Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học sinh đánh bạn không ghê tay: Vì đâu nên nỗi?

Thứ năm, 10:05 14/11/2019 | Xã hội

Gần đây liên tiếp xảy ra các vụ học sinh “ra tay” đánh bạn tàn bạo, gây hậu quả nghiêm trọng cho người bị đánh, thậm chí có trường hợp nữ sinh lớp 11 ở TPHCM rơi vào khủng hoảng sau khi bị hai bạn học dùng mũ bảo hiểm tấn công, bị túm tóc, đạp vào người, lột áo...

Do đâu mà các em đánh bạn mình không ghê tay như vậy? Các em không có cảm giác gì khi ra tay đánh bạn tàn bạo hay sao? Bài học “Thương người như thể thương thân” các em còn nhớ hay đã quên?

Đọc tin về các vụ bạo lực học đường, tôi cảm thấy rất băn khoăn. Vì đâu mà một số em trở nên hung hãn đến thế?

Trẻ em vốn giàu tình cảm. Chúng ta dễ thấy các em nhỏ có thể khóc khi thấy một em bé khác bị đau, hoặc thậm chí có em khóc theo khi thấy một em bé khác khóc.

Lớn lên chút nữa, các em có thể nảy sinh tình cảm xót thương những vật nuôi trong nhà, thậm chí cả đồ vật.

“Thần đồng thơ” Trần Đăng Khoa lúc lên 8 tuổi (năm 1966) đã từng nhẹ nhàng đánh thức cây trầu khi trầu đã đi ngủ, để xin vài lá trầu cho người bà vừa mới đến chơi. “Trầu ơi, hãy tỉnh lại / Mở mắt xanh ra nào / Lá nào muốn cho tao / Thì mày chìa ra nhé / Tay tao hái rất nhẹ / Không làm mày đau đâu...” - chú bé ấy đã làm bài thơ “Đánh thức trầu” khi sợ cây trầu đau khi bị hái lá.

 Học sinh đánh bạn không ghê tay: Vì đâu nên nỗi?  - Ảnh 1.

Trẻ em vốn giàu tình cảm (ảnh minh họa)

Mới đây, tôi đọc được trên Facebook một cô bạn đồng nghiệp kể cậu con trai tuổi mẫu giáo xin mẹ hộp bìa làm “mộ” cho đôi dép bị rách do kẹt vào nan hoa xe đạp. Cậu bé cất hộp bìa gọn gàng vào một góc, nhất định không cho mẹ vứt vì “sợ bạn dép buồn”.

Nhưng biểu hiện này của trẻ em được gọi các nhà tâm lý học gọi là sự đồng cảm - khả năng hoàn toàn đặt mình vào hoàn cảnh của một người khác để thấu hiểu thực sự điều người đó đang trải qua, để thực sự ở trong trải nghiệm đó.

Nếu trẻ em ngay từ lúc sơ sinh đã biết đồng cảm với người khác, vậy tại sao khi lớn lên có những em lại trở nên hung hãn, đánh bạn không ghê tay như vậy?

Thực ra, trẻ nhỏ có thể đánh nhau, kể cả anh chị em trong nhà vẫn đánh nhau. Đó không phải là biểu hiện đáng lo ngại. Theo nhà giáo dục Nhật Bản Nobuyoshi Hirai, trẻ thích chơi với bạn bè, nhưng do ý thức mạnh mẽ về cái tôi của mình nên trẻ cũng “tích cực” xích mích với bạn. Qua nhiều lần xích mích với nhau, trẻ biết thông cảm hơn với cảm xúc của đối phương, từ đó tự tìm cách để hạn chế xích mích. Chính sau mỗi lần xích mích, trẻ lại biết điều chỉnh bản thân để có thể chơi hòa đồng hơn với bạn.

Tuy vậy, việc các em học sinh cấp 2, cấp 3 đánh bạn tàn bạo thì lại là việc đáng giật mình. Theo nhiều nhà tâm lý, trẻ thích sử dụng bạo lực thường là những trẻ thiếu tình yêu thương. Nếu thiếu tình yêu thương, trẻ sẽ không thể thấu hiểu được người khác cũng như ít khi có cảm giác hối hận khi làm tổn thương người xung quanh. Một đặc điểm phổ biến của những đứa trẻ thiếu sự gắn bó chặt chẽ với những người lớn quan trọng đối với chúng là sẽ không phát triển được khả năng thấu cảm (năng lực đặt mình vào địa vị người khác và thấu hiểu cảm xúc của họ).

 Học sinh đánh bạn không ghê tay: Vì đâu nên nỗi?  - Ảnh 2.

Nữ sinh lớp 11, Trường THPT Phạm Ngũ Lão (quận Gò Vấp, TPHCM) bị hai bạn nữ cùng trường dùng mũ bảo hiểm tấn công, lại còn bị túm tóc, đạp vào người, lột áo.

Thiếu hụt sự đồng cảm thậm chí còn có thể là biểu hiện mầm mống của kẻ tội phạm. Theo nhà tâm lý học Daniel Goleman, thủ phạm của những tội ác bỉ ổi đều hoàn toàn không có sự đồng cảm. Việc chúng không thể cảm nhận được nỗi đau khổ của các nạn nhân cho phép chúng tự dối mình để biện minh cho tội ác của chúng.

