả nước vào sáng 5/9. Ảnh: Chí Cường

Lễ khai giảng năm học 2018 – 2019 được thống nhất tổ chức trên phạm vi cả nước vào sáng 5/9. Ảnh: Chí Cường

Hà Nội: Khắc phục tình trạng quá tải trường học

Tại Hà Nội, theo ghi nhận tại rất nhiều địa phương, ở trường học công tác chuẩn bị cho năm học mới đã sẵn sàng. Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, tại địa bàn các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, sau thời gian ngắn khẩn trương khắc phục hậu quả ngập lụt, cùng với sự chung tay hỗ trợ của nhiều cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể, hiện cũng đã sẵn sàng bước vào năm học mới. Sở đã trao kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt cho 2 trường của huyện Quốc Oai, mỗi trường 100 triệu đồng và 5 trường của huyện Chương Mỹ, mỗi trường 200 triệu đồng… Nhờ đó, công tác chuẩn bị cho năm học mới ở những huyện bị úng ngập đến nay đã hoàn tất.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2018 - 2019, Hà Nội có 2.689 trường và 1.986.809 học sinh (tăng 48 trường và tăng gần 110.000 học sinh). Năm nay, Hà Nội có thêm 9 trường THPT đưa vào hoạt động, toàn thành phố đã cải tạo, sửa chữa được 387 trường học các cấp và xây dựng chống xuống cấp cho 40 trường đảm bảo cho năm học mới. Nêu quyết tâm trong năm học mới, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, sẽ nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động hợp tác quốc tế. Triển khai chương trình sữa học đường; giảng dạy đại trà bộ tài liệu giáo dục an toàn giao thông cho học sinh phổ thông; đẩy mạnh ứng dụng hiệu quả CNTT trong quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục của ngành.

Lễ khai giảng năm học mới 2018 - 2019 sẽ thống nhất tổ chức trên địa bàn thành phố vào sáng 5/9. Nội dung khai giảng chú trọng đón học sinh đầu cấp, bảo đảm thực sự trở thành ngày hội của các học sinh. Vào dịp đầu năm học, Sở cũng đã quán triệt các trường học trên địa bàn thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ GD&ĐT về đồng phục, các trường đều không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới để khuyến khích tiết kiệm, không gây sức ép cho gia đình các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hà Nội không để học sinh nào vì không có đồng phục mới mà chưa được đến lớp.

Trước mối lo lắng sĩ số rất đông tại các trường học, TS Lê Ngọc Quang - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định: “Dù sĩ số học sinh tăng, nhưng Hà Nội đã có sự chuẩn bị để bảo đảm đủ các điều kiện cho các học sinh đến lớp, đặc biệt là các cấp học phổ cập. Cơ bản đáp ứng được số lượng trường, lớp phục vụ cho lượng học sinh tăng nhanh. Tuy nhiên, thực tế có việc phân bổ trường, lớp không đều tại các khu vực. Để khắc phục, Sở đã thực hiện và hoàn tất việc rà soát quy hoạch mạng lưới trường học đến tận cấp phường, xã trên toàn địa bàn thành phố. Để kiểm soát sĩ số lớp học, Sở đã áp dụng hạn chế tuyển sinh trái tuyến; bổ sung phòng học và đề xuất tăng giáo viên đứng lớp”.

TPHCM: Sẽ tuyển dụng hơn 5 nghìn giáo viên

Giống như Hà Nội, trong năm học mới này, TP HCM cũng phải giải quyết bài toán sắp xếp chỗ học cho học sinh khi tăng hơn 67.000 học sinh so với năm học trước, tập trung chủ yếu ở các quận vùng ven. Năm học 2018 - 2019, dự kiến toàn thành phố có 1.677.581 học sinh. Trong đó, bậc tiểu học có số lượng học sinh tăng cao nhất với gần 27.000 em, tiếp theo là bậc mầm non với hơn 20.000 trẻ.

Theo giải thích của Sở GD&ĐT TPHCM, số học sinh tăng nhiều ở cấp mầm non và tiểu học, tập trung tại những địa phương đang trong giai đoạn đô thị hóa nhanh, nên tình trạng dân số tăng cơ học cao. Bình quân mỗi năm tăng khoảng 15.000 học sinh không có hộ khẩu tại thành phố. Để chuẩn bị cho năm học mới, thành phố đưa vào sử dụng gần 900 phòng học mới, đảm bảo 100% con em sinh sống trên địa bàn có đủ chỗ học, tuy nhiên áp lực về sĩ số lớp học tại nhiều địa phương vẫn rất cao. Dự kiến, năm nay ngành Giáo dục thành phố sẽ tuyển dụng trên 5.100 giáo viên, nhân viên để bổ sung cho các đơn vị.

Năm học 2018 - 2019, đại diện Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, tập trung các nhiệm vụ trọng tâm gồm xây dựng các trường học có cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ các thiết bị dạy học thiết yếu và hệ thống hạ tầng và thiết bị công nghệ thông tin đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng công tác dạy và học trong trường. Về học sinh, từng bước được học tập và hoạt động cả ngày trong trường, được giảng dạy và học tập bằng những phương pháp tiên tiến, hiện đại của thế giới nhằm phát triển năng lực bản thân một cách toàn diện. Đội ngũ giáo viên đảm bảo đạt các chuẩn nghề nghiệp, có trình độ ngoại ngữ và tin học.

Về tổ chức Lễ khai giảng tại TPHCM, Sở GD&ĐT TPHCM cũng đã có văn bản gửi các đơn vị, trường học về thống nhất tổ chức đồng loạt vào ngày 5/9. Theo yêu cầu của Sở, buổi lễ phải được chuẩn bị kỹ lưỡng trên tinh thần ngắn gọn, súc tích, tiết kiệm, nêu bật được phương hướng phấn đấu của nhà trường trong năm học mới. Đặc biệt, đối với diễn văn khai giảng của Hiệu trưởng phải ngắn gọn, không được báo cáo thành tích. Hiệu trưởng đánh trống khai trường và khen thưởng cá nhân, tập thể. Lồng ghép tổ chức đón học sinh vào các lớp đầu cấp. Nếu có lãnh đạo tham dự, chỉ mời lãnh đạo các cấp đọc thư của Chủ tịch nước nhân ngày khai trường tại buổi lễ. Đối với phần hội, sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian vui tươi, sinh động, lành mạnh.

Nhiều giải pháp thực hiện trong năm học

Mới đây, tại Hội nghị Tổng kết năm học 2017 - 2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018- 2019 ngành GD&ĐT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đã thẳng thắn cho rằng, trong năm học vừa qua vẫn còn những hạn chế như: Tình trạng thiếu trường, lớp ở các khu đô thị, khu công nghiệp. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh còn hạn chế. Tình trạng lạm thu đầu năm học còn diễn ra ở nhiều địa phương. Công tác tổ chức Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 còn một số hạn chế, thiếu sót. “Bước vào năm học 2018-2019, Bộ sẽ quyết liệt phòng chống lạm thu, chấm dứt tình trạng bạo hành trẻ và chấn chỉnh đạo đức, lối sống nhà giáo”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.

Bước vào năm học 2018-2019, Bộ GD&ĐT cũng đã vừa mới ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu của ngành Giáo dục. Theo đó, ngành Giáo dục sẽ tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và thực hiện tốt vệ sinh trường học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.

Các nhiệm vụ chủ yếu được đặt ra như sau: Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; đổi mới giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục; đẩy mạnh giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở giáo dục; hội nhập quốc tế…

Về các giải pháp thực hiện trong năm học mới, theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng: “Sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua 2 dự án Luật sửa đổi, bổ sung; ban hành các văn bản hướng dẫn Luật, cải cách hành chính và đổi mới công tác quản lý; đẩy mạnh việc thực hiện tự chủ trong các cơ sở giáo dục. Tăng cường mạnh mẽ công tác thanh tra, chấn chỉnh các bức xúc trong dư luận xã hội; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo. Ngoài ra, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Hoàn thiện tổ chức thi THPT Quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ”.

Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD&ĐT trong cả nước về việc triển khai một số hoạt động đầu năm học 2018 - 2019. Theo đó, Bộ yêu cầu các Sở chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức hoạt động đón học sinh đầu cấp học; tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đầu cấp nhanh chóng hòa nhập với môi trường học tập và rèn luyện mới. Lễ Khai giảng năm học được tổ chức thống nhất trên cả nước vào buổi sáng ngày 5/9. Chương trình khai giảng ngắn gọn, hướng đến học sinh, đảm bảo trang nghiêm. Đối với cấp học mầm non, tổ chức khai giảng dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những trường hợp không được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại

Những trường hợp không được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Thừa kế luôn là một trong những nội dung được rất nhiều người dân quan tâm. Trong đó, pháp luật cũng quy định rất rõ về các trường hợp sẽ không được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại.

Ngành học đang 'lên ngôi' trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2024 là ngành học nào?

Ngành học đang 'lên ngôi' trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2024 là ngành học nào?

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Ngành Quản lý hàng hải đang trở thành một trong những ngành học 'hot' đối với sĩ tử 2006. Xem ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về ngành học này.

12 ngôi trường THPT 'đỉnh' nhất 12 KHU VỰC ở Hà Nội: Phụ huynh nào cũng mê, học sinh thì phấn đấu đỗ bằng được

12 ngôi trường THPT 'đỉnh' nhất 12 KHU VỰC ở Hà Nội: Phụ huynh nào cũng mê, học sinh thì phấn đấu đỗ bằng được

Giáo dục - 2 giờ trước

Dưới đây là 12 ngôi trường có điểm chuẩn năm 2023 cao nhất ở mỗi khu vực tuyển sinh của Hà Nội.

Dấu tích năm xưa vẫn còn lưu giữ ở đình Viết, nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng tại Nam Định

Dấu tích năm xưa vẫn còn lưu giữ ở đình Viết, nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng tại Nam Định

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Án ngữ cạnh đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, quần thể di tích lịch sử văn hóa tâm linh đình Viết - phủ Viết (xã Yên Chính, huyện Ý Yên, Nam Định) là nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Hoàng hậu Dương Vân Nga còn lưu giữ được những dấu ấn lịch sử.

Lốc xoáy thổi bay mái tôn điểm trường tiểu học lên cành cây

Lốc xoáy thổi bay mái tôn điểm trường tiểu học lên cành cây

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Trận lốc mạnh, diễn ra nhanh thổi bay mái tôn của điểm trường tiểu học lên cành cây, nhiều bản làng thiệt hại nặng nề.

Nữ sinh lớp 6 chấn động não, ho ra máu vì bị 3 nữ sinh khác đánh hội đồng

Nữ sinh lớp 6 chấn động não, ho ra máu vì bị 3 nữ sinh khác đánh hội đồng

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - "Sự việc được học sinh khác học lớp 7 dùng điện thoại quay lại toàn bộ" , mẹ nạn nhân cho hay.

Vụ thiếu nữ bị sát hại chôn xác phi tang sau vườn: Lời khai của gã bạn trai tuổi 15

Vụ thiếu nữ bị sát hại chôn xác phi tang sau vườn: Lời khai của gã bạn trai tuổi 15

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Quá trình đấu tranh, T. khai nhận, ngày 12/4, tại nhà của mình, nghi phạm và bạn gái xảy ra tranh cãi với nhau. Sau đó, nghi phạm đã đánh bạn gái ngất xỉu rồi xiết cổ kéo ra vườn nhà chôn.

Hàng triệu nam giới sẽ mừng thầm khi được hưởng thêm quyền lợi này

Hàng triệu nam giới sẽ mừng thầm khi được hưởng thêm quyền lợi này

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Góp ý cho dự thảo Luật BHXH sửa đổi, nhiều ý kiến cho rằng thời gian nghỉ thai sản của lao động nam cần được xem xét lại theo hướng tăng thêm. Nếu đề xuất được thông qua, lao động nam có thêm điều kiện chăm sóc vợ sau khi sinh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 20/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Mẹ nghẹn ngào khi con nói: 'Con làm gì có ngày nghỉ mà đi chơi'

Mẹ nghẹn ngào khi con nói: 'Con làm gì có ngày nghỉ mà đi chơi'

Giáo dục - 5 giờ trước

Hào hứng nói về lịch nghỉ cuối tuần cả nhà, chị Hường như bị dội gáo nước lạnh khi nhận được câu trả lời của cô con gái lớn: "Con làm gì có ngày nghỉ mà đi chơi".

Top