Xét như vậy, không có gì khó hiểu khi phần lớn thủ phạm các vụ bạo lực học đường là những em học sinh sống xa cách bố mẹ (do bố mẹ ly dị, làm ăn xa… nên các em ở cùng ông bà hoặc người họ hàng, những người này không yêu thương sát sao các em được nhiều như bố mẹ); hoặc các em vẫn sống cùng bố mẹ nhưng bố mẹ các em bận mưu sinh nên dành rất ít thời gian cho con. Xa cách bố mẹ, thiếu thốn tình yêu thương đã khiến các em không phát triển được khả năng đồng cảm, nên nếu có mâu thuẫn với bạn và dẫn đến đánh nhau thì các em đánh bạn không chùn tay.

Với nhịp sống hối hả hiện nay, ngày càng có nhiều trẻ em thiếu thốn tình yêu thương của bố mẹ, người thân, và hệ lụy của việc này không phải là chuyện nhỏ.

Theo Nguyên Chi/Dân Trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Thủ đô có phải hứng chịu những cơn mưa như trút nước về chiều tối?

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Thủ đô có phải hứng chịu những cơn mưa như trút nước về chiều tối?

Đời sống - 51 phút trước

GĐXH - Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới cho thấy, Thủ đô ban ngày trời có nắng, chiều tối tiếp tục có mưa dông rải rác, có ngày có mưa to. Cần đề phòng các hiện tượng thời tiết tiêu cực đi kèm.

Dự án nhà ở xã hội quy mô 1.100 căn ở Nam Định mới được khởi công có gì đặc biệt?

Dự án nhà ở xã hội quy mô 1.100 căn ở Nam Định mới được khởi công có gì đặc biệt?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/5, UBND tỉnh tổ chức lễ khởi công dự án nhà ở xã hội Bãi Viên thuộc phường Mỹ Xá, TP Nam Định.

5 con giáp tài lộc như mưa, thu nhập nhảy vọt khi vào hè

5 con giáp tài lộc như mưa, thu nhập nhảy vọt khi vào hè

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Mùa hè này có 5 con giáp đột phá, sự nghiệp hanh thông, tiền bạc rủng rỉnh, không còn lo túng thiếu.

Hà Nội: Để bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, tài xế và chủ phương tiện bị phạt hơn 40 triệu đồng

Hà Nội: Để bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, tài xế và chủ phương tiện bị phạt hơn 40 triệu đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - CSGT Hà Nội đã lập biên bản, xử phạt hơn 40 triệu đồng với tài xế ô tô và chủ phương tiện chở bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, gây mất an toàn giao thông.

Cận cảnh bàn chân Đức Phật 'khổng lồ' ở chùa Tam Chúc thu hút người dân

Cận cảnh bàn chân Đức Phật 'khổng lồ' ở chùa Tam Chúc thu hút người dân

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Bàn chân Đức Phật được chế tác bằng đá xanh tự nhiên tại chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử, người dân và du khách thập phương tìm đến trong những ngày diễn ra lễ chiêm bái xá lợi Đức Phật.

Sinh viên ngành sư phạm nhận tin vui, được hưởng quyền lợi đặc biệt này nếu tham gia tuyển sinh đại học 2025

Sinh viên ngành sư phạm nhận tin vui, được hưởng quyền lợi đặc biệt này nếu tham gia tuyển sinh đại học 2025

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Theo quy định của Nghị định 116/2020/NĐ-CP, sinh viên ngành sư phạm sẽ được hỗ trợ tiền đóng học phí tương ứng với mức thu học phí của cơ sở giáo dục mà họ theo học.

Hàng triệu người dân sẽ mừng như 'mở cờ trong bụng' khi biết thông tin chính thức này bắt đầu từ tháng 6

Hàng triệu người dân sẽ mừng như 'mở cờ trong bụng' khi biết thông tin chính thức này bắt đầu từ tháng 6

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Trước làn sóng gia tăng các vụ lừa đảo qua mạng, Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp mạnh tay nhằm chấn chỉnh việc sử dụng SIM rác và tài khoản ngân hàng không chính chủ. Đây là hai “cánh tay đắc lực” tiếp tay cho tội phạm công nghệ cao.

Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường ở Nam Định chính thức khánh thành

Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường ở Nam Định chính thức khánh thành

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường mang biểu tượng của Nam Định chính thức khánh thành, đưa vào sử dụng, góp phần hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông của tỉnh này.

Ô tô bất ngờ bốc cháy khi lưu thông đến trước bến xe ở Huế

Ô tô bất ngờ bốc cháy khi lưu thông đến trước bến xe ở Huế

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Ô tô con khi lưu thông đến trước bến xe Nguyễn Hoàng (TP Huế) bất ngờ bốc cháy. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ nhanh chóng có mặt để khống chế.

Bắc Giang: Bắt chủ cơ sở bán 60 tấn giá đỗ ngâm chất tăng trưởng

Bắc Giang: Bắt chủ cơ sở bán 60 tấn giá đỗ ngâm chất tăng trưởng

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Sử dụng chất kích thích tăng trưởng 6-Benzylaminopurine (chất kích thích tăng trưởng tế bào) để sản xuất giá đỗ, một chủ cơ sở ở tỉnh Bắc Giang bị cơ quan công an bắt giữ.

Top